TUỒNG BỊP MỚI:
ĐÒI LẠI TÀI SẢN Ở VIỆT NAM



Từ gần hai chục năm trước trong thời gian làm báo có một số độc giả hỏi chúng tôi về việc “Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” có thể đòi lại tài sản ở Việt Nam được hay không?. Sau khi tham khảo  nhiều trường hợp của bạn bè trong đó có cả trường hợp của gia đình chúng tôi khi còn ở Việt Nam. Câu trả lời là đòi được nhưng đòi làm gì cho tốn thời gian, tốn công, tốn tiền vô ích. Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay đã nhiều lần làm mới, thay đổi, bổ sung, điều chỉnh "Luật Đất Đai" để đáp ứng yêu cầu ổn định xã hội, đáp ứng yêu cầu  tiến bộ để hội nhập với cộng đồng thế giới nhưng nói đến chuyện đòi lại tài sản ngày xưa thì đúng là chuyện “mò trăng đáy nước, tìm chim lưng trời”.

Thực tế cho thấy, từ nhiều năm về trước có rất nhiều người tỵ nạn kinh tế chịu khó, chí thú làm việc đã xây dựng được đời sống gia đình ổn định ở những quốc gia tạm dung, tích lũy được tiền bạc, quay về Việt Nam đòi lại tài sản để tạo dựng cơ sở kinh doanh. Những người này hầu như đều được nhà cầm quyền Việt Nam đồng ý trả lại quyền sở hữu nhưng rốt cuộc chẳng ai nhận lại đất đai, nhà cửa trước đây vì giá trị thực tế của tài sản (nhà, đất đai) hiện tại, quy thành tiền không đủ để làm thủ tục thuế má, tiền trả cho cục quản lý đất đai và bồi hoàn cho người đang cư ngụ, chiếm hữu dọn ra (giải phóng mặt bằng).

Những chuyện người ở ngoại quốc về đòi nhà đất được trả lại mà không dám lấy xảy ra rất nhiều. Liệt kê ra vài trang báo chưa chắc đã hết. Hầu như ở những vùng đông người Việt Nam sinh cư, trong cộng đồng đều có truyền miệng nhiều trường hợp như nói trên.

Mấy tháng gần đây, câu chuyện “đòi lại tài sản ở Việt Nam” bỗng được Nguyễn Đình Thắng BPSOS ra sức quảng cáo thành  một tiêu đề rất kêu gọi là “Chương Trình Đòi Lại Tài Sản Bị Tịch Thu Ở Việt Nam.”

Theo như cách trình bày của Nguyễn Đình Thắng chương trình này nhằm giúp đòi lại toàn bộ tài sản, nhà cửa, đất đai cho Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Hoa Kỳ từ sau 30-4-1975 và dường như chưa đủ nên đào sâu thêm tới sau trận Điện Biên Phủ 1954, thời Cải Cách Ruộng Đất dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam…

Nguyễn Đình Thắng thuê làm cả một trang web để đăng những tài liệu đã cũ trong việc thực hiện một đạo luật có từ năm 1949 về việc đòi lại tài sản cho công dân Hoa Kỳ bị tịch thu ở các nước chuẩn bị bình thường hóa ngoại giao như một điều kiện làm bằng chứng cho sự xuống thang của các quốc gia thù nghịch hoặc không có quan hệ tốt đẹp, thuận thảo với Hoa Kỳ.

Trên những trang web chuyên ngành của Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại Giao, Quốc Hội Hoa Kỳ. lịch sử về việc khiếu nại để đòi tài sản của người Hoa Kỳ tại một số quốc gia Đông Âu theo đạo luật International Claims Settlement Act of 1949” dẫn tới việc Bộ Tư Pháp thành lập một ủy ban “Foreign Claims Settlement Commission” tạm dịch là “Ủy ban Giải quyết Khiếu Nại Nước ngoài”..

Trong quá trình mấy chục năm từ 1949 đến nay có một số trường hợp khiếu nại được xét tới. Các cơ  sở kinh doanh, sản  xuất, bất động sản của các công ty sản  xuất, và tài sản của công dân Hoa Kỳ bị các quốc gia khác tịch thu phi pháp được bồi hoàn. Tuy nhiên những người khiếu nại  đều là công dân Hoa Kỳ từ trước thời điểm tài sản bị tước đoạt, tịch thu, quốc hữu hóa.

Riêng với trường hợp người Mỹ gốc Cuba tỵ nạn trở thành công dân việc khiếu nại đòi tài sản đã diễn ra từ ngày Fidel Castro lên cầm quyền cho đến nay đã gần hai phần ba thế kỷ. Năm 1998 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật thứ hai gọi là đạo luậtHelms&Burton_Act và theo đó Cuba đồng ý xem xét trả lại tài sản của những công dân và công ty của Hoa Kỳ nhưng không đề cập tới những người gốc Cuba nhập quốc tịch Hoa Kỳ sau 1961.

