Posts

Showing posts from September 13, 2018
Image
Cách dùng đậu đen của người Nhật:  Vừa giảm được cân lại đẹp da Nhiều người có thể đã từng dùng đậu đen để giảm cân, tuy nhiên hiệu quả thu về không đáng kể, thậm chí là ngược lại chỉ vì làm sai cách. Chúng ta thường biết đến đậu đen như món chè đậu, hay xôi đậu… nhưng có thể bạn chưa biết đến tác dụng tuyệt vời của nó trong việc giảm cân. Đậu đen chứa albumin, vitamin A, B, C, và các chất như protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin. Trong đậu đen còn chứa một chất là anthocyanin nên có khả năng loại bỏ các chất béo trong cơ thể, vừa giảm cân lại vừa ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Tuy nó không phải mỹ phẩm đắt tiền nhưng công dụng làm đẹp thật tuyệt vời. Nhiều người chỉ đun đậu đen uống giải khát ngày hè hoặc đơn thuần vì thích, thực ra bạn đã bỏ qua hàng loạt lợi làm đẹp da, giữ dáng, tốt cho sức khỏe… Đậu đen Còn nếu theo Đông y, đậu đen có tác dụng bổ thận, tha
Image
Một Thuở Học Trò Hồ Phổ Lại Tôi gặp thầy lúc tôi vừa đặt chân lên lớp một, cấp trung học. Thầy tên Ưng Biền, một cái tên thuộc dòng vua chúa triều Nguyễn. Nghe đâu, ở lứa tuổi thanh niên đã có một thời tầy vô bưng theo kháng chiến. Về sau trở ra hồi chánh, thầy lập gia đình và đi dạy học. Lúc dạy tôi thầy trạc 45, còn tôi thì ở tuổi 11, 12. Xét chung chung thầy thuộc loại người đẹp trai, dáng dấp cao ráo, khuôn mặt đều đặn, thái độ khoan thai, nói năng từ tốn. Ngày thường thầy tới trường trong bộ âu-phục hợp thời trang. Những ngày lễ lạc, thầy thắng bộ quốc phục: áo the đen, quần vải trắng, đầu đội khăn đóng, chân mang giày hạ. Nghĩa là thoạt nhìn bên ngoài, thầy Ưng Biền là hiện thân của một nhà mô phạm gương mẫu muôn đời.  Nhưng, phải chăng ngoài cái vỏ bên ngoài và ngoài cái phần bên trong, trong con người còn cái cốt lõi giấu kín tận đáy sâu thăm thẳm của mỗi cõi lòng. Đặc biệt trong con người của thầy Biền ba khía cạnh riêng biệt đó không những chỉ khác người
Image
Khúc vĩ cầm trong nghĩa trang! Đào Duy Hồ Phỏng dịch từ nguyên tác “Pour passer le temps” Ðệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Ðội quân tinh nhuệ của nhà độc tài Adolf Hitler lần lượt chiếm đóng các nước Ðông Âu. Là công dân của nước Ba Lan, gốc Do Thái, Esther Borstein trốn thóat khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và chạy sang nước Pháp, lúc bấy giờ vẫn chưa lọt vào tay quân phát xít. Esther là một tay đàn vĩ cầm tài năng nhiều triển vọng. Nàng cảm thấy rất hạnh phúc được sống những ngày tự do trên đất Pháp. Nàng hy vọng một ngày kia sẽ được sang nước Mỹ biểu diễn. Esther đến Pháp với một gói hành trang nhỏ nhoi và trong túi chỉ vỏn vẹn có vài đồng đô la do bố mẹ gom góp được. Những ngày đầu trên đất khách quê người, nàng da diết nhớ tổ quốc và tự hỏi đến bao giờ nàng mới được gặp lại bố mẹ và mấy đứa em nơi quê nhà. Ðến Paris, nàng thuê một phòng nhỏ trong khách sạn bình dân gần ga xe lửa miền Ðông. Nàng lấy cuốn sổ tay ghi số điện thoại, địa chỉ ra xem. Ở Paris tất nhiên có không ít người B
Image
Khúc vĩ cầm trong nghĩa trang! Đào Duy Hồ Phỏng dịch từ nguyên tác “Pour passer le temps” Ðệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Ðội quân tinh nhuệ của nhà độc tài Adolf Hitler lần lượt chiếm đóng các nước Ðông Âu. Là công dân của nước Ba Lan, gốc Do Thái, Esther Borstein trốn thóat khỏi nơi chôn nhau cắt rốn và chạy sang nước Pháp, lúc bấy giờ vẫn chưa lọt vào tay quân phát xít. Esther là một tay đàn vĩ cầm tài năng nhiều triển vọng. Nàng cảm thấy rất hạnh phúc được sống những ngày tự do trên đất Pháp. Nàng hy vọng một ngày kia sẽ được sang nước Mỹ biểu diễn. Esther đến Pháp với một gói hành trang nhỏ nhoi và trong túi chỉ vỏn vẹn có vài đồng đô la do bố mẹ gom góp được. Những ngày đầu trên đất khách quê người, nàng da diết nhớ tổ quốc và tự hỏi đến bao giờ nàng mới được gặp lại bố mẹ và mấy đứa em nơi quê nhà. Ðến Paris, nàng thuê một phòng nhỏ trong khách sạn bình dân gần ga xe lửa miền Ðông. Nàng lấy cuốn sổ tay ghi số điện thoại, địa chỉ ra xem. Ở Paris tất nhiên có không ít người B
Image
Mắt Thuyền Nguyễn Xuân Tường Vy Biển lặng những ngày sau. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống lòng đại dương sâu hút. Đôi mắt thuyền vẫn ở đó. Trong thâm tâm tôi biết đôi mắt ấy vẫn dõi theo tôi từ khi rời khỏi mặt nước. Biển trong lòng tôi đã lặng. Cả những lượn sóng sôi. Nhưng đôi mắt vẫn ở đó trong sâu tận đáy lòng. Đôi mắt làm bằng ván của quê tôi, của Tam Kỳ tuổi thơ, của những gốc phi lao rì rào. Những gốc cây trơ gầy vậy mà chúng cũng ghép lại được để chở mang tôi ra xa, vượt những ngọn sóng, vượt những lượn triều, vượt trời nước mênh mông để khi tôi quay nhìn lại thì Tam Kỳ đã biến mất. Quê tôi không biến mất, Tam Kỳ chưa biến mất. Tam Kỳ gửi theo tôi đôi mắt ván thuyền. Đó là năm 83, khi tôi bước chân xuống chiếc thuyền chòng chành ở mấp mé bờ nước. Thuyền đi đã bao lâu, tôi không thể nhớ. Tôi thức giấc giữa lòng ghe. Chung quanh im phắc. Ánh sáng lờ mờ từ nắp ghe hắt xuống những thân người nằm ngồi ngả nghiêng. Các chị tôi ngồi dựa lưng vào thành thuyền, lờ đờ.