TIỀN ĐÂU MÀ LẮM THẾ ?
Hôm qua, ngồi xem lễ ký kết thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy các đối tác VN chễm chệ ngồi ký trước mặt hai ông Trump - Trọng là những con người còn khá trẻ, họ chỉ tầm trên dưới 50 tuổi.
Sáng nay đọc trên RFA đoạn tin : "Các thỏa thuận mới được ký kết giữa các công ty hai bên bao gồm hãng hàng không Vietjet của Việt Nam mua 100 chiếc máy bay 737 – Max của hãng Boeing trị giá 12.7 tỷ đô la và 215 động cơ của hãng GE/CFM; Vietjet cũng ký hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ đô la với General Electric để hãng này cung cấp dịch vụ bảo hành cho 200 chiếc máy bay Boeing 737 Max." (1) .....Tôi cũng như nhiều người bình luận trên fb, thắc mắc VN, mà cụ thể là Vietjet lấy đâu ra gần 18 tỷ usd để thực hiện hợp đồng !? Tuy nhiên, nhớ lại, đây không phải là lần đầu tiên Vietjet có hợp đồng khủng như thế....Tò mò, tìm hiểu trên mạng về cung cách họ đã làm trong quá khứ, xin chia sẽ lại đây ....mua vui cũng được một vài trống canh.
Chuyện từ năm 2013.....
"Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này .
"Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (62 chiếc sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài.
"Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thế lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.
"Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013; dự kiến IPO, niêm yết trên TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới này?" (2)
Câu trả lời....
"Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017 với tổng cộng 56 gương mặt (so với 42 người năm 2016). Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam và Nhật Bản có một nữ tỷ phú.
"Cách đây không lâu, tạp chí Forbes đã vinh danh CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam Á với khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD. Đến hôm 20/3, trong danh sách The World's Billionaires cập nhật định kỳ hàng năm về các tỷ phú đô la trên toàn thế giới, bà Thảo đã chính thức góp mặt, đứng ở vị trí 1.678.
"CEO Vietjet là tỷ phú thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes sau chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng hiện ở vị trí thứ 867 với khối tài sản trị giá 2,4 tỷ USD.
"Bà Thảo là đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Sovico Holdings, đồng thời là CEO hãng hàng không VietJet Air. Bà được Forbes công nhận là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và năm ngoái cũng lọt top phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí này.
"Cụ thể, bà Thảo đang nắm giữ 98 triệu cổ phiếu VJC với giá trị 12,318 nghìn tỷ đồng, Sunny Hướng Dương nắm giữ 69,7 triệu cổ phiếu VJC, tương đương 8,76 nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể việc gián tiếp nắm giữ cổ phiếu VJC thông qua Sovico và HDBank mà bà Thảo là thành viên HĐQT." (3)
Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet, có chồng là Nguyễn thanh Hùng....Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.....
"Nói đến VietJet Air và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập – năm 1992.
"Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn .
Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
"Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga. Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng – ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.
"Với năng lực cá nhân và uy tín ở trong nước và quốc tế, ông Hùng và bà Thảo đã cùng Sovico đầu tư vào nhiều DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.
"Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam – VietJet Air. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại…
"Giống như đại gia “gốc” Nga khác, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc… Chủ trương quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.
"Riêng với ông Hùng, mảng hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.
"Trong khi rất nhiều DN từ nhỏ tới lớn đang vật lộn trong khó khăn vì đầu tư dàn trải, đa ngành, tập đoàn của ông Hùng-bà Thảo lại đang đầu tư rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực. Nhiều người cảm giác e ngại về sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir – một dự án rất mạo hiểm trong một thị trường “tồn tại đã khó” – lại rất tích cực." ( 4)
Tồn tại đã khó nhưng vợ chồng Hùng - Thảo lại rất tích cực, chắc chắn họ phải có thế lực dựa lưng và nhất là nguồn tiền vốn ....
_ Thế lực....
"Ít ai biết bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet Air là con gái của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và là chị gái của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
"Nhắc đến hãng hàng không VietJet Air, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến "nữ tướng" Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc VietJet Air. Ít ai biết rằng, trong dàn lãnh đạo của hãng bay này, còn có một "nữ tướng" đóng vai trò quan trọng nhất, đó là Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thanh Hà.
"Bà Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Air) là một trong "nữ tướng" đứng đầu hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam. Bà Hà sinh ngày 13/08/1950 tại Hà Nội, là Cử nhân Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Quốc gia; Thạc sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.