Đối với Việt Nam từ khi chuẩn bị bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Hoa Kỳ đã ép CHXHCN Việt Nam phải bồi hoàn toàn bộ tài sản công tư của những đương đơn Hoa Kỳ từ năm 1980.

Chúng tôi trích dịch nguyên văn bài viết trên báo Los Angeles Time và năm 1994 để quý vị tham khảo.

TRÍCH

Chính Phủ Mỹ tuyên bố rằng 1.300 đương đơn phải là công dân Mỹ vào thời điểm họ mất tài sản trong chiến tranh và phải xin bồi thường vào năm 1983.

25 Tháng 3 Năm 1994 | THUẬN LÊ VÀ LILY DIZON | NHÂN VIÊN TIMES STAFF

Gần 1.300 người Mỹ gốc Việt đã nộp hồ sơ trong tháng này nhằm khôi phục tài sản và tài sản ở quê nhà dường như không còn may mắn.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người yêu cầu bồi thường phải là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm họ mất tài sản trong chiến tranh Việt Nam để đủ điều kiện để được bồi thường từ chính phủ Việt Nam. Quan trọng hơn, họ phải nộp đơn kiện vào năm 1983.
Các quan chức với cộng đồng người Việt Nam Nam California, cơ quan phi lợi nhuận đã đưa ra 1.285 đơn xin bồi thường mới trong hai tuần vừa qua, cho biết họ biết về thời hạn năm 1983 và luật lệ về quyền công dân nhưng vẫn tổ chức lái xe.
Ông Liên Nguyễn, người tổ chức ứng cử, cho biết nhóm này hy vọng gây áp lực lên Quốc hội để sửa đổi luật năm 1980 đưa ra các quy định và cho phép những người nhập cư Việt Nam gần đây hơn để nộp đơn xin bồi thường.
Tổ chức này cũng hy vọng đưa ra một "tuyên bố chính trị", ông nói.
"Chính phủ Cộng sản ở Việt Nam không tin vào quyền sở hữu tài sản cá nhân. Tất cả mọi thứ đều thuộc sở hữu của chính phủ", ông Nguyễn, người đứng đầu ủy ban bảo vệ tài sản của nhóm, nói.
"Nhưng nếu chúng ta có thể làm cho họ thậm chí chỉ ngồi xuống để thảo luận về điều này với chúng tôi, thì chúng tôi sẽ làm cho họ nhận ra rằng có một quyền như thế. Đó sẽ là một chiến thắng", ông nói.
Một phát ngôn viên của Văn phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York cho biết cộng đồng người Việt Nam Nam Cali đang quá lạc quan.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng chính phủ Việt Nam không có kế hoạch nhận những yêu cầu từ những người chạy trốn năm 1975 nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ vào thời điểm đó", ông Trần Quý Đức. "Những người đang cho họ hy vọng là không thực tế."
*
David Bradley, cố vấn cho cơ quan chính phủ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thương lượng các yêu sách với chính phủ Việt Nam, cho biết những người nộp đơn mới sẽ chỉ được bồi thường nếu "Chính phủ Việt Nam đồng ý làm như vậy ... hoặc nếu họ thuyết phục Quốc hội sửa đổi luật . "
Chỉ có 192 người yêu cầu bồi thường được coi là có đủ điều kiện để sở hữu tài sản cá nhân và tài sản công ty trị giá 99.5 triệu đô la theo các đơn nộp vào năm 1983.
Các công ty yêu sách bao gồm các công ty lớn như IBM World Trade Corp, Metro-Goldwyn-Mayer / United Artists Entertainment Co., Warner Bros. Inc. và General Electric Co.
Bốn cư dân Quận Cam - một trong những người gốc Việt - nộp trước thời hạn, yêu cầu khoảng $110,000 trong tài sản bị mất và tài sản khác, Bradley nói.
Họ là Robert J. Burns của Westminster, người đã chết; Cúc Pham Norris của Orange; và Pauline và Richard Wright thuộc Thung lũng Fountain. Tất cả đều tìm kiếm sự bồi thường cho sự mất mát của các doanh nghiệp.
Paul Sowa, luật sư của Tustin, đại diện cho bất động sản của Robert J. Burns, nói: "Tôi đã được nói rằng chắc chắn có một cơ hội tốt để khách hàng của tôi được bù đắp.
Burns là một doanh nhân của Westminster sở hữu Công ty Index, nơi cung cấp thực phẩm và nhà ở tại Việt Nam cho các thành viên của một ủy ban quốc tế.
Chính phủ Việt Nam nợ những người thừa kế của Burns khoảng $70,330, mà không quan tâm, Sowa nói. Các luật sư cho biết ông không thể dự đoán được khi nào bồi thường có thể được trả.
Bà Nga Nguyễn, 55 tuổi, người đã nộp hồ sơ cuối tuần tại Cộng đồng Việt Nam tại văn phòng Westminster ở Nam California, cho biết cô rất ngạc nhiên khi biết rằng cô không đủ điều kiện để lấy lại hai ngôi nhà cô đã mất ở Sài Gòn và Ban Me Thuot, một thị trấn ở vùng cao nguyên trung phần. Các tài sản đã bị chính quyền cộng sản tịch thu năm 1979, khi Nguyễn trốn sang Hoa Kỳ.
*
"Tôi không nghĩ rằng luật pháp là đúng," Nguyễn nói. "Trước hết, tôi chưa bao giờ nghe nói về sự tồn tại của đạo luật 1983 cho đến bây giờ và do đó không thể nộp đơn đòi lại những gì sự mất mát.
"Thứ hai, làm sao tôi có thể có được một công dân Mỹ vào thời điểm tôi bị mất nhà của tôi?"
"Tôi đoán luật pháp không quan tâm đến việc mất tài sản của  người Mỹ gốc Việt," ông Nguyễn nói thêm. "Tôi hy vọng cộng đồng Việt Nam bằng cách nào đó có thể thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ giúp chúng tôi thu hồi một số tài sản đã bị cưỡng bức lấy đi khỏi chúng tôi".

