Posts

Showing posts from November 19, 2018
Image
Dương Nghiễm Mậu  và các đao phủ văn chương Nguyễn Mạnh Trinh Sau năm 1975, một chủ trương rõ rệt của những người vừa chiếm Sài Gòn là phải bằng mọi giá bôi xóa và chấm dứt những thành quà của hai mươi năm văn học miền Nam. Tác phẩm bị tiêu hủy, tác giả bị lên án và cầm tù, hành vi phần thư khánh nho đã liên tục xảy ra khắp cả đất nước. Những trẻ em học sinh khăn choàng đỏ nhái lại y hệt những động tác của Hồng Vệ Binh Trung Hoa thập niên trước. Ðốt sách, học tập lên án “ nọc độc văn hóa Mỹ Ngụy”, sách vở bị dầy đạp, bị thiêu hủy. Dương Nghiễm Mậu cũng bị trong hoàn cảnh chung ấy. Bản thân thì bị cầm tù ở trại giam Phan Ðăng Lưu, sách vở thì bị trưng bày trong phòng triển lãm tội ác Mỹ Ngụy như một bằng chứng của một nền văn hóa đồi trụy. Một đao phủ thủ của văn học miền Nam trong giai đoạn ấy là Trần Trọng Ðăng Ðàn và “Văn Hóa Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975”. Cuốn sách được coi như một văn kiện chính thức với những lời buộc tội và danh sách những sách bị cấm. Cuốn
Image
Nguyễn Mạnh Côn , nhà văn can đảm chọn cái chết trong tù Vương Trùng Dương Bài nầy có tính cách tổng hợp vì dựa vào các bài viết của bạn văn, bạn tù với nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, khi kiểm chứng lại thấy rõ ràng và chính xác nên trích dẫn nguyên văn, nhất là Duyên Anh với sự hệ lụy đến cái chết của Nguyễn Mạnh Côn trong trại tù. * Nguyễn Mạnh Côn sinh ngày 7 tháng 5 năm Canh Thân (1920) tại Hải Dương, thuở nhỏ học ở Hà Nội. Ngoài tên thật, ông còn ký bút hiệu: Nguyễn Kiên Trung, Kỳ Hoa Tử, Đằng Vân Hầu. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, năm 1945 với báo Thống Nhất. Có tài liệu nói rằng năm 1942-1943, ông cũng từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9 năm 1940. Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn vào Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn  ở Sơn Tây. Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư. Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Chỉ Đạo (1956-1961), Chủ Bút báo Văn