Posts

Showing posts from October 11, 2017
Image
Cái ‘tôi’ của người Việt Từ Thức Danh họa Pablo Picasso. (Hình minh họa: Ralph Gatti/AFP/Getty Images) Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế? Một lần ngồi nhậu với năm ông, có cảm tưởng ngồi với năm giải Nobel Văn Chương.  Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông,” vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân
Sự thật về những người Việt bị tước bỏ quy chế Tỵ nạn Chính trị  tại Pháp quốc   - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền-      Như quý độc giả đã biết qua về hai bài báo:  Bài thứ nhất của của ký giả Xuân Mai trên báo Áp- phê Paris số 4 tại Paris như sau:     “Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và   tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản. ”   Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần, từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride – Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc)  Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở v
LẠI CHUYỆN CỌP GIẤY Đầu năm 2017,  người viết giới thiệu những nghiên cứu năm trước của Giáo Sư Mark Beeson, chuyên gia về Châu Á và chính trị quốc tế, với chú trọng vào chính trị, kinh tế và an ninh vùng “Asia-Pacific/Châu Á-Thái Bình Dương.” Trước khi về viện Đại Học Western Australia, ông từng giảng dạy và làm khoa trưởng bang giao quốc tế ở một số đại học Anh, cùng làm việc tại trung tâm Nghiên Cứu Cao Đẳng, viện Đại Học Freiburg, Đức. Ông là tác giả 150 nghiên cứu và sách vở, sáng lập chuyên san Critical Studies of the Asia-Pacific. Ông đều đặn cho xuất bản những công trình nghiên cứu thẩm quyền và viết cho báo Asia Times về bang giao quốc tế và khu vực Asia-Pacific. Năm 2016 ông đưa ra năm nghiên cứu về chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Công trình thứ sáu cuối năm đặt nhiều câu hỏi về bang giao Mỹ-Trung và cố gắng đưa ra một số trả lời. Liên hệ giữa hai siêu cường thượng đỉnh (dựa trên kích thước kinh tế, quân sự, chính trị cùng ảnh hưởng văn hóa tràn ngập – và tham vọn
Image
Ngọc Hạnh Nguyễn đạt Thịnh   Thiết đoàn kỵ binh VNCH Hình thức “nhà quàn” chưa thông dụng tại Việt Nam, nên quan tài giữ xác cô Ngọc Hạnh đặt tại nhà riêng -một căn nhà khang trang bên ngoài quận lỵ Thủ Đức; trên con đường vào quân trường đào tạo sĩ quan trừ bị cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Bên ngoài căn nhà là bức tường rào cao 2 thước, dựng cách lề đường một thước, bên trong hàng rào là một khuôn vườn nhỏ sâu 3 thước, ngăn căn nhà với tường rào; chủ nhà trồng một hàng cây không ăn trái cao đến vài thước, tạo ngăn cách, giữ căn nhà bớt ồn, bớt bụi. Ngồi bên quan tài Ngọc Hạnh là hai ông bác sĩ cao niên bác sĩ Hậu vừa đúng 70, chủ căn nhà, bác sĩ Trung 65, vừa từ Houston về, và một bà bác sĩ trung niên, bà Lê Ngọc Trâm 43 tuổi, từ Sài Gòn lên. Người thứ tư -cô sinh viên y khoa Betty Lê, cũng vừa từ Houston về cùng với bác sĩ Trung. Betty đang nghiêm trang đứng ngắm nghía sắc diện Ngọc Hạnh qua nửa nắp hòm còn chưa đóng lại, và ngắm tấm chân dung người quá cố đặt