Posts

Showing posts from October 23, 2017
9 ân tình lớn nhất, cả đời nhất định đừng quên Trong suốt cuộc đời mình, mỗi người đều chịu ơn dưỡng dục của tạo hóa, cha mẹ và mọi người xung quanh. Chẳng ai có thể tự mình làm nên tất cả. Một người trong lòng luôn chan chứa niềm cảm ơn với con người, cuộc sống thì ắt là luôn được hạnh phúc, gặp được quý nhân. Ở đời có mấy loại ân tình này, hẳn là ai cũng cần phải nhớ kỹ. 1. Ơn sinh dưỡng của tạo hóa Ngay từ khi sinh ra, từng hơi thở của chúng ta đã gắn liền với mẹ Tự Nhiên. Cơm ăn, nước uống, ánh nắng mặt trời và quy luật vận hành của các bộ phận trong cơ thể… có điều gì là chúng ta tự mình làm được đây? Ta sinh ra đã thấy mọi thứ đều được an bài sẵn như vậy nên đôi khi coi đó là điều hiển nhiên và mặc nhiên hưởng thụ. Thế rồi đến khi gặp khó khăn, trắc trở, dầm mình những ngày mưa gió, bão bùng, ở thời điểm sóng gió ập đến, nhiều người lại mở lời oán hận số phận bất công, trách móc ông Trời “không có mắt”. Những phong tục tế tự thần linh, Trời Đất xưa nay đều đang
Image
Ảnh chụp vệ tinh NASA và lời kể nhân chứng: Thế giới dưới lòng đất thực sự tồn tại 11:24 am - 29/09/2017 Bản In Cỡ Chữ + Cỡ Chữ - Nhiều truyền thuyết, sử thi các nước, đặc biệt là lời kể nhân chứng và ảnh chụp vệ tinh NASA đã chứng minh: Thế giới dưới lòng đất nhiều khả năng là tồn tại. Từ tiểu thuyết “Cuộc du hành vào lòng đất”… Bạn có còn nhớ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Cuộc du hành vào lòng đất” của nhà văn Jules Verne? Dù là tiểu thuyết hay kịch bản phim, câu chuyện đã miêu tả một thế giới thực tại, vô cùng thần kỳ dưới lòng đất,  theo Sound of Hope. Câu chuyện kể rằng, một đoàn thám hiểm 3 người bao gồm một giáo sư người Đức, đứa cháu trai Axel và người dẫn đường Hans đã đi xuyên qua một ống nham thạch trong lòng núi lửa Snæfellsjökull ở Iceland để tiến vào trung tâm Trái Đất. Ba người đã trải qua một cuộc phiêu lưu thú vị, gặp gỡ nhiều loài động vật tuyệt chủng thời tiền sử, kinh qua nhiều thảm họa tự nhiên,  trước khi quay trở lại mặt đất ở mi
Tìm hiểu về bức xạ và phóng xạ 00:12 30/09/2005:  Các câu hỏi được trả lời trong bài này: Bức xạ là gì? Sự phân rã phóng xạ là gì? Đơn vị hoạt độ phóng xạ (Becquerel) là gì? Chu kỳ bán rã diễn ra như thế nào? Bức xạ tự nhiên và bức xạ nhân tạo là gì? Chất phóng xạ được sử dụng như thế nào trong cuộc sống? Bức xạ có ảnh hưởng như thế nào tới các mô sống? Bức xạ là gì? Mọi người và mọi vật đều cấu tạo từ nguyên tử. Một người lớn trung bình là tập hợp của khoảng 4.000.000.000.000.000.000.000.000.000 nguyên tử oxy, hydro, cacbon, nito, phốt pho và các nguyên tố khác. Khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử mà độ lớn của nó chỉ bằng một phần tỷ của nguyên tử. Xung quanh hạt nhân hầu như là khoảng trống, ngoại trừ những phần tử rất nhỏ mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân được gọi là electron. Các electron quyết định tính chất hoá học của một chất nhất định. Nó không liên quan gì với hoạt độ phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào cấu trúc hạt nhân. Mộ
Image
Góc nhìn - Xu hướng Quan điểm Di tích biến hình qua sự trùng tu dị hợm 20/09/2012 175 Hình ảnh của các di tích cổ bị người ta “tân trang” chẳng khác nào bắt một cụ bà trăm tuổi đi “cắt mí, xẻ môi, căng da, bơm ngực” trên một thân hình già nua, tiều tụy, tiêu điều. Rồi khoác cho cụ già hàng trăm tuổi ấy những bộ cánh xanh, đỏ với đôi giày gót cao cho… hoành tráng, “hợp xu thế thời đại”. Đau lòng thay, trước hình ảnh “dị hợm” “chẳng giống ai” của mình, “cụ” di tích không khỏi bàng hoàng, xót xa, kinh hãi, khóc than, còn các “con, cháu” cụ thì lấy làm thích thú, hoan hỉ và tiếp tục “nhân bản” với rất nhiều “cụ” di tích cổ khác tại Việt Nam. Thành nhà Mạc chẳng khác gì một cái lò gạch sau khi được trùng tu Những bài học như thành Nhà Mạc cổ kính được tu sửa thành “lò gạch mới” hay thành cổ Sơn Tây… vẫn chưa dừng lại. Việc sửa chùa theo kiểu “thẩm mỹ dị hợm” này một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự trùng tu di tích kiểu đập cũ, xây mới. Điển hình như