Posts

Showing posts from October 18, 2017
Tham nhũng trong chính quyền VNCH (Đây là lời nhận xét của tác giả Trọng Đạt một người đã sống dưới chính thể VNCH.. ) Thật vậy những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”! Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói: “Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đườ
CÁC BẢN NHẠC ÐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM VỚI TƯ CÁCH LÀ QUỐC THIỀU VÀ QUỐC CA Nguyễn Ngọc Huy 1. Quốc ca xuất hiện đầu tiên: bản Ðăng Ðàn Cung của Hoàng Ðế Bảo Ðại Ở Việt Nam trước đây, cũng như ở các nước quân chủ cổ thời khác, có những bản nhạc và bài hát được dùng trong các lễ long trọng để đánh dấu sự hiện diện của nhà vua. Về ý niệm quốc thều hay quốc ca, nó chỉ xuất hiện ở nước ta khi dân tộc ta bị lọt vào ách thực dân Pháp. Tuy nhiên, trong gần suốt thời kỳ Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn chưa có quốc thiều và quốc ca. Nam Kỳ lúc ấy là thuộc địa Pháp và khi có các cuộc lễ lớn thì bản nhạc được dùng là bài Marseillaise của người Pháp. Ở Huế thì triều đình nhà Nguyễn có một số bản nhạc được dùng khi có sự hiện diện của nhà vua. Nhưng các bản nhạc trên đây không phải là quốc thiều hay quốc ca theo đúng nghĩa kim thời của nó. Ðến thời Thế Chiến II, Hoàng Ðế Bảo Ðại mới ấn định quốc thiều và quốc ca một lượt với quốc kỳ. Bản quốc thiều và quốc ca này là bản Ðăng Ðàn Cung. Ð
Những canh bạc để đời của đệ nhất phu nhân Tổng thống Thiệu  (Phunutoday) - Vấn nạn tham nhũng, buôn lậu, cậy quyền thế, gia đình trị dưới triều đại Nguyễn Văn Thiệu dù đã lùi xa trong ký ức hơn 35 năm về trước, nhưng tính thời sự của nó vẫn còn nóng hổi. Người phụ nữ nổi tiếng hiền từ, “mẫu nghi thiên hạ” Nguyễn Thị Mai Anh chưa một lần đi buôn lậu, nhưng tất cả sự việc liên quan đến tiền bạc, kinh doanh, dựa quyền thế, mua quan bán tước đều phải qua cửa ải trần đường của đệ nhất phu nhân. Đằng sau dáng vẻ ôn hòa, hiền lành bẩm sinh ấy là những vụ áp phe buôn lậu, những vây cánh được chính bà bảo bọc, che chắn để thực hiện những canh bạc tiền tỷ. Lúc đó ở Sài Gòn ai cũng biết rằng, chính vợ chồng Thiệu đã bảo kê cho buôn lậu, tham nhũng, điều đó làm cho con đường dẫn đến suy vong của ông ta càng nhanh hơn. Vụ án buôn lậu "còi hụ Long An" và gian kế "bắt dê tế thần" của vợ chồng Thiệu Những ai sống và chứng kiến những nhiễu nhương của đất Sài Gòn sau ngày Thi
Dưới Tầng Địa Ngục Hồ Đắc Huân Vận nước chuyển đổi, sau ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Cộng sản Bắc Việt (CSBV) kết thúc! Thay vì hòa hợp, hòa giải dân tộc để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam phú cường thì ngược lại nhà cầm quyền Hà Nội say men chiến thắng, tạo dựng lên hằng trăm nhà tù lớn, nhỏ với mỹ từ cải tạo để giam giữ: Quân, Dân, Cán, Chính. đảng phái, Tôn giáo, giới trí thức, văn nghệ sĩ... của VNCH còn ở lại trong nước vì nhiều lý do khác nhau.           Qua thông cáo của Ủy Ban Quân Quản Saigòn và các địa phương họ đã ra lệnh tập trung thành phần trên trong thời hạn một tháng để học tập chính sách của đảng CS. Bản chất CS đã lộ nguyên hình khi họ ấn định thời gian ngắn hạn là Một Tháng để đánh lừa sự thành tâm của các viên chức và sĩ quan của miền Nam VN muốn thi hành đúng đắn mọi yêu cầu của kẻ chiến thắng để rồi an phận trở về với công việc canh tác, sản xuất... của người công dân trong thời hậu chiến. Nhưng tiếc thay, họ đã tr