LẬT LẠI VỤ ÁN XỬ TỬ MẤY NGÀN SĨ QUAN VIỆT MINH
Bùi Anh Trinh

Năm nay Tổng thống Trump quyết định cho giải mật những tài liệu về những ngày cuối cùng của Tổng thống Kennedy, trong đó cũng có đưa ra ánh sáng vụ giết oan gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Người Việt giờ đây mới nhao nhao lên tiếng bênh vực Ngô Đình Diệm trong khi trước đây cũng chính người Việt tin vào bịa đặt của CIA mà nguyền rủa gia đình họ Ngô không tiếc lời.

Trong khi đó lịch sử Việt Nam còn một vụ án oan khác mà người Việt cố tình nhém đi sau khi Trung Cộng cho giải mật hồ sơ Cố vấn Trung Cọng chỉ huy Quân đội CSVN từ 1950 đến 1954. Mà trong đó có vụ giết hết những sĩ quan trí thức trong quân đội Việt Minh.  Vụ án này đã được đại Tá Phạm Quế Dương và Đạ tại tá Thanh Tịnh nêu ra từ năm 1988 nhưng bị nhém đi sau Hiệp ước Thành Đô 1990.

Thành lập “Quân đội Nhân dân”

Sau hồi ký của Bí thư Trung ương ĐCSVN Hoàng Tùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ra hồi ký “Đường Tới Điện Biên Phủ”.  Ngay trong những trang đầu Tướng Giáp ghi rõ một dấu mốc lịch sử của việc thay ngôi đổi chủ của đảng CSVN và lực lượng kháng chiến Việt Minh :

“Mao Trạch Đông nói :  Việt Nam đang cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở Miền Bắc.”  ……“Ngay sau khi Bác trở về nước cuối tháng 3 năm 1950, các bạn Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện lời cam kết” ( Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 14 và 15)…

“Cho tới hết năm 1950, ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 1.200 tấn vũ khí, đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô”(Trang 109).

Những đoạn trích dẫn trên đây cho thấy  kể từ 1950 Việt Minh đã đổi chủ.  Ông chủ mới đã thành lập quân đội mới với vũ khí, trang bị mới;  đổi tên từ “Bộ đội Việt Minh” thành  “Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Hằng sư đoàn, trung đoàn được đưa sang TQ.  Chính Võ Nguyên Giáp dẫn 20 ngàn người đầu tiên sang Quảng Tây để được huấn luyện.  Ông kể :

“Tháng 4 năm 1950, 2 trung đoàn của 308 đi theo đường Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí.  Tiếp đó, 1 trung đoàn của 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây).  Bạn cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho 2 trung đoàn khác phải ở lại chiến trường để đối phó với quân địch…”

*Chú giải :  Như vậy truyền thuyết nói rằng quân đội Việt Minh từ giáo mác với gậy tầm vông mà đã dần dần biến thành Quân đội nhân dân với vũ khí hạng nặng để chọi với quân Pháp và chiến thắng là điều không thể có được.

Ngoài ra Võ Nguyên Giáp cũng xác nhận :  “Qua ba tháng luyện tập, được bắn đạn thật, các chiến sĩ tiến bộ khá nhanh.  Nhiều đồng chí Trung Quốc rất ngạc nhiên khi thấy bộ đội ta, từ cán bộ tới chiến sĩ, nghe giảng bài đều ghi chép rất nhanh, tỏ vẽ nghi ngại rằng trong quân đội Việt Nam có quá nhiều phần tử trí thức”

“Ta phải cố gắng làm cho bạn hiểu số đông cán bộ ta là học sinh, còn hầu hết chiến sĩ là thanh niên nông thôn, nhiều người chỉ bắt đầu học chữ sau khi vào bộ đội”.(trang 15).

Điều gì khiến các cán bộ Trung Quốc phải sợ trí thức trong quân đội Việt Nam?  Rõ ràng là họ không muốn quân đội của họ có lồng vào một số thành phần gai cấp thù địch.  Họ muốn đây là đội quân của Cọng sản, chiến đấu cho giai cấp vô sản, chứ không phải là đội quân kháng chiến yêu nước.