Khi được thông báo rằng cộng đồng người Việt Nam ở miền Nam California đã biết luật pháp, ngay cả khi không có, ông Nguyễn nói: "Ít nhất họ cũng cố gắng, và tôi có thể nói nhiều hơn về luật pháp".

Bradley, luật sư của ủy ban, cho biết Quốc hội đã thông qua đạo luật năm 1980 cho phép Uỷ ban Giải quyết Yêu sách Nước ngoài, một cơ quan bán độc lập nằm trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, chấp nhận các khiếu nại về tài sản bị mất tại Việt Nam.
Luật được đưa ra vào tháng 2 năm 1983, là thời hạn cho tất cả các đơn đăng ký. Ủy ban này đã hoàn thành việc lập danh sách các khiếu nại vào năm 1986.

Cuộc thảo luận đầu tiên về tài sản này được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 2 và 1 tháng 3, chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam. Các cuộc đàm phán dự kiến ​​sẽ tiếp tục vào tháng tới.
Ngừơi yêu cầu bồi thường cũng muốn hưởng 6% lãi phát sinh hàng năm, kể từ năm 1975, khi Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản đánh bại.

HẾT TRÍCH

Tính từ ngày 26 tháng 2 năm 1986, Uỷ ban Dàn Xếp Khiếu Nại đã hoàn thành một chương trình xác định tính hợp lệ và số tiền của người Hoa Kỳ yêu cầu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bồi hoàn phát sinh từ việc quốc hữu hóa hoặc thu giữ bất động sản. Chương trình này đã được luật công cộng 96-606 cho phép thêm vào tiêu đề VII của Đạo luật giải quyết các khiếu nại quốc tế năm 1949. Ủy ban đã đưa ra quyết định 534 tuyên bố cấp phép cho 192 nguyên đơn đòi tổng số tiền gốc là $99,471,983.51. Chương trình này đã đưa ra phán quyết trước khi yêu cầu bồi thường vì thời gian đó chưa đạt được thoả thuận giải quyết khiếu nại. Vào năm 1995, Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giải quyết yêu sách của Unites States với một khoản thanh toán một lần của Việt Nam là 203.504.248,00 USD.
***

Nhìn lại vụ đòi tài sản do ông tiến sĩ Cò Mồi Nguyễn Đình Thắng đang quảng cáo rầm rộ, "diễn kịch "lói" phỏng vấn" với Thị Nở Nặc Nô Hoàng Lan Chi, bày trò Sơn Đông Mãi Võ khua chiêng đánh trống inh ỏi nhưng không có gì là mới mẻ.
Chẳng qua đó là hành động sao chép ý tưởng của một số người đã từng nuôi ảo vọng, những kẻ mộng du nuôi tâm lý trúng số.
Tiến sĩ đào mỏ Nguyễn Đình Thắng hết trò nên moi một sự kiện thất bại đã cũ tân trang lại để một đám luật sư ế khách, đói tiền bám sát thời cuộc hy vọng thiên hạ lớ ngớ nạp hồ sơ khiếu kiện để có cơ hội làm giàu qua trò bịp bợm, hợp pháp dưới hình thức dịch vụ pháp lý.

Chương trình tu bipđòi tài sản này chắc chắn có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nguyễn Đình Thắng – Cao Quang Ánh và vài công ty luật vì nhắm vào số người mộng du, ảo tưởng tôi thường gọi là Việt Ngu. Tuy nhiên những người đã sống trên đất Mỹ mấy chục năm chắc chắn không ai lọt vào cái bẫy dởm của tiến sĩ Cò Mồi Nguyễn Đình Thắng đang cố gắng bằng mọi cách để rây máu ăn phần.

