Qualcomm Mỹ ngừng hỗ trợ kỹ thuật khiến công ty Trung Quốc đóng cửa?

image.png
Doanh nghiệp liên doanh với Qualcomm – Công ty TNHH Công nghệ bán dẫn Hoa Tâm Thông Quý Châu Trung Quốc (Hoa Tâm Thông) đột nhiên đóng cửa ngừng kinh doanh, khiến ước mơ “tự chủ về chip” của Trung Quốc vỡ mộng, theo NTD.
Khi chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không ngừng đóng băng, các nhân viên của Hoa Tâm Thông suy đoán, sự thất bại của công ty có thể là do Qualcomm không còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Hôm thứ Bảy 20/4, giới báo chí Trung Quốc xác nhận, công ty liên doanh do chính quyền tỉnh Quý Châu và Qualcomm Hoa Kỳ thành lập – Hoa Tâm Thông sẽ ngừng hoạt động vào ngày 30/4.
Hiện tại trụ sở chính của Hoa Tâm Thông tại khu Quý An Tân, tỉnh Quý Châu không một bóng người, khoá chặt cổng chính.
Trước đó, Hoa Tâm Thông đã tổ chức một cuộc họp nội bộ thông báo về việc đóng cửa và bồi thường chi phí cho nhân viên của công ty.
Ông Uông Khải, CEO của Hoa Tâm Thông, người lặng lẽ từ chức trước đó, nói với giới truyền thông rằng nguyên nhân khiến công ty đóng cửa rất phức tạp, nhất thời ông không thể kể hết.
Ông Khang Khắc Nham, Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện tại của Hoa Tâm Thông, đã từ chối trả lời phỏng vấn.
Hoa Tâm Thông được chính phủ tỉnh Quý Châu và Qualcomm phối hợp thành lập vào tháng 1/2016, chuyên phát triển chip máy chủ tiên tiến được sử dụng tại Trung Quốc.
Vào ngày 27/11 năm ngoái, Hoa Tâm Thông đã tổ chức cuộc họp báo ở Bắc Kinh, cho ra mắt sản phẩm thế hệ chip máy chủ tích hợp phần mềm kiến trúc thông dụng ARM đầu tiên của mình – StarDragon 4800.
5 tháng sau, Hoa Tâm Thông bất ngờ tuyên bố đóng cửa.
Giới báo chí Trung Quốc phỏng vấn nhiều nhân viên của Hoa Tâm Thông, những người này cho biết, ban lãnh đạo cao nhất của công ty không thông báo lý do cụ thể vì sao đóng cửa, nhưng một số nhân viên đã suy đoán rằng, có thể vì Qualcomm “không còn cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nữa”.
Từ trước đến nay, chính quyền Trung Quốc luôn sử dụng biện pháp “mở cửa thị trường đổi lấy công nghệ”, nếu các công ty nước ngoài mở rộng thị trường Trung Quốc, họ phải thành lập một công ty liên doanh và chuyển giao công nghệ cốt lõi cho Trung Quốc.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có được công nghệ cốt lõi, họ sẽ loại bỏ các công ty nước ngoài ra khỏi thị trường Trung Quốc và sử dụng công nghệ được chuyển giao ấy để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa thể tự sản xuất chip. Việc chính phủ Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm giao dịch với tập đoàn công nghệ ZTE Trung Quốc vào năm ngoái đã đánh vào điểm yếu công nghệ của Bắc Kinh.
Sau đó, Bắc Kinh liên tục tuyên bố họ muốn “tự chủ về công nghệ khoa học”, tuy nhiên, sự sụp đổ của Hoa Tâm Thông đã khiến “giấc mơ chip” của ĐCSTQ lại sụp đổ, theo NTD.
Free Asia Radio trước đó đưa tin, Công ty TNHH Chíp mạch Tích hợp Tấn Hoa tỉnh Phúc Kiến (JHICC), một trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, đã gặp khủng hoảng, và một nhà máy sản xuất chip của Tấn Hoa đã bị đóng cửa.
Trước đó, Hoa Kỳ cáo buộc JHICC và một công ty Đài Loan âm mưu đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, khiến các công ty Hoa Kỳ rút toàn bộ hỗ trợ kỹ thuật cho Tấn Hoa, khiến công ty sản xuất chip này điêu đứng.
Ngoài ra, mặc dù các công ty Trung Quốc có khả năng thiết kế một số chip cao cấp, nhưng họ vẫn không có khả năng phát triển máy sản xuất chip – máy khắc quang Mask Aligner.
Tờ báo tài chính Hà Lan “Het Financieele Dagblad” cho biết hôm 11/4, các nhân viên Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của nhà sản xuất chip Hà Lan ASML, Reuters đưa tin.
Theo điều tra của Het Financieele Dagblad, các điệp viên Trung Quốc đã đánh cắp bí mật thương mại máy khắc quang (mask aligner – công nghệ khắc hình và tạo linh kiện) của ASML – nhà sản xuất chip lớn nhất Hà Lan và thế giới. 
Mỹ Khúc

Comments

Popular posts from this blog