Loại bỏ trí thức trong vị trí chỉ huy, thay bằng bần cố nông thất học

Hồi ký của Tướng TQ Vương Chấn Hoa cho thấy ngay năm 1951 các cố vấn TQ đã phát hiện ra thành phần trí thức tiểu tư sản có trong đội ngũ QĐNDVN mới được thành lập ( Bộ đội Việt Minh cũ ) :

“Bởi vì Quân đội Nhân dân nói chung không đề bạt cán bộ trong chiến sĩ ( Bần cố nông ), mà là tuyển dụng học sinh thanh niên ( trí thức tiểu tư sản ) được học trường quân sự hoặc đợi huấn luyện tập huấn ngắn ngày, rồi phân phối về bộ đội làm cán bộ trung đội, đại đội… Đó là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức chiến đấu của bộ đội. Trong cán bộ các cấp hiện có thành phần cũng khá phức tạp” ( Bản dịch của Dương Danh Di ).

“Thành phần khá phức tạp” nghĩa là “có cả thành phần giai cấp kẻ thù của chủ nghĩa CS”  ( Trí-Phú-Địa-Hào :  trí thức, tư sản, người gàu có tại nông thôn, người có uy tín trong dân chúng ).  Ảnh hưởng tới sức chiến đấu nghĩa là bộ đội trí thức hễ thấy chết thì lùi lại, trong khi chiến thuật biễn người của Mao Trạch Đông dạy cho chến sĩ thấy chết thì cũng cứ xông tới để được chết vinh quang (!!).

Hồi ký của tướng TQ Vương Chấn Hoa :

Tháng 8/1950, sau khi đoàn cố vấn Trung Quốc đến Việt Nam, phía Việt Nam chỉ cần cố vấn giúp đỡ về công tác quân sự, còn về công tác chính trị không muốn để cho cố vấn nhúng tay vào. … ( Dương Danh Di dịch ).

Cũng theo Vương Chấn Hoa, Tướng cố vấn trưởng Vi Quốc Thanh coi đây là “vấn đề nhức nhối”, ông buộc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp phải loại thành phần trí thức ra khỏi các vị trí chỉ huy:

“– Một là luân phiên huấn luyện cán bộ hiện có, nâng cao tố chất quân sự và trình độ chính trị của họ. – Hai là coi trọng đề bạt cán bộ từ trong chiến sĩ, từng bước thay đổi thành phần của đội ngũ cán bộ. …” ( Vương Chấn Hoa, Dương Danh Di dịch ).

Ngoài ra hồi ký của tướng cố vấn TQ Vương Nghiên Tuyền xác nhận Võ Nguyên Giáp có nhận được chỉ thị của Vi Quốc Thanh và có nói hùa theo :

 “Các chỉ huy cao cấp dự toạ đàm cuối cùng nhận thức được trong chiến sĩ thực sự có nhân tài, nên đề bạt cán bộ từ trong chiến sĩ ( Tức là lấy binh sĩ thất học thay thê cho cấp chỉ huy trí thức ) . Sau chiến dịch Biên Giới, Võ Nguyên Giáp đi cùng cố vấn pháo binh Đậu Kim Ba, xuống bộ đội mở ba cuộc chiến sĩ toạ đàm …”

“…Sau đó đồng chí ( Giáp ) nói với cố vấn:  Bộ đội cấp dưới ( binh sĩ thất học ) có những nhân tài cầm quân đánh giặc. Ý kiến của các đồng chí ( cố vấn TQ ) đúng, phải tìm nhân tài có kinh nghiệm tác chiến từ cấp dưới, đưa lên vị trí lãnh đạo, mới có thể nâng cao sức chiến đấu”. ( Dương Danh Di dịch ).

Thế nhưng sau này Võ Nguyên Giáp lại viết hồi ký đổ cho Nguyễn Chí Thanh chứ không phải cố vấn TQ :

“Anh Thanh (Nguyễn Chí Thanh) cho rằng phần lớn cán bộ sơ cấp, trung cấp của ta ( tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng) xuất thân từ tầng lớp Tiểu tư sản học sinh, chỉ mới giác ngộ về dân tộc, còn ít giác ngộ giai cấp nên thiếu kiên định.  Trọng tâm đợt chỉnh huấn này, nên nhằm vào cán bộ” ( Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 210 ).

