Posts

Showing posts from December, 2017
CON KIẾN ĐI KIỆN CỦ KHOAI LƯƠNG TÂM CỦA NHỮNG TÊN BỊP BỢM "Con người ai cũng có lương tâm nhưng lương tâm đối với những kẻ bịp bợm không có gía trị bằng lương tháng" Chiều ngày 24 trước đêm giáng sinh 2017, xem lại email lần chót để thảnh thơi ăn uống, vui chơi với gia đình, chúng tôi thấy email của Mạch Sống chuyển bài viết có tên “Vận động Hoa Kỳ: từ lương tâm đến bổn phận” Ts. Nguyễn Đình Thắng, lướt qua bài viết thực tình chúng tôi không ngờ Nguyễn Đình Thắng nhận thức vớ vẩn đến như vậy và tất nhiên người đồng mưu, đồng tâm đang hợp tác chặt chẽ với Thắng BPSOS như một cặp bài trùng là Cao Quang Ánh cùng có chung một loại "lương tâm và bổn phận" giống hệt nhau. Đó là bổn phận phải xoay sở để có "lương tháng" để duy trì BPSOS chứ không phải "lương tâm" lo lắng, giúp đỡ bất cứ ai khác như Thắng nói. Câu chuyện Thắng cứu giúp 2000 người Việt nhập cư lậu ở Thái Lan là một câu chuyện huênh hoang khoác lác. Qúy độc giả
4 chữ “Không” của người quân tử Hiểu Mình Cổ nhân nói: người  Quân tử , đâu cần cứ phải là bậc thánh hiền.  Chỉ cần: làm người phải biết giới hạn , hành sự phải biết điểm dừng, như trong bài chia sẻ  Ở đời phải biết đâu là điểm dừng  mà SEE đã từng đề cập. Chỉ cần có thế, đã đủ để được gọi là  quân tử  rồi. Biết việc gì không nên làm, việc gì nên làm, đó là nguyên tắc của người  quân tử . Hiểu được “không làm”, cũng chính là “làm”, đó là tu hành của người  quân tử . Vậy, 4 việc “không làm”, 4 nguyên tắc trong đạo tu hành của người  quân tử  là gì? Thứ nhất: Quân tử không làm việc tùy hứng, hành động phải theo chữ “đạo” Xét về cá nhân, người  quân tử  là người phải có trách nhiệm với hành động của mình, nên họ làm việc gì đều phải chín chắn, trưởng thành. Xét về tập thể, người  quân tử  phải hiểu được mỗi một hành động của bản thân mình, dù nhỏ, cũng đều gây ảnh hưởng đến tập thể chung. Bởi vậy, người  quân tử  khô
Image
Lá đa, lá nho Hay sự sai lầm của Thánh kinh ? Nguyễn thị Cỏ May Noël là dịp gợi lại cho nhiều người có đạo hay  không những kỷ niệm tình cảm thời trẻ thường rất đẹp . Ở Sài gòn vào thập niên 50, học trò, cứ tới từ giửa tháng 12, bắt đầu để dành tiền ăn sáng, tức nhịn ăn, tìm mua thiệp chúc Noël và Tết Tây để gởi cho bạn cùng lớp hoặc bạn khác trường, với những lời chúc tốt đẹp . Thiệp thuở đó so với ngày nay thì thật là quê mùa : hình vẻ ngôi sao, cành thông, viền kim tuyến chớp sáng . Nhưng giá lại mắc hơn gói xôi nhiều . Khi lên Trung học Đệ II cấp, tới Noël, chúng tôi, vốn là những người ngoại đạo, nên vội vàng gia nhập «Đạo vòng» để lượn hết nhà thờ Đức Bà, Catinat, rồi Nguyễn Huệ, Chợ Sài gòn . Thật ra, chúng tôi chỉ làm tín đồ « Đạo vòng » mà thôi, không dám vào nhà thờ . Vì gốc nhà quê nên quen tánh giử sự tôn trọng những nơi trang nghiêm . Trong lúc đó cũng thường nghe kể chuyện bạn bè trang lứa, không thiếu những người bám theo bạn gái vào nhà thờ, quì bên cạnh,
Image
Người Tị Nạn và Việt Kiều (Tựa nguyên tác của tác giả) S au năm 1975, người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn đã bị Cộng Sản gọi bằng những danh từ khác nhau. Những danh từ nầy mang những hậu ý chính trị gian xảo, do đó việc tìm hiểu ý nghĩa chính xác những danh từ nầy thật cần thiết để chúng ta sử dụng chính xác trong từng trường hợp. Người tị nạn. Khi vào cưỡng chiếm đất miền Nam, cưỡng đoạt tài sản dân miền Nam, Cộng Sản đã gọi tất cả dân miền Nam là bọn Mỹ Ngụy. Đối với người dân có cơ may vượt thoát được bằng những cuộc vựơt biển, vượt biên để xin tị nạn ở các xứ tự do, cộng sản dùng nhiều danh từ thô tục để điểm mặt người tị nạn. Trước tiên, trong một hội nghị với các cán bộ tại Hà nội năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội đã ví von một cách tục tĩu dân miền Nam là  những con điếm cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ .  Cùng trong tư tưởng dâm ô ấy, Lê Duẩn mạt sát những người di tản là  một bọn  ma-cô, đĩ điếm , Phạm văn