Sở dĩ chúng tôi gọi là trò bịp vì Nguyễn Đình Thắng đang cố tình "chính trị hóa dịch vụ pháp lý làm đơn đòi tài sản" trở thành chuyện vận động cho một chương trình đã có sẵn và hết thời hiệu từ năm 1983.

Mới hôm qua Nguyễn Đình Thắng diễn trò ra thông cáo về việc sẽ hội thảo với mấy thượng nghị sĩ ở Florida về vấn đề chàng Thắng đang cò mồi. Thực ra Thắng bày trò kiếm cớ để thu gom một số người Việt nhằm biểu dương với văn phòng Thượng Nghị Sĩ ở tiểu bang Florida. Thái độ làm việc như vậy không thành thực vì gần đây nhất cộng đồng Mỹ gốc Cuba đã thêm một lần thất bại trong việc "đòi lại tài sản" cho người Mỹ gốc Cuba. Lý do tình trạng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba không tiến triển khả quan.

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã bình thường từ hơn hai chục năm, chuyện bồi hoàn cho công dân và công ty Hoa Kỳ đã hoàn tất trước khi bỏ cấm vận. Việt Nam hiện nay đã là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ nên không có khó khăn gì để một người tỵ nạn trở về đòi lại tài sản bị tịch thu một cách phi pháp.
Ngày nay quý vị có thể đòi trực tiếp ở Việt Nam nhưng hãy suy nghĩ cho kỷ vì số tiền phải bỏ ra cho các thủ tục pháp lý chắc chắn không phải nhỏ. Thậm chí giá trị tài sản đòi được không bằng số tiền phải bỏ ra.

Đối với những thành phần trong triều đình VNCH có nhiều tài sản do cướp bóc của lương dân, tham nhũng mà có thì chớ nuôi ảo tưởng vì bản thân chúng tôi cũng thấy đó chỉ là của phi nghĩa, của ăn cướp, của vơ vét tham nhũng trên máu xương đồng bào chiến sĩ trong khi cầm quyền mà thôi. Vì thế nhưng người nào muốn đòi lại tài sản ở Việt Nam không việc gì phải làm chuyện ngu đần nộp tiền cho anh cò mồi Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn của hắn.

Trước đây chúng tôi vẫn thường chỉ trích những trò hề đấu tranh dân  chủ nhân quyền cho Việt Nam ở hải ngoại và gọi  đó là "trò đấu tranh dân chủ cuội - nhân quyền dởm". Thực tế dởm đó vừa qua Nguyễn Đình Thắng đã diễn kịch lói với Thị Nở Nặc Nô Hoàng Lan Chi đã lộ rõ tính chất của những trò vận động đấu tranh đó đích thực là dối trá hơn "Cuội".

Đồng thời qua bài viết này chúng tôi muốn nhắc quý đồng bào chớ nuôi ảo tưởng chính phủ hay quốc hội Hoa Kỳ can thiệp đòi lại được tài sản cho những người tỵ nạn trở thành công dân Hoa Kỳ sau 1975.  Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra, những lời hứa hẹn nếu có chỉ là bánh vẽ vì luật của Hoa Kỳ chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ Hoa Kỳ không có hiệu lực phổ quát toàn cầu. Can thiệp vào công việc nội bộ, luật pháp của các quốc gia khác là điều tối kỵ trong bang giao quốc tế. Chính phủ Hoa Kỳ không có nghĩa vụ và quyền hạn  để làm những chuyện ngoài thẩm quyền do Hiến Pháp- Pháp Luật Hoa Kỳ quy định.

Và quý vị hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó bọn Mafia Đỏ sụp đổ, trước sự phẫn nộ của quốc dân, những tên đứng đầu triều đình của chúng cũng "bỏ của chạy lấy người", bôn tẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc như bọn gia nô,  tham quan, ô lại của triều đình Nguyễn văn Thiệu năm 1975. Chúng sẽ trở thành công dân Hoa Kỳ không lẽ nhà cấm quyền lúc đó ở Việt Nam cũng phải nghe theo lời "bố Mỹ, mẹ Tầu" để trả lại của ăn cướp, của phi nghĩa cho chúng hay sao?




Kim Âu

DEC17/2017



Ngày nay có thể những người cao tuổi không đọc được Anh văn nhưng trong gia đình nào cũng có con cháu thuộc thế hệ hai thừa khả năng giải thích các văn bản pháp  lý cho người lớn tuổi . Chuyện đòi sản quý vị có thể bấn vào cách links đính kèm  để hiểu rõ sự thật



Comments

Popular posts from this blog