Các cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn là những người xuất sắc nhờ có kiến thức. Những người này được tinh lựa trong hàng ngũ binh sĩ mà lên;  vị trí chỉ huy của họ do được mọi người trong đơn vị tin tưởng mà đề cử ra.  Nhưng một điều trớ trêu là họ xuất sắc nhờ họ có học, nhưng sự có học của họ lại do vì xuất thân là con nhà tư sản.  Mà theo chỉ đạo của cố vấn La Quý Ba thì từ nay họ bị loại khỏi địa vị chỉ huy, thay vào đó là những anh Chí Phèo xuất thân bần cố nông thất học.

Và rồi thảm kịch bùng nổ khi Mao Trạch Đông cử cố vấn Kiều Hiểu Quang sang VN thực hiện Cách mạng Cải cách ruộng đất vào năm 1953.  Tướng TQ Vương Nghiên Tuyền ghi lại :

“…quân đội Việt Nam tiến hành chỉnh huấn quân sự, chính trị quy mô lớn vào hè thu năm 1953. Trước tiên triển khai chỉnh quân chính trị gần giống phong trào chỉnh quân kiểu mới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tiến hành giáo dục tố khổ, nâng cao giác ngộ giai cấp…”

“Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thông qua”Dự thảo cương lĩnh và chính sách ruộng đất” tháng 1-1953.. … tất cả cố vấn Trung Quốc trong quân đội Việt Nam đều lao vào công tác giúp quân đội Việt Nam” ( Thực hiện chiến dịch tố khổ ).

“ …. gần 10.000 cán bộ xuất thân từ công nông được thử thách trong chiến đấu đảm nhiệm các chức vụ quan trọng hơn…”( Dương Danh Di dịch ).

Gần 10.000 bần cố nông thất học được đưa lên làm chỉ huy.  Có nghĩa là gần 10.000 sĩ quan chỉ huy tài giỏi bị thay thế.  Họ bị hạ bằng phương pháp “tố khổ”, một hình thức giống như đấu tố trong Cải cách ruộng đất.  Kết quả của tố khổ là mấy ngàn sĩ quan chỉ huy bị giết.

Hồi ký của Hoàng Tùng : “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể.  Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953.  Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”!

Không thể trách các cố vấn Trung Cọng, họ đều xuất thân thất học nên suy nghĩ của họ là suy nghĩ của bần cố nông.  Nhưng tồi bại cho Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.  Hai ông đều là trí thức tiểu tư sản, xuất thân trường Tây, thế mà muối mặt nghe theo lời cố vấn giết oan mấy ngàn sĩ quan của mình.  Họ không có tội gì hết, chỉ có tội là yêu nước nhưng có tài nhờ có học !!

BÙI ANH TRINH
BÙI ANH TRINH
TƯỚNG GIÁP GIẾT OAN HẰNG NGÀN SĨ QUAN CỦA MÌNH
THÁNG MƯỜI MỘT 6, 2015 VIETNAMDAILY.NEWS           2 PHẢN HỒI
Người phản bội quân đội của mình

Năm 1951, sau đại hội thành lập Đảng Lao Động, tức là đại hội toàn quốc lần 2, cố vấn La Quý Ba thay đổi vị trí trong nhóm lãnh đạo Việt Minh, từ  Hồ Chí Minh tới Võ Nguyên Giáp hay tư lệnh Đại đoàn như Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh;  Trung đoàn trưởng như Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp, Lê Trọng Nghĩa v.v…Và ngay tới tận cùng của quân đội là cấp chiến sĩ cũng rơi vào một cuộc đổi mới, tổng sắp xếp theo thứ tự mới;  mà thứ tự mới này do cán bộ Trung Quốc đặt ra.

