Posts

Showing posts from March 22, 2019
QUẢNG TRỊ ĐẤT ĐỢI VỀ  Dương Nghiễm Mậu Nổi tiếng với các tác phẩm Tuổi Nước Độc, Gào Thét, Buồn Vàng, Con Sâu… Dương Nghiễm Mậu còn là một phóng viên Quân Đội từ 1966, sau nhập ngũ. Các phóng sự tiền tuyến của nhà văn luôn bật lên sự tha thiết của quê hương. Không phải là sự sống động của một trận đánh mà là sự nghiệt ngã của dân chạy loạn. Câu hỏi mà Dương Nghiễm Mậu đặt ra:  ”Dân số Quảng Trị có hơn ba trăm ngàn, con số còn bị kẹt lại khoảng 50 ngàn, tôi thấy số  dân chúng ra đi thật lớn lao và thực sự là đau đầu với chính người cộng sản khi tới chiếm Quảng Trị. Họ phải nói thế nào với quốc tế về điều họ vẫn nói: dân chúng ủng hộ họ, và về chiêu bài giải phóng vẫn không ngớt được nói đến.  Không, dân chúng đã ra đi khi người cộng sản đến.. Không có dân, đất đai còn có nghĩa gì nữa?” ; Quang cảnh mà Dương Nghiễm Mậu chứng kiến: “Chung quanh tôi mỗi lúc một đông người, mỗi người góp một câu chuyện, ai cũng trông mong được sống ở Đà Nẵng và chờ ngày trở lại quê hương của họ, tô
Image
Từ  “thánh vật”  đến  “trận đồ bát quái” ! Phạm Hiếu Sau hai câu chuyện về “lời nguyền” ở Hà Tỉnh với những người lỡ động đến nhà thờ anh hùng Phan Đình Phùng, và chuyện Đề Thám đòi gươm, tuần này chúng ta nhắc lại chuyện báo oán của những “hồn ma bị nhốt trong trận đồ bát quái” ở thành Đại La. Thành Đại La là trung tâm của An Nam đô hộ phủ thời nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện tại. Năm 1010 được vua Lý Thái Tổ đổi tên là Thăng Long thành. Thành được Trương Bá Nghi ra lệnh đắp từ năm 767 và qua nhiều đời sửa sang, trùng tu. Đến năm 866 được Cao Biền mở rộng, đắp lớn hơn, có chu vi 1,982.5 trượng (6,6 km); cao 2,6 trượng (8.67 m). Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Tháng Sáu năm 2001 Công ty liên doanh xây dựng VIC trúng thầu gói thầu gồm 7 dự
Image
Hoa Vi :  Chiến thuật phản công để thủ của Trung Quốc Tú Anh Chủ tịch luân phiên của Hoa Vi, ông Quách Phi, phát biểu trong một buổi họp báo tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc ngày 07/03/2019.AFP Photos/Wang Zhao Bị Mỹ cáo buộc 23 trọng tội từ đánh cắp công nghệ thông tin, vi phạm lệnh cấm vận Iran cho đến làm gián điệp, Hoa Vi không thụ động chịu đòn. Chính quyền Bắc Kinh lên tuyến đầu bảo vệ mũi nhọn chiến lược với các biện pháp đe dọa và trả đũa phương Tây trong khi đích thân Hoa Vi phản công lại Mỹ qua tòa án tại Texas, kiện Mỹ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại, với dụng ý gì ? Trước hết, trong chiến dịch tấn công tập đoàn Trung Quốc, Washington tố cáo Hoa Vi, với trang thiết bị của hệ thống di động tối tân 5G, làm gián điệp cho chế độ Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng muốn truy tố lãnh đạo số hai của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu ra tòa về tội vi phạm lệnh cấm vận Iran. Bị bắt tại Canada vào tháng 12/2018, con gái của nhà sáng lập Hoa Vi, Nhậm Chính Phi, đang chờ t