Posts

Showing posts from March 9, 2018
Image
Chân Dung Một Đại Tá Tỉnh Trưởng Lời tác giả Nhân vật trong bài và các sự việc được mô tả tuy có dựa vào những việc mà nhiều người cũng hay biết trong những ngày tháng cũ trước năm 1975 nhưng dù sao đây vẫn là sản phẩm của hư cấu. Tác giả khi viết truyện này chỉ muốn nhắc lại một nỗi buồn (và cả nhức nhối nữa) khó quên của quá khứ, mặc dù đã bị lớp bụi thời gian bao phủ, thế thôi, chứ không phải để bêu riếu, bôi bẩn. Vậy xin nói cho rõ. Xin thưa ngay với quý độc giả, quan cựu đại tá tỉnh trưởng này không thuộc thành phần tỵ nạn cộng sản như chúng ta. Quan rời khỏi nước trước năm 1975 để đi nhận nhiệm vụ mới ở nước ngoài. Sau khi nước mất, quan mất luôn chức vụ và địa vị trở thành người lưu vong, chứ không phải dân tỵ nạn. Vì thế quan cũng không thuộc thành phần "quân đào ngũ" bỏ chạy trước khi cộng sản vào Saigon. Quan cũng không phải mắc tội làm "chỉnh lý" hay tranh chấp quyền hành thua bị phe thắng đầy đi ngoại quốc sống đời lưu vong như các ông tướng
LẬT LẠI VỤ ÁN XỬ TỬ MẤY NGÀN SĨ QUAN VIỆT MINH Năm nay Tổng thống Trump quyết định cho giải mật những tài liệu về những ngày cuối cùng của Tổng thống Kennedy, trong đó cũng có đưa ra ánh sáng vụ giết oan gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Người Việt giờ đây mới nhao nhao lên tiếng bênh vực Ngô Đình Diệm trong khi trước đây cũng chính người Việt tin vào [sự] bịa đặt của CIA mà nguyền rủa gia đình họ Ngô không tiếc lời. Trong khi đó lịch sử Việt Nam còn một vụ án oan khác mà người Việt cố tình nhém đi sau khi Trung Cộng cho giải mật hồ sơ Cố vấn Trung Cộng chỉ huy Quân đội CSVN từ 1950 đến 1954. Mà trong đó có vụ giết hết những sĩ quan trí thức trong quân đội Việt Minh. Vụ án này đã được đại Tá Phạm Quế Dương và Đại tá Thanh Tịnh nêu ra từ năm 1988 nhưng bị nhém đi sau Hiệp ước Thành Đô 1990. Thành lập “Quân đội Nhân dân” Sau hồi ký của Bí thư Trung ương ĐCSVN Hoàng Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ra hồi ký “ Đường Tới Điện Biên Phủ ”. Ngay trong những trang đầu Tướng Giáp ghi rõ một
Image
Bối Nguyễn thị Cỏ May Bối , ngày nay chắc còn rất ít người hiều nghĩa . Mà phải dân Nam kỳ đặc sệt của 2 huyện, ở vùng Bình Điền, Chợ Đệm, Chợ Gạo, Gò Đen, …thuộc tỉnh Chợ lớn trước năm 1950 mới hiểu . Nhơn đây, tưởng cũng nên nhắc qua «Tỉnh Chợ Lớn» . Dưới thời Quốc gia Việt nam (État du Việt nam) do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng, thì Sài gòn - Chợ lớn sáp nhập lại làm Région Sài gòn-Chợ lớn, sau đó, bỏ tỉnh Chợ lớn, phần lãnh thổ ngoài Sai gòn-Chợ lớn, như Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, …ghép vào tỉnh Gia định, các Quận  ở xa như Cần giuôc, Cần đước, …thuộc tỉnh Long An . Sài gòn trở thành thủ đô Việt nam thống nhứt bao gồm cả phần Chợ-lớn từ đường Nguyễn Biểu, dốc cầu chữ Y, chạy dài tới đường Nguyễn Trải . Tiếng « Bối » có nghĩa là « người ăn cắp đồ đạt, của cải ở ghe thuyền đậu trên sông rạch vùng Chợ lớn ngày xưa, trước 1945 » . Và Bối nổi tiếng nhờ tài «chôm» xuất sắc, có một không hai, đồ đạt trên ghe thuyền khi đậu lại trên sông Chợ Đệm, đặc biệt khúc sô