Mỹ Trúng Mối Bán Vũ Khí
Vi Anh
image.png
Thời TT Trump, Mỹ trúng mối bán vũ khí tiền vô như nước. Kinh tế Mỹ phát triển, thương mại gia tăng, nhưng không có ngành nào bán nhiều, lời nhiều như ngành sản xuất, mua bán vũ khí. Kỹ nghệ sản xuất, mua bán vũ khí cũng giúp cho một số không nhỏ người Mỹ có tiền thêm, tiêu thụ mạnh, làm kinh tế tăng, thất nghiệp giảm.

Những con số của chánh quyền Mỹ và các cơ quan quốc tế nói lên điều ấy. Thương vụ bán vũ khí ấy hiện ở mức kỷ lục 700 tỷ USD. Tập đoàn Boeing doanh thu từ 98 - 100 tỷ USD trong năm 2018, nhờ vào các hợp đồng của Bộ Quốc phòng. Tập đoàn Northrop Grumman, sản xuất vũ khí lớn thứ 5 của Mỹ, 30 tỷ USD. Tập đoàn Lockheed Martin nâng tăng trưởng lên thêm 5% - 6% vào năm 2019. Lockheed Martin, Boeing, General Dynamics, Raytheon và Northrop Grumman đua nhau mua lại một số công ty nhỏ hơn.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8-11-2018 công bố  thương vụ  bán vũ khí của Mỹ cho các chính phủ ngoại quốc đã tăng 33% trong tài khóa 2018 (kết thúc vào ngày 30-9 vừa qua), đạt 55,6 tỷ USD so với 41,93 tỷ USD trong tài khóa 2017. Doanh số trên góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Mỹ được cấp phép, bao gồm các thương vụ cấp chính phủ và bán hàng trực tiếp, tăng 13% đạt 192,3 tỷ USD trong năm 2018. Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí nói trên là nhờ chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ tháng 4/2018, trong đó gắn việc buôn bán vũ khí thông thường của Mỹ với các lợi ích an ninh kinh tế và quốc gia.

Thương vụ tăng như diều gặp gió, tiền vào đếm không kịp trong thương vụ vũ khí sau khi  chánh quyền Trump nới lỏng những quy định về việc bán hàng hóa, đồng thời yêu cầu các quan chức Mỹ thể hiện trách nhiệm lớn trong việc thúc đẩy kinh doanh tại nước ngoài đối với ngành kỹ nghệ vũ khí của Mỹ. Một số quan chức Chính phủ Mỹ cho biết, TT Trump muốn biến nước Mỹ, vốn đã có ưu thế vượt trội trong buôn bán vũ khí toàn cầu, trở thành một nước xuất cảng vũ khí lớn hơn nữa trên thế giới.

Theo thông lệ và tập tục các chính phủ nước ngoài mua vũ khí từ các công ty Mỹ phải qua hai cửa. Cả hai cửa này đều đòi hỏi Chính phủ Mỹ thông qua. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa qua đã cho công bố tóm tắt chính sách Chuyển giao vũ khí thông thường mới (CAT), trong đó nhấn mạnh đến ưu tiên cạnh tranh chiến lược và kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, mua bán vũ khí.

Cụ thể, Bộ Ngoại giao sẽ đẩy nhanh việc cập nhật danh sách hạn chế. Quy định về buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) của Mỹ, chuyển danh mục danh sách đạn dược thuộc ITAR sang lĩnh vực của Bộ Thương mại quản lý, cho phép bán vũ khí nhanh hơn thông qua quy trình bán hàng thương mại trực tiếp. Bộ này cũng đang lên kế hoạch tăng số lượng nhân viên giải quyết các vấn đề về xuất cảng vũ khí để giải quyết tình trạng khiếu nại kéo dài của Cục Các Vấn Đề Về Chính Trị - Quân Sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ về việc thiếu nhân sự để giải quyết việc bán vũ khí cho ngoại quốc.

Mới đây, dư luận quốc tế cũng lo lắng dõi theo việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng nguyên tử tầm trung (INF). Tuy Toà Bạch Ốc vẫn chưa xé bỏ hiệp ước này, nhưng quân đội Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc cạnh tranh hoả tiễn đạn đạo trong tương lai. Lục quân Mỹ đã đề cập đến kế hoạch phát triển sau khi rút khỏi INF trong lộ trình hiện đại hóa lực lượng này. Một số chuyên gia của Mỹ cho rằng, nếu Mỹ rút khỏi INF thì nhịp độ và cơ hội sử dụng vũ khí nguyên tử của các cường quốc nguyên tử như Mỹ, Nga… sẽ tăng vọt.

Cuộc chạy đua này, nếu xảy ra, sẽ tiếp tục là “bầu sữa” nuôi các tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ. Dennis Muilenburg, Giám đốc điều hành của Boeing, đã từng nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng, ngày càng nhiều các chỉ dấu về việc chi tiêu quốc phòng của Mỹ sẽ duy trì sự ổn định trong dài hạn”.

Trước đó, một trong những chính sách nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất cảng vũ khí được Chính phủ Mỹ phát huy, đó là áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia ký kết hợp đồng lớn mua bán vũ khí với Nga được nêu trong luật Chống Những Đối Thủ Của Mỹ Thông Qua Trừng Phạt (CAATSA).

Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm, trong giai đoạn 2013 - 2017, Mỹ và Nga giữ vị trí hàng đầu trong lãnh vực xuất cảng vũ khí. Trong tổng kim ngạch xuất cảng vũ khí toàn cầu, Mỹ chiếm 34%, Nga là 22%.

Chuyên gia Konstantin Makienko, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, nhận định việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt với cái cớ Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và Syria, thực chất là để Mỹ đẩy Nga ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế và thực hiện một số toan tính khác chống lại Nga. Cạnh tranh gay gắt giữa Moscow và Washington thể hiện rõ nhất trên các thị trường đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Thị phần lớn của Nga ở thị trường vũ khí trong khu vực này (45% - 50%) làm Mỹ khó chịu.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, những chính sách giúp ngành kỹ nghệ quốc phòng của Chính phủ Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua. Đơn cử, liên quan đến mối quan hệ với Saudi Arabia sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại, Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu ủng hộ đạo luật ngăn chặn các thương vụ buôn bán vũ khí với Riyadh. Dù xem Saudi Arabia là đối trọng với tầm ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, nhưng nhiều ý kiến của đảng Dân chủ cho rằng, Washington cần đòi hỏi nhiều hơn từ Riyadh.

Điều này thực sự khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều tập đoàn sản xuất vũ khí của nước này lo ngại. Năm 2017, Mỹ và Saudi Arabia đã ký thỏa thuận vũ khí trị giá 110 tỷ USD. TT Trump lo, nếu việc ngừng bán vũ khí cho Riyadh do vụ nhà báo Khashoggi thành hiện thực, quốc gia vùng Vịnh này có thể chuyển sang mua thiết bị quân sự từ Nga và Trung Quốc.

Còn VNCS, chính TT Trump chào mời VNCS mua vũ khí đến dự hội nghị ở Đà nẵng và ra thăm Hà nội. Tin  VOA ngày  01/08/2018 “Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla. Còn một nhà nghiên cứu bình luận với BBC tiếng Việt rằng việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ trị giá gần trăm triệu đôla "là bước tiếp cận đầu tiên" và "mang tính chất phòng thủ"../.

Comments

Popular posts from this blog