Posts

Showing posts from December 16, 2017
TUỒNG BỊP MỚI: ĐÒI LẠI TÀI SẢN Ở VIỆT NAM Từ gần hai chục năm trước trong thời gian làm báo có một số độc giả hỏi chúng tôi về việc “Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” có thể đòi lại tài sản ở Việt Nam được hay không?. Sau khi tham khảo  nhiều trường hợp của bạn bè trong đó có cả trường hợp của gia đình chúng tôi khi còn ở Việt Nam. Câu trả lời là đòi được nhưng đòi làm gì cho tốn thời gian, tốn công, tốn tiền vô ích. Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay đã nhiều lần làm mới, thay đổi, bổ sung, điều chỉnh "Luật Đất Đai" để đáp ứng yêu cầu ổn định xã hội, đáp ứng yêu cầu  tiến bộ để hội nhập với cộng đồng thế giới nhưng nói đến chuyện đòi lại tài sản ngày xưa thì đúng là chuyện “mò trăng đáy nước, tìm chim lưng trời”. Thực tế cho thấy, từ nhiều năm về trước có rất nhiều người tỵ nạn kinh tế chịu khó, chí thú làm việc đã xây dựng được đời sống gia đình ổn định ở những quốc gia tạm dung, tích lũy được tiền bạc, quay về Việt Nam đòi lại tài sản để tạo dựng cơ sở k
Nghĩ vụn bên cốc cà phê sáng: SỬA …SAI . Nguyễn Hữu Nghĩa Mấy hôm nay trên Internet có vụ bàn cãi về văn tự khá thú vị: “sử dụng” hay “xử dụng”, khi nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Virginia) lấy ưu thế của nhà xuất bản, sửa chữ “sử dụng” của một tác giả gửi sách tới nhờ in thành ra “xử dụng”, theo “chỉ tiêu” (tiêu chuẩn) của họ. Đối với tôi, đây là một biến cố văn học, tuy rằng nhỏ (giữa một tác giả và một nhà xuất bản), nhưng thuộc về nguyên tắc, và liên quan tới một nền văn học đang chết già ở hải ngoại sau gần nửa thế kỷ mất nước. Sửa như vậy đúng là “sửa …sai”, nghĩa là sửa cho sai, không phải “sửa lại cho đúng”. Tôi kèm dưới đây bài viết của học giả Trần Văn Tích, trong đó có trích đầy đủ phần biện dẫn của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương để người đọc theo dõi quan niệm của cả hai khuynh hướng “sử dụng” và “xử dụng”. Riêng tôi, tôi hiểu: Sử  史   là họ Sử, là sử (sử ký), sử học, quan chép sử (sử quan), sử gia (nhà chép sử), sử liệu (tài liệu l