3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến!

Bình Nguyên | 



3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến!
3 loại hỏa lực mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại tới IndoDefence 2018.

Việc CNQP Việt Nam tự chủ được vũ khí trang bị đến cấp sư đoàn bộ binh là một bước đột phá rất lớn. Nhưng chúng ta sắp làm được hơn thế, đó là tiến tới xuất khẩu.

CNQP Việt Nam tự chủ sản xuất vũ khí mang vác tới cấp sư đoàn bộ binh
Với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật có hạn, tuy nhiên trong những năm gần đây, công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng tự hào, đó là ta tự chủ chế tạo và sản xuất được nhiều loại vũ khí, trong đó có một số loại tiệm cận trình độ của khu vực và thế giới.
Trong tương lai, nếu có xung đột xảy ra, khi mà tiềm lực của Việt Nam chưa đủ để "đôi công" trực tiếp với các loại vũ khí công nghệ cao, có điều khiển chính xác của đối phương thì để phòng thủ và phản công lâu dài, vũ khí mang vác vẫn sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp ta đánh thắng trong môi trường tác chiến phi đối xứng.
Và vì thế, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, CNQP Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được các công đoạn thiết kế, chế tạo và sản xuất hàng loạt các loại vũ khí mang vác từ súng ngắn, súng trường tiến công, súng bắn tỉa, trung liên, đại liên cho tới súng chống tăng và pháo cối để trang bị tới cấp sư đoàn bộ binh đủ quân.
Từ giờ trở đi, các đơn vị bộ binh Việt Nam có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm quốc phòng "Made in Vietnam" mà không còn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí thông thường nữa.
Đối với súng bộ binh, CNQP Việt Nam đã sản xuất được súng AK/Galil ACE; súng máy PKMS, NSV; súng phóng lựu AGS-17; súng chống tăng RPG; súng chống tăng không giật SPG-9...
Đi kèm theo đó là các thiết bị trinh sát sản xuất trong nước như kính quan sát, kính ngắm ngày và đêm,... với độ chính xác cao, mở rộng uy lực cho những vũ khí "Made in Vietnam".
3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến! - Ảnh 1.
Gian hàng của CNQP Việt Nam tại IndoDefence 2018. Ảnh: Armyrecognition.
Không những tự chủ sản xuất các loại vũ khí bộ binh phục vụ chiến lược trang bị của các lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, CNQP nước ta đang chuẩn bị cho một bước tiến dài hơn, xa hơn, đó là xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài.
Thời cơ đã đến: 3 loại hỏa lực mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại
Nếu ai chưa từng nghĩ rằng vũ khí bộ binh Việt Nam có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới thì hãy mơ dần đi là vừa. Bởi lẽ, CNQP nước ta đã chính thức giới thiệu vũ khí "Made in Vietnam" với bạn bè quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hôi xuất khẩu.
Tại gian hàng của CNQP Việt Nam tại Triển lãm IndoDefence 2018 ở Indonesia, các loại vũ khí bộ binh "Made in Vietnam" đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của các đoàn quan chức quốc phòng nước ngoài mà còn gây ấn tượng mạnh với khách thăm quan.
Nổi bật nhất chính là 3 loại vũ khí mang vác có hỏa lực mạnh nhất đã và đang được trang bị cho các sư đoàn bộ binh Việt Nam gồm: Cối 100mm, súng phóng lựu chống tăng RPG-7 và súng chống tăng không giật SPG-9.
3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến! - Ảnh 3.
3 loại hỏa lực mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại tới IndoDefence 2018.
Trong đó, cối 100 "Made in Vietnam" là sản phẩm hoàn toàn do các nhà thiết kế tài hoa của Việt Nam tự phát triển và được sản xuất tại Nhà máy Z125 (Tổng cục CNQP). Chúng ta đã làm chủ được một trong những phần khó nhất của công nghệ chế tạo súng cối, đó là luyện thành công nòng súng.
Các loại đạn mới đi kèm với cối 100 cũng đã được hoàn thiện, đáng chú ý là đạn cối cát-xét (đạn mẹ - con) có ngòi nổ hẹn giờ điện tử giúp cắt nổ chính xác, đạn mẹ rải đạn con đúng vị trí mong muốn, đảm bảo tiêu diệt mục tiêu, nâng cao hiệu quả chiến đấu của loại hỏa lực mang vác cực mạnh này.
3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến! - Ảnh 4.
Súng RPG-7 lắp đạn PG-7VS do Việt Nam chế tạo. Ảnh: QĐND.
Súng chống tăng RPG-7 "Made in Vietnam" có uy lực vượt trội nhờ được trang bị các loại đạn mới như đạn xuyên hai tầng PG-7VR và đạn PG-7VS lần lượt có sức xuyên giáp 700mm và 400mm, đủ sức hạ gục hầu hết các loại phương tiện xe tăng, xe bọc thép, kể cả những loại có trang bị giáp phản ứng nổ.
Súng chống tăng không giật SPG-9T2 "Made in Vietnam" là loại vũ khí chống tăng có uy lực thuộc loại hàng đầu của Việt Nam. Khi sử dụng đạn nổ lõm PG-9NVT, súng có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly 1,2km với sức xuyên giáp thép dày 550mm hoặc với đạn nổ phá mạnh OG-9BG1 chống bộ binh, súng có thể diệt mục tiêu ở cự ly tới 6,5km.
3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến! - Ảnh 5.
Súng chống tăng SPG-9T2 đã được trang bị cho các đơn bị bộ binh.
SPG-9T2 của Việt Nam được phát triển trên cơ sở kế thừa và phát huy những đặc điểm vượt trội từ nguyên mẫu súng chống tăng không giật SPG-9 của Nga với uy lực sát thương cao với các mục tiêu xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, công sự,...
Đáng chú ý là 2 loại vũ khí cối 100mm và súng chống tăng SPG-9T2 đều có thể được lắp đặt lên các phương tiện cơ giới hạng nhẹ như xe bọc thép chở quân, xe vận tải quân sự nhằm tăng khả năng cơ động nhanh trên mọi loại địa hình.
Ngoài các loại hỏa lực mạnh kể trên, tại IndoDefence 2018, CNQP Việt Nam còn giới thiệu súng cối triệt âm sử dụng đạn cỡ 50mm, khi bắn không có âm thanh, không hề tóe lửa và cũng không giật, rất thích hợp cho tác chiến của đặc công, đặc nhiệm; tác chiến trong môi trường đô thị.
3 loại vũ khí mạnh nhất của sư đoàn bộ binh Việt Nam xuất ngoại chào bán: Thời cơ đã đến! - Ảnh 7.
Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh - Phó Chủ nghiệm Tổng cục CNQP giới thiệu với các đoàn khách thăm quan loại súng cối triệt âm "Made in Vietnam".
Với những ưu điểm vượt trội như vậy, chắc chắn trong tương lai gần, các loại vũ khí bộ binh mang vác cực mạnh này có thể sẽ giành được những khách hàng nước ngoài đầu tiên.
Các hợp đồng xuất khẩu sẽ giúp phát huy tối đa năng lực sản xuất của các nhà máy quốc phòng, đồng thời duy trì hoạt động của các dây chuyền cũng như đội ngũ công nhân/kỹ sư/thợ kỹ thuật lành nghề mà CNQP nước ta phải mất nhiều năm mới đào tạo được.

Comments

Popular posts from this blog