Phồn thực là cái… chi chi?

Mặc Ngôn
Inline images 1


Mấy tuần nay tôi gửi một đợt bài về những đề tài mà tôi nghĩ rằng có nhiều người để tâm và sẽ góp ý để chúng ta cùng tìm cách giải đáp thắc mắc và khám phá lối hành xử, để có thể đêm đêm ngủ yên với lương tâm. Nhưng số người hưởng ứng quá ít nên thôi đành nói chuyện khác vậy!

Hy vọng tôi không đoán sai khi nghĩ rằng đề tài tôi sắp bàn đến sẽ làm nhiều người “thích” hay ít nhất tò mò muốn biết tôi viết về cái quỷ quái gì. Nếu có quý vị nào đoán là “sex” thì congratulation, you got it! Tuy nhiên, xin nói liền rằng trong trường hợp này tôi muốn viết về tính (dấu sắc) dục chứ không phải tình (dấu hỏi) dục.

Nguyên nhân là thế này: ngày hôm qua một người bạn nêu đích danh tôi trong một hộp thư công cộng và hỏi về một từ ngữ mà tôi chưa hề nghe. Vì tôi biết bạn thừa khả năng để tự tìm dữ kiện trên Internet, lý do bạn hỏi chắc phải là ... chuyện khác, hay chuyện lạ. Người bạn hỏi về cụm từ “phồn thực”.

Phồn thực là cách phát âm Hán-Việt của 繁殖 và chỉ cần hỏi Wikipedia thì ta có thể biết rằng nó làreproduction trong cả hai ngôn ngữ Anh và Pháp; thế có nghĩa rằng đây là một danh từ khoa học của người Tàu để nói về hiện tượng sinh con đẻ cái của các chủng loại trên địa cầu, theo cả hai lối hữu tính (dục) hay vô tính. Thực  là trồng trọt, hay sinh nở, từ rất quen thuộc với chúng ta trong cụm từ thực dân (thực đây không có nghĩa ăn của một đồng âm thực khác). Phồn  được dùng trong các từ phồn vinh, phồn thịnh, phồn hoa và có nghĩa nhiều hay rậm rạp. Hoàn toàn không dính dáng vì với tính dục, hay tình dục hết. Phồn thực chỉ là từ để nói về một khía cạnh cần thiết để sinh vật bảo tồn nòi giống.

Muốn kiểm chứng về ngôn từ cho chắc ăn, ta có thể chuyển ngữ trang en.Wikipedia cho reproduction qua tiếng Nhật và ta được trang 生殖 sinh thực, còn gọi là sinh sản.

Thế nhưng, nếu ta bảo Google cung cấp ta dữ kiện cho từ phồn thực bằng chữ quốc ngữ thì ta sẽ ... chưng hửng! Google Images cho ta những hình này -- xin báo động trước cho các bà các cô hay quý vị với mức độ đạo đức mẫn cảm: đừng bấm vào link phồn thực - Google Images) -- Và Google cũng cho ta những trang nói về một hiện tượng “tín ngưỡng” trong văn hóa Việt như hai trang tiêu biểu này:



Tôi ngạc nhiên quá bảo Google tìm tòi hình ảnh của 繁殖thì được đưa tới những hình hoàn toàn “thiên nhiên” mà quý vị có thể thấy trong link 繁殖 - Google Images này, tôi không cần cảnh báo trước. Thế có nghĩa rằng những gì người Việt quốc nội đang nói về phồn thực là một sáng chế hoàn toàn Việt.

Từ bé tới giờ tôi chưa hề nghe đến cụm từ này và phân vân: cho dù có thể rằng tôi sống trong một gia đình và môi trường mà không ai dùng từ đó trước mặt con nít, không có cách gì tôi chưa hề găp chúng trong sách báo vì tôi là con mọt sách.  Tôi đã gặp những cuốn sách như Bảy đêm khoái lạc hay Ái tình bửu giám từ thời tiểu học (cho các độc giả không hay, Ái tình bửu giám là một cuốn sách dạy về sex đứng đắn đầu tiên ở NV.) Thế thì từ phồn thưc xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ? Vì thắc mắc đó, tôi chỉ hồi âm riêng cho bạn và tìm dữ kiện từ hai người bạn, một người cùng lứa tuổi với tôi và biết rộng về văn hóa Việt, người kia sinh trưởng ở Hà Nội và có thể cho tôi biết từ phồn thực xuất hiện trong hoàn cảnh nào.

