THIẾU LÂM: MỘT THẤT BẠI CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA TRUNG HOA

Trần Công Lân.

alt
Năm thế kỷ trước công nguyên (6th-5th century BCE), Lão Tử đã bỏ nhà Châu đi biệt tích. Khi qua ải, quan trấn ải biết ông là hiền triết, xin chỉ dạy. Ông viết và để lại Đạo Đức Kinh với những lời dạy bí hiểm hầu như không ai có thể hiểu nổi. Phải chăng Lão Tử cũng đã nhìn thấy dân Trung Hoa là bất trị về mặt đạo đức?
Gần một thế kỷ sau, khi Bồ Đề Đạt Ma (Đạt Ma sư tổ) từ Ấn sang Trung Hoa truyền đạo (Phật). Lương Võ Đế (năm 502-557) mời vào cung bàn luận. Sư thấy vua còn mê muội với công đức trần tục nên bỏ lên núi Thiếu Lâm, quay mặt vào vách núi, diện bích (xem Bích Nham Lục) suốt 9 năm cho tới khi Huệ Khả tự chặt tay, cầu đạo mở đường cho Thiền tông phát triển tại Trung Hoa. Nhưng Đạt Ma sư tổ nhìn thấy tương lai của Thiền tông Trung Hoa chỉ truyền được 5 đời (“Hoa mai năm cánh nở”). Quả nhiên đến đời Hoằng Nhẫn (Ngũ tổ) trao y bát cho Huệ Năng, một kẻ cầu đạo đến từ miền nam Trung Hoa (có tin là Hải Nam, có nguồn tin cho là từ VN sang Trung Hoa cầu đạo). Nhưng vì Giáo Thọ Thần Tú, là người thông kinh luật, kèn cựa tranh quyền, Huệ Năng bỏ về Nam. Thiếu Lâm chia Nam-Bắc phái và suy tàn từ đó. Đó là chuyện đạo.
Chuyện đời, thực tế là vì lam sơn chướng khí, Đạt Ma sư tổ dạy võ thuật để bảo vệ sức khoẻ chư tăng. Nhưng tu tập đạo pháp thì khó khăn, võ thuật trở thành cái cớ để tránh tu tập. Khi chánh pháp theo Huệ Năng về phương Nam thì tại Thiếu Lâm võ thuật đã bùng lên để che dấu nỗi buồn mất chánh nghĩa (không phải “nỗi buồn chiến tranh”). Từ đó Thiền tông Trung Hoa chia nhánh và suy tàn nhưng võ thuật Trung Hoa nổi tiếng từ đó. Đạo Phật tại Trung Hoa trở thành môi trường thương mại, mê tín, cúng bái… theo truyền thống Hán hóa của người Hoa. Thời nhà Thanh, loạn quyền phỉ do Hồng Tú Toàn mượn phong trào võ thuật để kết bè đảng nổi loạn. Từ đó trở đi võ thuật cũng bị đàn áp luôn.
Khi CS chiếm Trung Hoa 1949, Phật giáo bị hủy diệt và đạo đức của tôn giáo được thay bằng “đạo đức” cách mạng. Hơn 80 năm sau, Trung Cộng (TC) phải thay đổi kinh tế tập trung của Karl-Marx bằng kinh tế thị trường. Vì giao thương với quốc tế, TC cần tái lập nền tảng đạo đức xã hội. Nhưng lý thuyết CS không có chương dạy đạo đức trong giáo dục, xã hội, buộc TC phải quay về Lão-Khổng và Phật.  Nhưng sau bao năm tàn phá, chư tăng không còn người chân tu. Tuy TC chiếm đóng Tây Tạng từ 1950, là xứ có truyền thống Phật giáo lâu đời, nhưng vì Phật giáo Tây Tạng không chịu khuất phục sự chỉ huy của TC nên Phật giáo Tây Tạng (PGTT) không phát triển tại TC mặc dù người Hoa bắt đầu ý thức và sang Tây Tạng tu học. Thay vào đó, nhà nước TC mở chiến dịch quảng cáo Thiếu Lâm như trung tâm võ học của Trung Hoa và thế giới. TC hy vọng với kỷ luật kiên trì tập luyện của chư tăng Thiếu Lâm sẽ đại diện cho đạo đức Trung Hoa.
Nhìn vào những đoạn phim quảng cáo công phu kinh hồn của các nhà sư Thiếu Lâm, có ai tự hỏi nếu bỏ thì giờ ra tập luyện như vậy thì đâu là thời gian tu tập chánh pháp? Và biểu diễn võ thuật như vậy thì có ý nghĩa gì? Kêu gọi quần chúng tập võ (tiếng tăm, uy tín, tham vọng) hay tu tập giáo pháp (không Tham-Sân-Si) để giữ đạo đức: không gian dối, giết người … nhưng Nhà nước, đảng viên chẳng hề tập võ hay học hỏi giáo pháp thì rõ ràng Nhà nước không có đạo đức rồi, làm sao nêu gương tốt cho xã hội. Đó là lý do truyền thống tham nhũng ăn sâu vào tâm khảm mọi người dân Trung Hoa.
