Posts

Showing posts from January 11, 2019
Image
Tiểu Tử ông là ai? Nguyễn Ngọc Chính          Nếu bạn là người thích đọc những cây bút người miền Nam trước 1975 như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên của một thời đã qua… chúng ta vẫn còn bắt gặp một nhà văn đương thời với bút hiệu Tiểu Tử, nối tiếp thế hệ những nhà văn miền Nam.             Tuy “đương thời” nhưng Tiểu Tử năm nay đã gần 90, cái tuổi  “gần đất, xa trời”  nhưng vẫn còn sáng tác (từ nước ngoài) những truyện ngắn  “rặc chất Nam bộ”.  Ông sinh năm 1930 tại Gò Dầu, Tây Ninh,  tên thật Võ Hoài Nam , con của Giáo sư Võ Thành Cứ, dạy tại trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn.            Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Marseille (Pháp) năm 1955, về nước và cũng dạy tại trường Pétrus Ký, niên khóa 1955-1956. Cuối năm 1956, ông vào làm việc tại hãng xăng Shell Việt Nam cho đến ngày Sài Gòn đổi chủ.            Năm 1979, ông vượt biên và định cư tại Pháp. Sau đó, ông làm cho công ty Đường Mía tại Côte d’Ivoire, Phi Châu, từ 1979 đến 1982. Ô
Image
tôi là… người khác Trần Doãn Nho Tất cả những di dân từ mọi phương trời, khi đến Mỹ, đều lần lượt được đổ vào cái được gọi là “The Melting Pot”, một nồi nấu hỗn hợp để, sau một thời gian “đun sôi”, trở thành một công dân mới.  Nhóm chữ “The Melting Pot”, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18, là ẩn dụ ám chỉ những thành phần khác nhau “hòa tan vào nhau” (melting together) trong một toàn thể hòa hợp (harmonious whole). Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, ẩn dụ này mới được sử dụng một cách phổ biến để diễn tả ý niệm đó (hòa tan văn hóa và chủng tộc) trong một vở kịch có cùng tên do Israel Zangwill (1864-1926) sáng tác và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1908 ở New York. Dựa trên câu chuyện tình Romeo và Juliet của Willian Shakespeare, vở kịch kể mối tình trắc trở của một di dân Do Thái từ Nga với một cô gái Nga theo Chính Thống Giáo Hy Lạp. Họ vượt qua những trở ngại về chủng tộc và tôn giáo để cuối cùng được sống hạnh phúc với nhau. Vì thế, theo tác giả, “Hoa Kỳ là Thử Thách