Vì cần dành các vị trí chỉ huy cho cán bộ Cọng sản cho nên người ta tìm cách buộc những người đang chỉ huy trong quân đội Việt Minh nhưng không phải là đảng viên CS phải rời bỏ chức vụ.  Tuy nhiên người ta không thể nói rõ là cần những vị trí đó cho người của Đảng cho nên người ta phải tìm cách gièm pha, gieo tiếng xấu cho những vị chỉ huy rồi mới lấy cớ đó mà cách chức chứ thực ra những người này không có lỗi gì cả.

Một cách thức phổ biến nhất là trong các buổi học tập chỉnh huấn các tay đảng viên hè nhau “đấu tố” đối tượng đủ mọi thứ tội, kể cả tội trên trời dưới đất, rồi buộc những người này phải đứng lên nhận lỗi, không nhận lỗi thì họ tiếp tục “đấu” cho đến khi nhận.  Nhận rồi thì đối tượng phải tự đề ra mức kỷ luật cho chính mình;  hoặc là tự nguyện từ chức hoặc là “xin để tập thể quyết định”;  nhưng hễ tập thể quyết định thì y như rằng tập thể sẽ biểu quyết yêu cầu từ chức.

Hồi ký của Võ Nguyên Giáp cho thấy thành phần bị loại khỏi các chức vị chỉ huy là cả một thế hệ nhân tài của dân tộc Việt Nam: “Anh Thanh (Nguyễn Chí Thanh) cho rằng phần lớn cán bộ sơ cấp, trung cấp của ta (tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng) xuất thân từ tầng lớp Tiểu tư sản học sinh, chỉ mới giác ngộ về dân tộc, còn ít giác ngộ giai cấp nên thiếu kiên định.  Trọng tâm đợt chỉnh huấn này, nên nhằm vào cán bộ” (Đường tới Điện Biên, in lần 2, trang 210).

Tất cả các cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn là những người xuất sắc nhờ có kiến thức. Những người này được tinh lựa trong hàng ngũ binh sĩ mà lên;  vị trí chỉ huy của họ do được mọi người trong đơn vị tin tưởng mà đề cử ra.  Nhưng một điều trớ trêu là họ xuất sắc nhờ họ có học, nhưng sự có học của họ lại do vì xuất thân là con nhà tư sản.  Mà theo chỉ đạo của cố vấn La Quý Ba thì từ nay họ bị loại khỏi địa vị chỉ huy, thay vào đó là những anh Chí Phèo xuất thân bần cố nông thất học.

Hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng đã thú nhận thảm trạng do chỉnh huấn gây ra vào mùa hè năm 1951:  “Có điều nên nói là trong chỉnh huấn chúng ta đã tiếp nhận từ những cố vấn về giáo dục chính trị một cách làm khác:   coi kiểm điểm tư tưởng là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng với mọi sai lầm…

Những buổi kiểm điểm thường diễn ra căng thẳng với những lời phê phán “đao to búa lớn” nhiều khi gò ép.  Có người sợ bị coi là thiếu thành khẩn đã tự nhận những tội lỗi mà mình không hề mắc… Ở Đại đoàn X, một cán bộ tiểu đoàn rất anh dũng trong chiến đấu, tự nhận mình là gián điệp của địch!  Khi bị tra hỏi, anh ta khai ra hàng loạt sự việc có liên quan đến những cán bộ khác.  Tổ chức mất rất nhiều thời giờ mới xác định được những điều anh “phản tỉnh” đều là do óc tưởng tượng…” (Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 212).

 Trong cuộc chỉnh huấn này có Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 biệt lập là Trần Văn Xướng đã bị thanh toán vì bị tình nghi làm điệp viên cho Pháp, mặc dầu Trung đoàn 42 được các sĩ quan Pháp đặt tên là “Trung đoàn ma”, bởi vì Trung đoàn này hoạt động rất mạnh tại vùng Hưng Yên, Ninh Bình nhưng không bao giờ đại quân Pháp được hân hạnh chạm súng, Trung đoàn 42 thoát các cuộc bao vây của đại quân Pháp rất dễ dàng, và sau đó nhanh chóng tập trung tấn công các đồn nhỏ ngay sau khi đại quân Pháp vừa rút đi.

