alt

BS HỒ ĐẮC DUY : Trầm cảm
Trầm cảm (TC) được phân vào loại rối loạn cảm xúc được dùng dầu tiên vao thời Hypocrate.
Sau đó Pinet mô tả trầm cảm là 1 trong 4 loại loạn thần kinh. Năm 1992 Trầm cảm đã được các chuyên gia nghiên cứu và hoàn thiện về mặt bệnh lý hoc, phân loại học. WHO mới đây trong hướng dẫn và thống kê trong thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ V. Trong bản phân loại này TC được phân vào loại rối loan cảm xúc
TC được xem như là một gánh nặng cho xã hội trên thế giới 350 triệu người mắc phải chứng bệnh này, theo tiên đoán cua WHO thì dến năm 2020 là một trong 2 bênh gây tàn tật cho con người.
Số người bệnh ở Việt Nam con số bệnh càng ngày càng gia tăng dế chóng mặt, theo thống kê năm 2000 có 2,47 % dân số bị TC nhưng đến hôm nay tỷ lệ này là 3%, nữ nhiều hơn nam, không phân biệt tuổi tác
WHO định nghĩa TC là một rối loạn tâm thần phổ biến đặc trưng bởi sự buồn bả, cảm thấy tội lỗi, mất đi sự hứng thú, khoái cảm bị rối loạn giấc ngũ, kém tập trung.
TC có 2 thễ nhẹ và nặng thì cần phải điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý có thể dẫn đến tự tử
Bệnh có thễ tái phát nhiểu lân
NGUYÊN NHÂN GÂY TRẦM CẢM
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài văn hoá, tình huống xã hội, quan hệ xã hội… với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,….bên mãn tính ung thư giai đoạn cuối
Một số các yếu tố nguy cơ, gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng.
Lo âu và trầm cảm là những vấn đề tâm lý xã hội mà người thầy thuốc gia đình thường phải đối đầu nhiều nhất. Đây là trường hợp cần phải được xem xét vì không những tỉ lệ mắc chung của các rối loạn này cao trong xã hội chúng ta, mà còn vì tần số liên quan của nó với các rối loạn y học.
Các rối loạn lo âu xảy ra ở 30 đến 40% trong quần thể người lớn, tại một lúc nào đó trong cuộc đời của họ và 27% bệnh nhân đến khám thầy thuốc gia đình với các triệu chứng tâm thần là các triệu chứng lơ âu.
Ngoài ra, gần 10% nam giới và 20% nữ giới sẽ trải qua chứng trầm cảm khá rõ rệt trong cuộc đời của họ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trầm cảm là vấn đề tâm thần thường có nhất mà người thầy thuốc gia đình phải đối phó.
Tuy vậy, cả lo âu lẫn trầm cảm đều không được nhận biết bởi các thầy thuốc gia đình vì nó thường phải biểu hiện với các triệu chứng thân thể (somatic) như đau, hồi hộp, táo bón. Trầm cảm liên quan nhiều tới cách dùng thuốc và các bệnh y học. Sự ốm đau thường thúc đẩy nhanh trầm cảm ở người có tuổi.
Lo âu và trầm cảm làm cho xã hội phải trả giá cao về chi phí y học, mất ngày công và đau đớn về tinh thần. Như vậy, thầy thuốc có kỹ nǎng phát hiện và điều trị với cả hai vấn đề y học thường có này là rất quan trọng.
LO ÂU
Định nghĩa
Mỗi người chúng ta đều trải qua những lúc và có thể những giai đoạn lo âu kéo dài. Trong thực tế y học gia đình, bạn sẽ gặp những bệnh nhân với một loạt những triệu chứng khác nhau liên quan đến lo âu. Thường bệnh nhân lo âu đến với những lời phàn nàn về thực thể như nhức đầu, đau vùng thắt lưng, mỏi mệt, mất ngủ. Những triệu chứng này phản ánh sự phản ứng từ nhẹ đến nặng của chứng lo âu, và mục đích của bạn đối với bệnh nhân là xác định họ dang ở chỗ nào trong chuỗi liên tục đó (hình 36.1) và đưa ra cách chữa chạy thích hợp.

Các loại lo âu
Lo âu do tình huống hay thứ phát: là một chứng bệnh mà bạn sẽ thường gặp. Nó diễn ra trong khi đáp ứng với nhiều đòi hỏi hàng ngày của cuộc sống, có thể là chúng liên quan tới công việc, quan hệ hoặc những chuyển biến của cuộc sống bình thường như có mang, trung niên hoặc tuổi già. Lo âu do tình huống thường tự nó giảm đi. Người đã trải qua lo âu do tình huống sẽ đáp ứng tốt bằng cách nói với người khác những cảm giác của mình và nhận sự giúp đỡ của những người này.
Những chẩn đoán về tâm thần học chỉ cần thiết khi lo âu trở nên mạn tính và/ hay can thiệp vào sự thích nghi đang tiếp diễn với những sự kiện của cuộc đời.
Những triệu chứng chẩn đoán bệnh trầm cảm
Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không?
Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi
có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:
1. Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày. Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc nhận biết khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc).
2. Giảm hứng thú hay niềm vui trong gần như tất cả các hoạt động.
3. Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn mọi ngày.
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức.
5. Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
7. Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán, hay quên.
9. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngoài những triệu chứng kể trên, có thể có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi. Trẻ nhỏ trầm cảm có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng. Thanh thiếu niên gồm các biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Ở người trưởng thành thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thích ngồi lì trong nhà; thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự yếu đuối, đa sầu đa cảm như phụ nữ mà ngược lại, họ có thể trở nên bạo lực hơn…
Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và hỗ trợ điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Comments

Popular posts from this blog