Người thứ nhất cũng có tài lội Internet như tôi và cung cấp những dữ kiện mà tôi có thể tự tìm lấy. Thế có nghĩa là ông bạn cũng chưa hề nghe đến từ phồn thực lúc còn ở quê nhà. Hồi âm của người thứ nhì bảo rằng từ phồn thực đã được dùng từ lâu.

Thời còn bé tôi đã nghe dến chính sách “ba khoan” của Hà Nội: khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ. Muốn khoan đẻ thì phải khoan làm ... chuyện đó vì lỡ có thai rồi thì không còn khoan gì được hết! Từ thời đó tôi đã thắc mắc nếu làm được như thế thì lấy đâu ra người lao động ủng hộ cách mạng và đi bộ đội giải phóng? Quanh năm 1950, toàn đất nước có quanh 25.000.000 người; bây giờ có gần 97.000.000. Dân số tăng gần 4 lần trong 70 năm. Nhìn biểu đồ thì thấy mức tăng hàng năm của dân số cao nhất là quanh 1955-75.


Sao lạ thế: ba khoan không có hiệu  quả tí nào! Nếu ta tính thêm vào con số hàng triệu thường dân vô tội và chiến sĩ của hai bên chết trận thì đồng bào chắc phải là đã nỗ lực “mạc” khoan để mà bảo tồn dân tộc Việt!

Thời còn bé tôi cũng nghe đến cụm từ cán bộ hộ lý. Nếu quý vị nào tò mò lên mạng tìm dữ kiện về nó thì không thấy có gì đặc biệt lắm, nhưng những lời xầm xì tôi nghe thì gợi một khái niệm khác, rằng cán bộ hộ lý là những phụ nữ có chức phận phuc vụ nhu cầu tính dục của cấp lãnh đạo, hay chỉ huy, ngoài những công tác khác không kém quan trọng cho cách mạng. Y như rằng thi là giai cấp lãnh đạo Hà Nội hiểu nhu cầu sinh lý của các đồng chí nhưng không biết làm sao giải quyết nó ổn thỏa. Một người bạn kể tôi chuyện Hà Nội xử tử công khai một tướng nào đó vì tội ngoại tình, để nhắc các cán bộ chích sách ba khoan và để ngừa chuyện xao lãng công tác cách mạng. Các sinh viên miền Bắc qua Âu Châu du học, khám phá một khía cạnh mới của nhu cầu tính dục và nhìn nhau thở dài: “Sao ngày xưa chúng mình ngu thế!” “Ngu” là phải vì bác và đảng nhồi sọ tối ngày rằng phải sống “đạo đức”, dồn năng lực phục vụ cách mạng!

Nhìn mức sinh sản -- kết quả trực tiếp của nhu cầu tính dục và tình dục -- tăng cao nhất trong thời chiến, ta có cảm giác rằng thời đó, lúc tối lửa tắt đèn thì không có chuyện gì đáng làm hơn là ... làm tình để ... quên sự đời; đạo đức chỉ là hình ảnh phơi ra ban ngày. Làm tình thì cần nhưng không dám nói ra nên đặt bày cái từ phồn thực như là tiếng lóng để bàn về cái taboo--quốc cấm.

Một điều khôi hài trong các bài viết về phồn thực tôi thấy trên mạng là người ta sao chép nhau khía cạnh văn hóa và tín ngưỡng. Không có gì buồn cười bằng nghe từ tín ngưỡng trong một xã hội đã bị tẩy não thành vô thần, vô tín ngưỡng trong gọng kìm Cộng Sản. Người ta dùng phồn thực để nói đến những tập tục văn hóa có chung cho nhiều sắc dân Ấn và Đông Nam Á. Và những tập tục đó được thể hiện trên các điêu khắc và tượng trình bày các bộ phận sinh dục và các hành động tính dục. Thế thôi, nếu muốn gọi là tín ngưỡng thì nó cũng chỉ từa tựa như thứ tín ngưỡng ở Điện Hòn Chén, nơi các bà mệnh phụ phu nhân hiếm muộn tới cầu tự. Chuyện gì có thể xảy ra khi các bà đang lên đồng thì ... mạnh ai nấy đoán. Tôi chỉ nghe một người bạn rành âm nhạc bảo rằng nhạc ở Hòn Chén “dậm dật như chachacha”.

Dù sao chăng nữa, xin quý vị rành về nguồn gốc của danh từ phồn thực cho tôi cao kiến.



Mặc Ngôn

Comments

Popular posts from this blog