Nguyên do Trần Văn Xướng bị kết tội là điệp viên cho Pháp là vì trong cuộc kiểm thảo ông đã thành thực khai rằng ông xuất thân là một sinh viên sĩ quan của Pháp, năm 1945 khi quân Pháp bị quân Nhật tấn công thì Thiếu úy Trần Văn Xướng cùng với Thiếu úy Trần Văn Đôn theo toán quân Pháp chạy tới biên giới Việt Hoa.  Tại đây chỉ huy trưởng của đoàn quân Pháp là Đại tá Carbonel chỉ thị cho Xướng và Đôn trở lại Việt Nam để làm công tác tình báo cho toán quân Pháp kháng Nhật tại Trung Hoa. Tuy nhiên sau đó cả hai ông đều chấm dứt làm việc cho quân đội Pháp và trở về quê.

Ông Đôn về Sài Gòn sau đó xin tham gia quân đội Việt Minh nhưng không được. Còn ông Xướng về lãnh đạo cướp chính quyền tại Hưng Yên, lấy được một số súng của quân đội chính phủ Trần Trọng Kim và một số súng Pháp do quân Nhật cất giữ trong các kho của quân đội Nhật.  Nhờ số súng này mà thành lập được Trung đoàn 42 của Việt Minh.

Năm 1951 Nguyễn Chí Thanh nhận được bản kiểm thảo của Trần Văn Xướng nói rõ ông xuất thân là một sĩ quan của quân đội Pháp và lúc quân Pháp chạy sang Trung Hoa thì ông nhận được chỉ thị ở lại để hoạt động tình báo cho quân đội Pháp (Tức là làm tình báo chống lại Nhật chứ không phải làm tình báo chống Việt Minh vì thời đó chưa có Việt Minh ).

Bản tự kiểm thảo của Trần Văn Xướng trùng hợp với một số kiểm thảo khác cũng xác nhận là được Pháp gài vào tổ chức Việt Minh để làm gián điệp.  Thế là Trần Văn Xướng cùng với hàng loạt cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng bị giết hại.

Sau này hồi ký của Võ Nguyên Giáp xác nhận là tất cả bị giết oan do một ông tiểu đoàn trưởng bị sức ép tâm lý quá nặng nên bị bệnh tâm thần khai tầm bậy. Tuy nhiên không có gì chắc chắn là Võ Nguyên Giáp nói thật, bởi vì có thể đó chỉ là cái cớ để thanh toán các cấp chỉ huy xuất thân từ các trường võ bị của quân đội Pháp, xong rồi đổ lỗi cho một người bị bệnh tâm thần.

Riêng ông Trần Văn Xướng đã xuất hiện trong hồi ký của Tướng Trần Văn Đôn: “Năm 1944 tình hình càng khẩn trương, tôi bị đưa ra thụ huấn khóa sĩ quan hiện dịch tại Tong, gần Sơn Tây. Trường này mới thành lập được hai khóa.  Khóa sinh viên sĩ quan thứ hai của tôi chỉ có 10 sĩ quan khóa sinh, trong đó có hai sinh viên gốc Việt Nam là tôi và Trần Văn Xướng…

Mỗi buổi chiều, sau khi tập cưỡi ngựa bắn súng, các khóa sinh ra sân tập thể dục, đến 6 giờ làm lễ xuống cờ, toàn thể khóa sinh và huấn luyện viên đứng thẳng tại chỗ nghiêm chỉnh  chào lá cờ tam sắc từ từ kéo xuống.  Một hôm khi tiếng kèn chấm dứt, cờ được tháo khỏi giây, tôi quay nhìn lại thấy hai hàng nước mắt của Xướng lăn trên má vội hỏi nguyên do.  Anh Xướng trả lời vắn tắt nhưng rất ý nghĩa:  Anh Đôn ơi!  Ngày nào lá cờ mình chào mỗi ngày kia là cờ của nước Việt Nam mình!

