Posts

Showing posts from May 9, 2018
TẠP CHÍ XÃ HỘI Pháp :   170 năm sắc lệnh bãi nô Ngày 27/04/1848, cách nay tròn 170 năm, chính phủ Pháp, dưới nền Đệ Nhị Cộng Hòa, đã ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ tại Pháp và các thuộc địa của nước này,  « chấ m dứt ngh ịch lý »  về sự tồn tại chế độ nô lệ vô nhân đạo tại một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có tuyên ngôn nhân quyền. Thực ra, năm 1848 không phải là lần đầu tiên chính quyền Pháp ban hành sắc lệnh bãi nô. Trong giai đoạn Cách Mạng Tư Sản Pháp, dựa trên ý tưởng của các dân biểu Dufray và Danton, chính quyền Cách Mạng vào năm 1794 lần đầu tiên ban hành quy định cấm buôn người và bãi bỏ chế độ nô lệ tại Pháp và thuộc địa. Nhưng chỉ sau 8 năm giải phóng nô lệ, tới năm 1802, hoàng đế Napoléon Bonaparte lại khôi phục chế độ nô lệ. Trong suốt gần 50 năm sau đó, nhờ có nhiều chiến dịch chống nạn buôn người, nhiều phong trào đòi bãi nô, dân chúng Pháp dần thống nhất ủng hộ việc giải phóng nô lệ. Một trong những người đấu tranh mạnh mẽ nhất để b
Image
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ :Sống từ đâu đến – Chết đi về đâu? K iếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạng dài hay ngắn,  nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn nào cũng nhiều phấn đấu, tranh đua, lo âu và phiền não. Ngoại trừ thời gian mới lọt lòng Mẹ, đứa bé chưa biết suy nghĩ, chưa biết phán đoán. Chỉ cười khóc theo bản năng đòi hỏi của cơ thể, và em bé thường được Cha Mẹ đáp ứng đầy đủ. Giai đoạn kế, nếu may mắn được sinh trong gia đình khá giả các em được cắp sách đến trường. Nếu không may sinh ra trong gia cảnh nghèo nàn, khó khăn, dù còn rất nhỏ, ngoài giờ học ở trường các em vẫn phải bươn chải ra ngoài xã hội kiếm sống phụ với gia đình. Đó là chưa nói có rất nhiều em phải nghỉ học nửa chừng hoặc không được đến trường vì Cha Mẹ không có khả năng tài chánh. Thời gian này nỗi khổ đã hiện diện trong cuộc đời của người trẻ dù được sanh trong gia đình giàu hay nghèo. Tiếp theo tạm gọi là giai đoạn của người lớn, lập gia đình, sinh con đ
Image
RICHARD PIPES :Chủ nghĩa cộng sản “…Chủ nghĩa này đã thất bại hoàn toàn, ngay cả những người cộng sản thời hậu Xô Viết ở Nga cũng như ở nhiều nước khác, trong các chiến dịch tranh cử, đã phải thay nó bằng cương lĩnh dân chủ xã hội pha trộn thêm với màu sắc dân tộc chủ nghĩa…” Điều làm người ta phấn chấn nhất trong chế độ Xô Viết là sự sụp đổ của nó. Nếu nó thành công… thì tôi đã biết rằng mức độ chịu đựng khủng bố và nô lệ của con người là vô giới hạn.   Malcolm Muggeridge [1] Lời nói đầu Đây là cuốn sách nhập môn và đồng thời cũng là lời ai điếu cho chủ nghĩa cộng sản. Vì rõ ràng rằng, nếu một lúc nào đó trong tương lai, việc tìm kiếm một sự bình đẳng hoàn toàn - một tư tưởng có từ thời cổ đại, từng thúc đẩy các chiến sĩ đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản không tưởng - có được tái tục thì cơ sở của những sự tìm kiếm như thế sẽ không phải là chủ nghĩa Marx-Lenin nữa. Chủ nghĩa này đã thất bại hoàn toàn, ngay cả những người cộng sản thời hậu Xô Viết ở Nga cũng như ở nhiều nước