Thay đạo học bằng võ học, TC hy vọng có thể đi theo con đường của Nhật (Thần đaọ, võ sĩ đạo, judo) mà Đại Hàn đã theo và thành công (Karate). Nhưng “đạo” thực sự chỉ là con đường tinh thần (trong tâm) không phải con đường vật chất dẫn lên núi Thiếu Lâm học võ thuật. Và con đường tinh thần đòi hỏi giáo dục, giáo dục cá nhân (bản thân) và người khác (xã hội).
Một lý do khác mà TC tận diệt Pháp Luân Công (PLC) vì môn phái dạy dân nghèo giữ sức khoẻ và tinh thần vững bền không cần thầy, không ăn uống cầu kỳ, không cần nơi tập luyện, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp … và nhất là thoát khỏi sự đe dọa, kiểm soát của nhà cầm quyền. Tuy PLC duy trì đạo đức nơi người dân nhưng vô tình lại dẫn người dân ra khỏi tầm kiểm soát, đe dọa của Nhà nước TC và phá hỏng kế hoạch “Thiếu Lâm” để an dân, trị nước của đảng CS Trung Hoa. TC đang phát triển các trung tâm văn hóa để phổ biến Khổng học. Nhưng tư tưởng “trung quân, ái quốc” (Quân-Sư-Phụ)  đã từng ru ngủ Trung Hoa trong nhiều thế kỷ liệu có thể chuyển hóa tinh thần “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”?
Cũng như Lão tử, PLC chỉ có một cuốn “Pháp Luân đại pháp” chỉ dạy cách tập luyện, không thầy, không trụ sở, miếu đền, không tài sản, không có cả người truyền đạo… Đạo Lão và PLC là đạo vô sản thứ thiệt, không phải “vô sản” giả hiệu như những cán bộ cộng sản rêu rao. Không có bạo lực nào có thể khuất phục những con người vô sản như vậy vì không thể xâm nhập, lũng đoạn, xuyên tạc, mua chuộc hay bôi xấu. Đó là điều TC sợ mà không dám nói ra.
Như Đạt Ma sư tổ nói từ hàng ngàn năm trước: phải đạt đạo mới cứu đời (Thượng cầu Bồ đề, Hạ hóa chúng sinh). Làm sao để tu sửa bản thân nếu không có “Tu dưỡng Thắng Nhân” (xem Lý Đông A http://www.thannghia.org). Cộng sản cũng chủ trương “cải tạo” là một hình thức giáo dục của Duy Vật chủ nghĩa qua biện chứng pháp. Nhưng từ những người lãnh đạo như Lenin, Stalin, Mao… là những tay gian hùng, giả dối qui tụ xung quanh cũng toàn “cá mè một lứa” thì giáo dục cũng là giả tạo. Kết quả không phải chỉ kinh tế suy đồi mà văn hóa cũng suy tàn theo.
Mỉa mai thay: “Giáo dục là khởi điểm và cũng là chung điểm của chính trị” (LDA. Duy Nhân Cương Thường). Mà Trung Cộng cai trị Trung Hoa không bằng “chính trị” mà bằng thủ đoạn, bạo lực cách mạng của Stalin mượn cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân để nắm quyền lực. “Lấy cứu cánh (kết quả) biện minh cho phương tiện (cách thực hiện)”, Cộng sản đã cố tình bỏ quên đi phần “phương tiện xác định cứu cánh” (Education & Significant of Life. Krishanmurti. Chapter 2: The Right Kind of Education:  cứu cánh quan trọng hơn phương tiện; nhưng phương tiện lại xác định cứu cánh). Vì dùng phương tiện xấu (bạo lực) nên kết quả xấu chứ không thể nào là thiên đường xã hội chủ nghĩa được. Chính mới trị, có chính đáng (đúng) thì mới cai trị (công dân giáo dục) mà không phải sai, sửa rồi lại sửa sai. Vậy thì cộng sản không thể gọi là “chính quyền” mà chỉ có thể gọi là kẻ cầm quyền. Và tuy CS cũng có Quốc Hội cũng chỉ là giả tạo, là tay sai của Đảng hội họp mà thôi.
Tiếc thay VN cũng đi vào con đường đó.
Trần Công Lân.

Comments

Popular posts from this blog