 Nghe Xướng nói, tình quốc gia dân tộc sống dậy trong tâm hồn tôi.  Phải!  Mình là người Việt Nam, sao hằng ngày phải chào cờ Pháp.  Tôi nhớ tới những kỷ niệm về rừng người tràn ngập bến tàu gần hai mươi năm về trước trong buổi đón rước nhà ái quốc Bùi Quang Chiêu.  Tôi nhớ tới đoàn người dài dằng dặc trong buổi đám tang nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

 Bao nhiêu người đã tranh đấu mà giờ này nước Việt Nam cũng chưa có được một lá cờ!  Chưa có lá cờ có nghĩa như nước Việt Nam chưa được hiện diện trên thế giới này.  Tôi đau xót, tôi xúc động.  Tôi thầm cám ơn người bạn đã gảy sợi tơ lòng yêu nước trong tôi.  Hôm ấy chúng tôi hứa với nhau sẽ góp phần tranh đấu cho đất nước để ngày mai mình được hãnh diện đứng dưới bóng cờ của chính quốc gia mình.

Năm 1946 tôi nghe tin Xướng gia nhập bộ đội Việt Minh chiến đấu chống Pháp tại Hưng Yên, nơi quê hương của anh ta.  Pháp khen khả năng điều binh của Xướng.  Tôi và Xướng lúc đó mỗi người đã tự chọn lựa con đường tranh đấu cho quê hương theo quan niệm của mình.  Người bạn hôm nào đã trở thành hai kẻ đối nghịch đứng ở hai chiến tuyến tuy lòng tôi vẫn quý trọng anh” (Việt Nam Nhân Chứng, trang 27).

Vì quý trọng Trần Văn Xướng mà Trần Văn Đôn quý trọng luôn Việt Minh và CSVN.  Nhưng ông không hề ngờ là cuối cùng Trần Văn Xướng vẫn bị giết hại bởi CSVN, tức là hai ông vẫn cùng một chiến tuyến. Chỉ tiếc là khi Trần Văn Xướng được trả trở về vị trí một người yêu nước không Cọng sản thì cũng là lúc ông phải chết.

Cuộc thảm sát mấy ngàn sĩ quan chỉ huy

Năm 1953, ngày 2-3-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra một sắc lệnh quy định các thành phần giai cấp ở nông thôn trong vùng Việt Minh chiếm đóng để chuẩn bị thực hiện Cách mạng Cải cách ruộng đất.

Hoàng Tùng kể lại : “…Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ vào đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền.  Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn.  Kiều là phó bí thư tỉnh Quảng Tây.  Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian lúc tiến hành cải cách đến lúc dừng là 3 năm.  Khi đó tôi thường được dự họp Bộ Chính Trị do đó cũng biết một số việc…”.

Việc trước tiên của Kiều Hiểu Quang là thanh lọc lại toàn bộ các sĩ quan chỉ huy trong quân đội và các cán bộ quan trọng trong Đảng CSVN.  Sau đó thay thế bằng những người do các cố vấn lựa chọn.  Tiêu chuẩn để được chọn làm chỉ huy phải là những người có xuất thân là giai cấp vô sản;  tức là công nhân, bần nông và cố nông;  nghĩa là những người thất học, ai bảo sao thì nghe vậy.

 Trên danh nghĩa, Kiều Hiểu Quang tuyên bố là tổ chức laị đội ngũ theo học thuyết Mác-Lê, đưa giai cấp vô sản lên lãnh đạo “cách mạng”;  nhưng trên thực tế là triệt hết những cán bộ xuất sắc có từ trước đến nay để thay bằng những người “thân Trung Quốc” mà các cố vấn đã nhắm truớc.

Dĩ nhiên là các cố vấn nhắm tới thành phần thất học, có hành vi bợ đỡ, tỏ ra tuyệt đối tôn thờ Mao Chủ tịch vĩ đại.  Cuối cùng đưa tới kết quả là những ngời có tài, có nhiệt tâm với đất nước, bị thay thế bằng những người có điểm với các cố vấn;  nhưng những người có điểm với các cố vấn lại là những người bất tài và không có tư cách.

Hoàng Tùng kể lại:  “Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ, mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể.  Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953.  Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử”!

