Posts

Showing posts from June, 2019
Image
Góc của Phan:  với Exodus… Phan Mưa giông từ nửa đêm qua đã dựng tôi dậy vì sấm sét om xòm trên mái nhà thì ngủ nghê gì được. Tôi ngồi đọc lại quyển “Về miền đất hứa – Exodus” của Leon Uris. Không biết sao tôi thích tác phẩm đó từ khi còn đi học. Lần đó tới chơi nhà người bạn học, thấy quyển sách của cha anh đang đọc nên tôi đọc ké vài trang, rồi thích quá! Hỏi mượn bác trai thì bác lưỡng lự vì sách cấm, mà sách cấm thì đồng nghĩa với sách quý thời tôi mới lớn. May sao bác gái từ tâm, “Ông cứ cho nó mượn đi. Chẳng lẽ bạn của con mình là người kém văn hoá?!” Nhớ cái văn hoá thời tôi mới lớn là, “cho mượn sách đã là ngu. Mượn được sách rồi mà đem trả là càng ngu.” Có một thứ văn hoá như thế ở quê tôi sau hoà bình lập lại. Nhưng dù sao tôi cũng đem trả quyển sách lại cho bác trai sau khi đọc. Thực sự lúc ấy là tôi mưu cầu có thể mượn thêm những quyển khác khi đã ngầm biết bác trai – cha của bạn tôi còn cất giữ nhiều sách cấm. Thời gian cho tôi gần gũi hơn với gia đình tên bạn
Image
Vì sao cha con Lý Tiểu Long đều chết trẻ? Trong sách cổ đã ghi chép rất nhiều trường hợp nhân quả báo ứng, bài viết này nói về câu chuyện của hai nhân vật nổi tiếng thời hiện đại – hai cha con Lý Tiểu Long chết trẻ khi đang sức dài vai rộng, sinh lực tràn đầy. Rất nhiều người cho rằng Lý Tiểu Long là người Trung Quốc, thực tế không phải vậy. Năm 1940, Lý Tiểu Long chào đời ở San Francisco, bang California Hoa Kỳ, quốc tịch Mỹ, là người Mỹ gốc Hoa. Ông là diễn viên người Hoa đầu tiên ở Hollywood. Các bộ phim hành động của Lý Tiểu Long lấy chủ đề là võ thuật kungfu như “Đại ca” (The Big Boss) được đánh giá rất cao. Sau đó các phim “Tinh võ môn”, “Mãnh long vượt sông”, “Long tranh hổ đấu” và “Trò chơi tử Thần” do Lý Tiểu Long thủ vai chính đã chấn động giới điện ảnh, nhanh chóng tạo được danh vọng trên thế giới. Lý Tiểu Long đạt được giải thưởng “Kỹ nghệ tốt nhất” của giải Kim Mã Đài Loan, giải thưởng “Thành tựu trọn đời” giải Kim Tượng của điện ảnh Hồng Kông, gi
Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức Sự trải nghiệm trong suốt quá trình tụ tập của biết bao nhiêu bậc hiền Thánh đã đi trước, để lại cho chúng ta những lời chỉ dạy rất bổ ích, chúng tôi xin chân thành trình bày ra đây bằng tất cả tấm lòng với trái tim yêu thương và hiểu biết. Sự sống của con người là luôn tìm kiếm hạnh phúc cho thể xác lẫn tinh thần, ai muốn tìm về cội nguồn của an lạc hạnh phúc thì phải tìm hiểu lại lịch sử, xem đức Phật là gì? Là ai? Chúng ta muốn học hỏi và bắt chước đi theo con đường giác ngộ, giải thoát, thì ta phải biết đức Phật là ai trước khi tin Phật. Tin như như vậy là niềm tin chân chính vì có tìm hiểu, học hỏi và tu tập. Phật có phải là con người lịch sử, hay là một đấng thần linh thượng đế như người cổ xưa đã gán cho Ngài, hoặc Ngài là một nhân vật huyền thoại không có thật. Phật là danh từ chung, nói cho đủ là Phật-đà, nói gọn lại là Phật. Phật là người giác ngộ, là người tỉnh thức, là người vì lợi ích tha nhân, vì sự sống của con người,
Image
PHẠM LÃI & TÂY THI  VÀ MỘT THỜI TAO LOẠN Trước khi vô đề tài này, tôi xin nêu lên một hai điều mà đã từ lâu, một số chúng ta đã hiểu lầm hay nhìn không đúng thực tế về một số giai thoại lịch sử của nước Tầu ngày xưa: Thứ nhất:  trong “Tứ Đại Mỹ Nhân” của nước Tầu xưa gồm: Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Qúy Phi… thì Tây Thi là người luôn luôn đứng đầu sổ, vậy Tây Thi phải là người đẹp nhất trong “Tứ đại mỹ nhân”. Điều này có lẽ không đúng vì hai lý do sau đây:  – Sự xắp xếp ai trước ai sau là theo diễn biến trước sau của lịch sử: Tây Thi sống vào thời Xuân Thu (thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên)- Vương Chiêu Quân: vào thời Tây Hán (thế kỷ thứ 1 TCN – Điêu thuyền: thời Tam Quốc (thế kỷ thứ 2 sau CN) và Dương Qúy Phi (thế kỷ thứ 8 sau CN): như vậy, ta thấy rõ ràng là sự sắp xếp này là theo niên biểu trước sau của lịch sử mà thôi   – Nếu ta nói là bà này đẹp hơn bà kia, thì ít ra ta phải để hai bà đứng cạnh nhau để so sánh (kiểu như thi hoa hậu ngày nay vậy). Tuy nhiên,
THỨC CHO XONG BÀI THƠ 1 Ý Nhi  1.Năm 1993 Tôi đã được nghe  Trường Sa hành, Chiều trên phá Tam Giang, Thi sĩ …trước khi gặp Tô Thùy Yên. Vì vậy, có phần bất ngờ khi đối diện với tôi, con người từng  mộng du trên trái đất tròn , từng  chạy cắm đầu trên sợi   kinh hoàng/giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô , con người từng  hỏi han hiu   quạnh lớn,  từng bay trên phá Tam Giang với những suy nghĩ ở một tầng cao đáng kinh ngạc về cuộc chiến tàn khốc đang diễn ra, lại là một người đàn ông tầm thước, lịch duyệt, từ tốn. Bất ngờ khác, ông gần như không có sự ngại ngần khi trò chuyện với tôi- một nhà thơ từ Hà Nội vào. Có lần, ngồi ở quán nước vỉa hè cùng nhà văn Nguyễn Đình Toàn, sau khi nghe tôi kể một giai thoại chính trị, ông cười: tôi hiểu vì sao tôi chơi được với cô rồi. Nhưng có lẽ, không chỉ do những giai thoại.              Ông thường ghé qua nơi tôi làm việc- Chi nhánh Nhà xuất bản Hội nhà văn tại thành phố Hồ Chí Minh , nơi ông có thể gặp những nhà văn miền Nam còn ở Sài