"Bà Nguyễn Thanh Hà sinh ra trong một gia đình có danh tiếng . Cụ thể, bà Hà là con gái thứ 2 của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
"Bà Nguyễn Thanh Hà đồng thời cũng là chị gái của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (SN 1957), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
"Từ từ năm 2007 đến nay bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. Trước đó, bà từng nắm giữ các chức vụ: Từ năm 2001 đến năm 2005 bà Hà giữ chức vụ Cục phó - Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Từ năm 1999 đến năm 2000, bà là Trưởng ban Kế hoạch đầu tư - Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 1998, bà Hà là Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Từ năm 1975 đến năm 1978, bà Nguyễn Thanh Hà là Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tiền lương - Nhà máy sản xuất bán dẫn - Bộ Quốc phòng." ( 5 )
_ Nguồn tiền vốn.....
"Ông Nguyễn Cảnh Sơn có tên trong hồ sơ Panama là ai?
"Theo hồ sơ của Sovico, ông Nguyễn Cảnh Sơn chính là em trai ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Sovico Holdings, và là em chồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển TP HCM, Tổng giám đốc Vietjet Air, đồng thời cũng là cổ đông lớn kiêm nhà sáng lập Sovico Holdings (Công ty mẹ của Vietjet Air).
"Theo Hồ sơ Panama vừa được công bố dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org bởi Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố, có 189 cá nhân, tổ chức có liên quan đến Việt Nam. Trong đó, có thể tìm thấy nhiều doanh nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng.
"Trong lĩnh vực BĐS, cùng với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, một cái tên khác gây chú ý là ông Nguyễn Cảnh Sơn. Có nhiều người tưởng nhầm rằng ông Nguyễn Cảnh Sơn là ông Sơn – Chủ tịch HĐQT của Eurowindow.
"Tuy nhiên ông Nguyễn Cảnh Sơn có tên trong hồ sơ Panama là Phó Tổng Giám đốc của Sovico Corporation, đồng thời ông Sơn cũng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ariyana – chủ đầu tư Dự án Furama Villas ở Đà Nẵng.
"Về lý do ông Sơn được nhắc đến trong hồ sơ Panama, đại diện Sovico cho biết các lãnh đạo của Sovico như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, ông Nguyễn Thanh Sơn có tên trong danh sách bởi Sovico đã mua lại Furama Resort.
“Năm 2005, chúng tôi là công ty quốc tế, có chủ trương đầu tư về Việt Nam. Sovico đã thắng thầu và thay thế cho các nhà đầu tư trước đó. Do công ty Furama vốn đã nằm trong danh sách công ty do Mossack Fonseca tư vấn nên khi chúng tôi mua lại thì xuất hiện tên Sovico Pte Ltd trong danh sách cũng là bình thường, cũng như các cá nhân là lãnh đạo của công ty cũng xuất hiện theo”, đại diện Sovico nói.
"Vị đại diện này cũng cho biết: “Tôi không ngạc nhiên khi bên cạnh Furama của còn có địa chỉ một số khách sạn nước ngoài khác tại Vietnam, cũng như tên một số các cá nhân khác, do các nhà đầu tư nước ngoài có những mô hình đầu tư và cử người lãnh đạo tương đối giống nhau”.
"Hiện nay, ông Nguyễn Cảnh Sơn giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách Văn phòng phía Bắc và khối Bất động sản của Sovico Holdings, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Thai, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khu Du lịch Bắc Mỹ An – những đơn vị thành viên của Sovico Holdings.
"Ông Sơn nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản tại Việt Nam cũng như các lĩnh vực khác: Đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu… và có những đóng góp quan trọng cho thành công của Sovico Holdings ngày hôm nay.
"Ông là Thạc sỹ Tín dụng – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov – Liên bang Nga.
"Hiện nay, ông Sơn cũng đang giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ariyana – chủ đầu tư Dự án Furama Villas ở Đà Nẵng. Đây là một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới.
"Dự án Furama villas quy mô 27ha tại Đà Nẵng cũng thuộc sở hữu của “đại gia” này. Furama Villas là quần thể 131 căn biệt thự có hồ bơi riêng được xây dựng trên dải đất ven biển rộng 11ha trong quần thể dự án 27ha nằm trên con đường biển 5 sao kéo dài từ bán đảo Sơn Trà qua núi Ngũ Hành Sơn đến phố cổ Hội An." (6)
Cách giải thích nhân sự của Sovico Holdings, Công ty mẹ của Vietjet Air bị dính líu trong hồ sơ Panama đúng hay sai là một câu trả lời khó....Mọi người tự tìm hiểu...tôi chỉ biết tục ngữ VN có câu "không có lửa làm sao có khói"....
Có lẽ mọi người đã thấy TIỀN ĐÂU MÀ LẮM THẾ để họ làm ăn với Mỹ....
Trần Hoàng Sa.....28/02/2019.
-------------------
Nguồn trích dẫn :

Comments

Popular posts from this blog