Dĩ nhiên là Kiều Hiểu Quang không trực tiếp nhúng tay vào việc giết người, ông chỉ ép buộc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp phải thanh toán hết những người có tài bởi vì để họ ở lại thì có thê họ sẽ âm thầm tổ chức quật ngược lại thế cờ hoặc ngấm ngầm tuyên truyền chống lại trong Đảng hay trong Quân đội.

Những người bị giết thường bị gán cho cái tội là có lý lịch liên quan tới Quốc Dân Đảng và xuất thân là thành phần “trí, phú, địa, hào”.  Hầu hết những người bị giết đều được hỏi hai câu hỏi trước khi bị hành hình : “Anh thuộc giai cấp kẻ thù của giai cấp vô sản, vậy thì anh vào Đảng của những người vô sản để làm gì?  Rồi lại tìm cách leo cao, luồn sâu trong Đảng để âm mưu gì?”.

Trong quân đội, ngoại trừ Tướng Võ Nguyên Giáp, các tướng có công khác như Lê Tùng Sơn, Đặng Văn Cáp, Bùi Ngọc Thành, Vương Thừa Vũ, Cao Hồng Lãnh, Bùi Đức Minh, Trần Quốc Kính, Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp, Lê Trọng  Nghĩa, Lê Liêm…đều bị vô hiệu hóa và bị tước hết quyền lực.

Cũng còn may là họ không bị thanh toán như các sĩ quan cấp dưới.  Nhờ ở chỗ họ không chủ tâm xin vào Đảng vì lập trường giai cấp,  tất cả đều cho biết họ tham gia mặt trận Việt Minh vì yêu nước,  sau đó Đảng thấy họ có khả năng mới kết nạp họ chứ họ không thiết tha xin vào.  Do đó nếu đúng theo nguyên tắc tổ chức của Lenin thì những người kết nạp họ đã phạm sai lầm chứ không phải họ cố tâm vào Đảng để phá hoại.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mới có chuyện giết oan hàng loạt những người tài có công với mình, họ không có tội gì hết nhưng phải giết họ chỉ vì ông chủ mới không muốn thấy họ trong bộ máy quyền lực của CSVN.

Cũng có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới mới có chuyện giết mấy ngàn vị sĩ quan chỉ huy của mình mà không biết họ có tội gì.  Trên thế giới cũng có những vụ thanh toán các cấp chỉ huy nhưng đều xảy ra khi có bằng chứng họ tạo phản hoặc nghi ngờ họ có thể tạo phản.  Nhưng đằng này độc đáo là ở chỗ biết họ rất trung thành, rất có công với mình và đang miệt mài chiến đấu vì mình.

Hoàng Tùng có vẻ thản nhiên khi thú nhận là CSVN đã giết oan hằng mấy ngàn vị chỉ huy trong Đảng cũng như trong Quân đội CSVN, ông coi như là chuyện giết gà giết chó.  Nhưng cho dầu là đối với loài thú, loài người cũng không chấp nhận chuyện vô cớ giết oan những con thú trung thành, đang hết lòng phục vụ cho mình.

Hoàng Tùng cố ý đổ hết trách nhiệm vụ thảm sát này cho Trung Quốc, và có vẻ như ông là người đầu tiên công bố bí mật đau xót này.  Tuy nhiên trước đó 5 năm, vào thời Nguyễn Văn Linh cho phép nói thẳng nói thật, thì Đại tá Thanh Tịnh và Đại tá Phạm Quế Dương đã nói xa nói gần, đòi đưa vụ án ra trước công lý.  Cả hai vị đại tá đều nêu đích danh người phải chịu trách nhiệm là Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp.

Vụ án này là một chứng minh cho thấy cả một thế hệ nhân tài cuối cùng của cuộc “Cách mạng Mùa Thu” đã bị tiêu diệt. Còn lại rặt một đám vô sản lưu manh chạy theo bợ đỡ cán bộ Trung Quốc để được tiến thân trong ĐCSVN. Lúc Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp quyết định giết mấy ngàn sĩ quan chỉ huy trong quân đội thì các ông thừa biết rằng họ bị oan, bởi vì chính các ông cũng có xuất thân y hệt như họ.

BÙI ANH TRINH

Comments

Popular posts from this blog