Posts

Showing posts from March 20, 2019
Image
Wednesday, March 20, 2019 Chết Sang Hay Chết Rẻ Tiền - Nguyễn Hữu Chi Bài viết này đã được phổ biến nhiều lần . Nhưng đọc lại vẫn thấy hay và thấm thía . Nếu không nhiều thời giờ cũng ráng nên đọc các đoạn cuối . Ðời này ai dại , ai khôn ?  Sống mặc áo rách , chết chôn áo lành . Ðược tin ông bạn già bất thình lình  ra đi  , tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt . Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp , bình thản nằm đó . Tôi mừng thầm cho ông bạn đã  ra đi  1 cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành . Sau đó , trên đường lái xe về nhà , tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi . Dù sao năm nay tôi đã trên 70 tuổi đầu rồi . Theo thống kê ở Canada , người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép  ngao du vùng tiên cảnh  . Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa . Vì thế , tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác hoạ ngay 1  chương trình ngũ niên  cho tôi , kẻo lúc  ra đi  lại tiếc
Image
Đưa Bắc Kinh vào khuôn khổ,  Tổng thống Trump thắng lớn về chính sách với Trung Quốc Tóm tắt bài viết Chính sách thương mại của ông Trump đối với Trung Quốc đang mang lại thành công lớn, bất chấp những chỉ trích từ các nhà kinh tế học và giới truyền thông rằng chính sách cứng rắn này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Những khẳng định của ông Trump về những hành động phi pháp của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, là không thể chối cãi. Trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại và bắt đầu suy thoái. Ông Greg Autry, tác giả cuốn sách ‘Chết bởi Trung Quốc’, cho rằng chính sách cứng rắn của Mỹ cần được duy trì cho đến khi Trung Quốc thực sự thay đổi hành vi, không còn ép buộc liên doanh, và ngừng ngay các chương trình gián điệp mạng rộng lớn, do nhà nước điều hành. Chính sách của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là một thắng lợi lớn, đang buộc Bắc Kinh phải khuất phụ
Image
Tại sao Nhật Bản  bị ám ảnh bởi việc đến đúng giờ? Tháng trước, phe đối lập ở Nhật Bản đã tổ chức một cuộc biểu tình kéo dài 5 giờ để lên án ông Yoshitaka Sakurada, bộ trưởng thế vận hội quốc gia do ông này đến muộn 3 phút trong một cuộc họp quốc hội. Mấy ngày sau, ông Sakurada đã phải nói lời xin lỗi. Năm 2018, một chuyến tàu của tuyến đường sắt JR-West đã khởi hành sớm 25 giây, khiến nhiều người chỉ trích và hãng đường sắt đã phải lên tiếng xin lỗi. Vụ việc được đưa tin rộng rãi ở Nhật Bản và bị coi là một sai lầm lớn của công ty đường sắt JR-West. “Sự bất tiện mà chúng tôi gây ra cho khách hàng của mình thật sự là không thể tha thứ được”, công ty cho biết. Ngay từ nhỏ, người Nhật đã được dạy là cần phải đúng giờ. “Cha mẹ tôi luôn nói với tôi rằng điều quan trọng là đừng đến muộn, hãy nghĩ về những người mà vì con đến muộn họ sẽ gặp phiền phức, thậm chí con chỉ chậm một chút so với lịch trình và điều đó đã khắc sâu trong tôi”, Issei Izawa, 19 tuổi, sinh viên đại học
Image
Các cường quốc trong chiến tranh Việt Nam Trần Gia Phụng Trong chiến tranh 1954-1975, Liên Xô và Trung Cộng là hai nước viện trợ chính cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), và Hoa Kỳ là nước viện trợ chính cho Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1955 ở Nam Việt Nam (NVN). Các cường quốc đến giúp Bắc và Nam Việt Nam đều có những tính toán riêng của mỗi nước. LIÊN XÔ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM Sau khi cướp chính quyền năm 1917, đảng Cộng Sản (CS) Nga do Vladimir Lenin lãnh đạo, thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) (The Third International) tại Moscow năm 1919, gọi là Communist International hay COMINTERN. Trong đại hội kỳ 2 ĐTQTCS từ 24-7 đến 7-8-1920, Vladimir Lenin công bố bản “Sơ thảo lần thứ nhứt luận cương về vấn đề Dân tộc và Thuộc địa” (Draft Thesis on the National and Colonial Questions), thường được gọi là bản luận cương của Lenin, theo đó Lenin nêu cao quyền dân tộc tự quyết, kêu gọi các nước bị đô hộ (các