Posts

Showing posts from June 1, 2018
Image
“Vi hậu bấ t như vi xương cánh lạc thú”   Việc thân nữ nhi phải chọn lầu xanh làm nơi kiếm sống thường là vì hoàn cảnh mà phải lăn lộn nơi nhơ nhuốc. Thế nhưng sử sách đã ghi lại chuyện hy hữu về 2 vị Hoàng Thái Hậu và Hoàng Hậu đã từ bỏ danh hiệu để làm kỹ nữ chốn lầu xanh. Hồ Hoàng hậu và đam mê dục vọng nơi cung cấm Sử sách không ghi lại rõ tên thật của Hồ hoàng hậu, chỉ biết nguyên quán của bà ở quận An Định, tỉnh Cam Túc. Nhờ sắc đẹp trời ban, Hồ thị trở thành vương phi và sau đó tới năm 561, bà được phong làm Hoàng hậu, con trai Cao Vỹ của bà làm Hoàng tử. Tuy thân là Hoàng Hậu nhưng Hồ Thị lại không được Hoàng đế Võ Thành Cao Thậm quan tâm mà người ông sủng ái hết mực lại là một quý phi tên Lý Tổ Nga. Ngày ngày, Võ Thành Đế thường ngủ qua đêm trong cung Chiêu Tín cùng Lý Tổ Nga còn Hồ Hoàng hậu lại lẻ bóng cô đơn một mình. Song Hồ Hoàng hậu cũng không chịu cảnh "chăn đơn gối chiếc" đó mà đã tìm cách dan díu với chính đại thần thân cận nhất của Vũ Thành Đế
Image
Ứng dụng âm nhạc trong điều trị Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc Đại học Bochum (Đức) cho rằng nghe nhạc hòa tấu có thể giúp giảm huyết áp và nhịp tim. Theo đó, 120 người tình nguyện tham gia thử nghiệm về ảnh hưởng của các dòng nhạc trên sức khỏe. Họ được phân ngẫu nhiên nghe nhạc hòa tấu, nhạc pop hoặc ngồi lặng yên không nghe gì trong 60 phút. Huyết áp, nhịp tim và nồng độ cortisol trong máu được đo trước và sau khi nghe. Kết quả cho thấy người nghe dòng nhạc hòa tấu cổ điển như Mozart hay Strauss giảm huyết áp và nhịp tim đáng kể so với hai nhóm còn lại. Đồng thời nồng độ cortisol máu đều giảm ở người có nghe nhạc so với người không nghe. Đây là loại nội tiết giữ vai trò quan trọng giúp chuyển hóa các chất và đối phó với stress, nồng độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt”. Mẩu tin trên do bác sĩ Huỳnh Huy Khiêm dịch, in báo  Tuổi trẻ  số 167/2016 ra ngày 23/6/2016. Tôi chép lại nguyên văn. Tác dụng của âm nhạc đối với sức khỏe trên thế giới xưa nay đã được n
Image
Chân dung nhà thơ Tú Kếu trên bìa báo Khởi Hành. (Hình: Viên Linh) – Bằng hữu và độc giả thường biết Tú Kếu tên thật là Trần Đức Uyển, thực ra không phải. Tên thật ông là Nguyễn Huy Nhiên, còn Trần Đức Uyển, hay Hoàng Bình Sơn chỉ là những bút hiệu ông dùng trong khi làm những bài thơ không châm biếm. Tú Kếu sinh năm 1937 tại Sơn Tây, dạy học trước khi bước vào làng báo. Tring làng báo Sài Gòn trước năm 1975, Tú Kếu nổi tiếng với những bài thơ trào phúng, đùa cợt, chỉ trích và đả kích các thói hư tật xấu trong xã hội, nhất là trong chính quyền. Ông chọn Bút hiệu Tú Kếu vì muốn nối theo dòng thơ Tú Xương, Tú Mỡ. Ông lập gia đình với con gái một người bạn, và đó là gia đình đầm ấm ông sống cho tới cuối đời, ở Sài Gòn và Lâm Đồng. Sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, ông bị bắt đưa ra tòa, bị lên án 18 năm tù. Dĩ nhiên cũng vì những bài thơ  của ông chế nhạo chế độ mới. Ở tù được trên mười năm thì Tú Kếu được thả về, có lẽ vì căn bệnh mất trí nhớ (bệnh Alzheimer) bắt đầu tác hại.