Posts

Showing posts from February 24, 2018
Image
Giáo sĩ Dòng Tên ở Viễn Đông trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XVI-XVII Chúng ta thường đánh giá giáo sĩ Dòng Tên (Jésuite) là những nhà truyền giáo góp phần mở đường cho xâm lược Pháp vào Việt Nam mà nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên Alexandre de Rhodes là điển hình. Tuy nhiên, qua nhiều tài liệu nghiên cứu của các học giả trên thế giới, đặc biệt là bộ sách đồ sộ của nhà báo kiêm nhà sử học Pháp Jean Lacouture Jésuites-une multibiographie (1), chúng ta lại thấy không hẳn như thế. Để giúp bạn đọc có một cái nhìn chính xác hơn về lịch sử và quá trình truyền giáo của dòng này ở Viễn Đông (Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam), chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của một nhà nghiên cứu ở nước ngoài. Tóm tắt lịch sử Dòng Tên Người sáng lập dòng Tên, Ignace de Loyola (1491-1556) là một nhà quí tộc người miền Basque Tây Ban Nha, hồi thiếu thời chỉ lo ăn chơi trác táng, mới đi lính được 8 ngày đã bị thương. Trong khi nằm chờ vết thương lành, ông tự nhiên “trở lại đạo”. Sau một năm suy nghĩ
Image
Từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí Minh Tôn Trung Sơn (1866-1925) còn có tên là Tôn Văn, Tôn Dật Tiên, người huyện Hương Sơn (nay là Trung Sơn) tỉnh Quảng Đông. Ông là nhà cách mạng dân chủ vĩ đại của Trung Quốc. Sớm giác ngộ tư tưởng dân tộc – dân chủ, nên sau khi tốt nghiệp trường Y khoa Bác Tế (Quảng Châu), ông đã dấn thân vào con đường hoạt động cứu dân cứu nước. Năm 1894, ông thành lập  Hưng Trung Hội  ở Honolulu (Hawaii) là Hội cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc đề ra Cương lĩnh: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, sáng lập chính phủ hợp quần”. Hội đã thu hút nhiều nhân sĩ và thanh niên Trung Quốc yêu nước tham gia, quyên góp kinh phí, mua sắm vũ khí chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa Quảng Châu (1895), Huệ Châu (1898) dự định kết hợp với phong trào phản đế của Nghĩa Hòa Đoàn ở miền Bắc, nhưng đã không thành công, ông lại phải lưu vong ra nước ngoài. Nhà tưởng niệm Tháng Tám năm 1905,  Hưng Trung Hội  của Tôn Trung Sơn, 
Image
Mẫu Thoải biểu tượng thần nước trong Tam tòa Tứ phủ Chính sử thời phong kiến ít lưu tâm đến những tín ngưỡng dân gian – mà các sử gia của triều chính quan niệm là “tà đạo”. Trong đạo Tứ Phủ của Việt Nam, phụ nữ có vai trò quan trọng hơn “giới mày râu” là đối lập với cái nhìn của Nho giáo đã ngự trị qua hầu hết các triều đại. Mẫu Thoải là một tính danh chung nhất đại diện cho một góc độ tôn giáo. Ở làng A Lữ có truyền thuyết: “Thủa đất trời mới mở mang, núi cao, rừng rậm, đầm lầy còn bao phủ gần kín mặt đất, Kinh Dương Vương thường đi dọc khắp mọi vùng, trông nom cõi bờ đất nước. Một ngày kia, khi dạo tới vùng nước còn mênh mông trắng xóa, chỉ lô nhô đôi gò đất cao nổi lên, vua bỗng gặp người con gái có sắc đẹp tuyệt trần, vừa như tiên giáng thế, vừa tựa thiếu nữ  nơi thủy cung lên  (T.S.H nhấn mạnh). Vua hỏi nàng xưng là con gái của Động Đình Quân – Thần Long. Trong lòng cảm động, Kinh Dương Vương lấy nàng làm vợ”, sau đó ít lâu sinh ra Sùng Lãm tự xưng là Lạc Long Quân. Cũng