Những láng
giềng "khổ sở" vì Trung Quốc
25/05/2014
(NLĐO) –
Trung Quốc có tất cả 14 láng giềng trên bộ và từng có tranh chấp lãnh thổ với tất
cả, trừ Pakistan. Một số đã được thỏa thuận xong nhưng vẫn tồn tại nhiều tranh
chấp đến tận ngày nay.
Trung tâm
Eu-asia cho hay với diện tích lớn thứ ba trong khu vực, Trung Quốc chia sẻ
22.000 km đường biên giới với 14 quốc gia, bao gồm Triều Tiên, Nga, Mông Cổ,
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal,
Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Láng giềng
duy nhất không có tranh chấp với Trung Quốc là Pakistan vì giữa 2 nước là quan
hệ đồng minh. 2 nước ký thỏa thuận biên giới năm 1963, trong đó Trung Quốc nhượng
1.942 km2 đất cho Pakistan, đổi lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir
và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.
Dưới đây là
liệt kê những tranh chấp lớn của Trung Quốc
Ấn Độ
Biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc yên ổn suốt hàng
ngàn năm và Ấn Độ là một trong những nước đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc vào năm 1950.
Lính
Trung Quốc cầm biểu ngữ đi vào vùng Ladakh của Ấn Độ vào ngày 5-5-2013. Ảnh: AP
Điểm nóng
tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai
Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của thị trấn Hòa Đoàn thuộc khu tự trị Tân
Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của quận Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir.
Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai
Chin không có người ở lẫn tài nguyên nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nó nối
Tây Tạng với Tân Cương. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2 với
mô tả là vùng “Nam Tây Tạng”.
Ấn Độ từng
thua Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới ngắn ngủi vì tranh chấp biên giới dọc
theo dãy Himalaya vào năm 1962.
Nga
Biên giới
chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300 km. Khu vực tranh chấp chủ yếu ở đảo
Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông
Amur và Argun. Trung Quốc những vùng đất này nhưng bị rơi vào tay Nga bởi những
hiệp ước thiếu công bằng do nhà Thanh và Sa hoàng ký vào thế kỷ 19.
Hai nước từng
đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng vào năm 1969. Sau đó cùng năm, Trung Quốc
chiến tranh tiếp với Tajikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), khiến
cho quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên
giới Nga – Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại
các khu vực trên cho Trung Quốc.
Nhưng thế vẫn
chưa hết, tờ Pravda cảnh báo về nguy cơ mất vùng Viễn Đông của Nga khi người Trung Quốc tràn
qua đây quá đông.
Triều
Tiên
Là đồng minh
thân cận nhất của Trung Quốc, Triều Tiên chia sẻ với “đàn anh” 1.416 km đường
biên giới, chủ yếu được phân định bằng 2 con sông Yalu (Áp Lục) và Tumen (Đồ
Môn) theo hiệp ước ký năm 1962.
Tranh chấp
cũng từ 2 con sông này mà ra, bao gồm giới tuyến giữa sông, các hòn đảo trên
sông và đặc biệt là ngọn núi Paektu cao nhất trong vùng – nơi khởi nguồn của 2
con sông. Đáng nói là Paektu được cả người Triều Tiên lẫn Hàn Quốc xem là núi
thiêng của dân tộc.
Một nguồn gốc
tranh chấp khác là đường ra biển Nhật Bản. Do đoạn cuối của sông Tumen chảy giữa
Triều Tiên và Nga nên Trung Quốc bị bít lối ra biển Nhật Bản. Tất cả những
tranh chấp chưa bao giờ được chính thức đàm phán vì Triều Tiên quá lệ thuộc vào
Trung Quốc.
Sông Yalu
và Tumen phân định ranh giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc
Các
nước Trung Á
Trung Quốc
khá thành công trong việc dàn xếp tranh chấp lãnh thổ với các nước Trung Á thuộc
Liên Xô cũ.
Kyrgyzstan
Trung Quốc
đòi chủ quyền phần lớn Kyrgyzstan với lý lẽ những vùng đất này bị nhượng lại
cho Nga vào thế kỉ 19 theo những hiệp ước thiếu công bằng. Theo hiệp ước 2 nước
ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 70% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2
thuộc vùng núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam khu vực Issyk Kul.
Kazakhstan
Có đường
biên giới dài 1.700 km, tranh chấp giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ thời
Liên Xô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần đèo Baimurz và 280 km2 gần sông
Sary-Charndy.
Hiệp ước ký
năm 1998 đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, đổi lại là một gói hỗ trợ
kinh tế bao gồm: đầu tư vào một trong những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan kèm
theo hệ thống đường ống 3.000 km trải khắp nước và chương trình hợp tác kinh tế
trong 15 năm. Kazakhstan ngày càng quan trọng với Trung Quốc bởi vị trí địa lý
kề sát Tân Cương.
Tajikistan
Sau khi đạt
được thỏa thuận với Kyryzstan và Kazakhstan, đàm phán biên giới giữa Trung Quốc
và Tajikistan bị đình lại cho nội chiến ở Tajikistan. Hiệp ước ký năm 1999 đem
lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở núi Pamir. Diện tích này chỉ xấp
xỉ 5,5% so với đòi hỏi trước đó – dựa vào “chứng cứ lịch sử” từ thời nhà Thanh
– của Trung Quốc.
Cũng như với
Kazakhstan, Trung Quốc ký hiệp ước với Tajikistan vì trông chờ các nước Trung Á
trấn áp các tổ chức Hồi giáo và chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân
Cương.
Afghanistan
Bất chấp hiệp
ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm tỉnh
Bahdakhshan. Do Taliban rất ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ly khai ở Tân Cương nên
Trung Quốc tăng cường đầu tư vào giao thông, thương mại và kinh tế Afghanistan
để chính quyền Kabul đối phó với Taliban.
Mông
Cổ
Trung Quốc
đòi chủ quyền toàn bộ Mông Cổ với lý lẽ nước này thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ đời
nhà Nguyên (1271-1368). Nhưng thực tế ngược lại, chính Thành Cát Tư Hãn mới chiếm
được Trung Hoa khi đó. Kể từ khi được quốc tế công nhận nền độc lập vào năm
1946, Mông Cổ chia sẻ biên giới dài 4.677 km với Trung Quốc. Hai nước ký hiệp ước
biên giới vào năm 1962.
Nepal và
Bhutan đều từng bị Trung Quốc xem là thuộc về Tây Tạng
Ngoài những
nước kể trên, Trung Quốc từng có tranh chấp với Bhutan và Nepal trong quá khứ với
cùng lý lẽ 2 nước này thuộc về Tây Tạng nên cũng thuộc về Trung Quốc. Giữa
Nepal và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh vào năm 1788-1792 nhưng nay Trung
Quốc là nhà đầu tư chính vào nước này.
Ngược lại,
Bhutan là đồng minh truyền thống của Ấn Độ và không thiết lập quan hệ chính thức
với Trung Quốc. Giữa 2 nước có đường biên giới chung gần 470 km với vùng tranh
chấp vào khoảng 495 km2.
Bên cạnh đó,
Trung Quốc cũng có tranh chấp với Myanmar, Lào và cả Campuchia dựa trên những
“bằng chứng lịch sử” nhưng hiện nay đều đã thỏa thuận êm xuôi.
* Còn
tiếp
HẢI NGỌC
Trung
Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam
VietNamNet
Bridge - Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng một tổ chức mới để thúc đẩy hợp tác
giữa các nước Châu Á Thái Bình Dương.
Vietnam,
tin tức việt nam, tin tức việt nam, tin tức việt nam, tin tức việt nam, tin tức,
tin tức, FDI, china, ODA
Theo
Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), trong hai tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã đăng
ký 608 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, chiếm 30% tổng
vốn đăng ký mới, khiến nó trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam.
Singapore,
nhà đầu tư lớn thứ hai, vốn đăng ký là 167 triệu USD.
Trong
hai tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã đăng ký 608 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn đăng ký mới, trở thành nhà đầu
tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Ông
Lưu Bích Ho, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, cho biết chính quyền
Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã đưa ra các chiến lược và chính sách
mới đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điều này cho phép Trung Quốc thúc đẩy
các hoạt động của mình.
"Trung
Quốc muốn tăng đầu tư để thúc đẩy vai trò của mình trong khu vực không chỉ
trong các vấn đề kinh tế mà còn trong các vấn đề chính trị", ông nhận xét.
Sau
khi Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy, đặc biệt là sau khi RCEP,
một thỏa thuận kinh tế giữa 10 nước ASEAN và sáu nước khác, kể cả Trung Quốc,
đã được ký vào năm 2012.
Nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng gặp khó khăn và cần tái cơ cấu.
Ông
Nguyễn Công Nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, nhận định Trung Quốc có thể
hiểu rằng đầu tư ở Việt Nam có thể mang lại nhiều lợi ích hơn các khoản đầu tư ở
các nước khác và ở Trung Quốc.
Ông
Nghiếp lưu ý năm 2015 và năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào ngành công
nghiệp chế biến và sản xuất, phát triển các dự án sản xuất, phân phối điện, xây
dựng và bất động sản.
Ông
Nghành không nghĩ Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây để
tận dụng lợi thế của Hiệp định TPP mà họ cho rằng sẽ sớm ký kết, nhưng nó đang
hướng đến những lợi ích kinh tế.
Ông
giải thích: "Chế biến và sản xuất là những ngành có thể mang lại lợi nhuận
cao. "Trung Quốc và Việt Nam cũng có hiệp định song phương có thể mang lại
lợi ích cho nó".
Tuy
nhiên, ông Ngheo nói rằng cần phải tìm ra Trung Quốc sẽ đầu tư vào ngành công
nghiệp chế biến - liệu sẽ cố gắng sản xuất hàng xuất khẩu, đưa về Trung Quốc
hay bán ở Việt Nam?
Tỷ
lệ đầu tư thấp là một lợi thế lớn mà Trung Quốc có khi đầu tư. Do thiết bị và
máy móc của Trung Quốc rất rẻ nên sản phẩm của họ có chi phí sản xuất thấp và
không mất nhiều thời gian để thu hồi vốn đầu tư.
Đầu
tư vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm đạt 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng
kỳ năm ngoái. Có đến 47 địa phương trên toàn quốc đã nhận được FDI trong hai
tháng. Tỉnh Bình Dương dẫn đầu với 791 triệu đô la Mỹ hay 23,2% trong tổng số
FDI đăng ký trong nước. Tiếp đó là thủ đô với 519 triệu USD và trung tâm kinh tế
phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với 464,2 triệu USD.
Comments
Post a Comment