Vài Bài Học Sau Bầu Cử Giữa Nhiệm-Kỳ ở Mỹ
Trần Thủy Tiên
(Some Learned Lessons After Midterm Election in the US)
Sau Ngày Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ Tổng Thống (TT) ở Mỹ, tức là sau ngày 6.11.2018, một số sự việc đã xảy ra ở trong và ngoài nước Mỹ mà cử tri cần biết để rút kinh nghiệm. Trước hết là kết quả bầu cử vào tháng 12, chính xác hơn so với mới tuần lễ đầu, sau ngày bầu cử của tháng 11. Cũng theo lịch sử của US Midterm Election, các Tổng Thống Mỹ ở nhiệm kỳ đầu tiên thường làm cho Đảng của họ bị mất rất nhiều ghế. Có lẽ vì lúc còn tranh cử TT, nhiều chính trị gia chuyên nghiệp (many career politicians) thường có ngoại hình dễ nhìn, “looks cool”, biết cách nói hay, hứa nhiều, làm cử tri cảm thấy tăng hy vọng cho tương lai, nên bầu cho ứng cử viên đó. Nhưng rồi, sau gần 2 năm đầu tiên, khi thấy một chính trị gia kiêm TT nào đó, không thực hiện đa số những gì đã hứa, nền kinh tế vẫn trì trệ, lương tháng không tăng, và cuộc sống của họ sút kém với giá sinh hoạt cao hơn, thì cử tri thất vọng. Họ chỉ còn cách chống lại duy nhất là đi bầu nhiều hơn cho đảng kia, nhất là ở Thượng Viện, vì TT làm việc trực tiếp với Thượng Viện nhiều hơn.

1) Kết Quả Bầu Cử Giữa Nhiệm-Kỳ Tổng Thống ở Mỹ:
- Thượng Viện (Senate): Theo Luật Định của Hiến Pháp Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang, dù đất lớn hay nhỏ, đông dân hơn hay ít hơn, chỉ được quyền bầu 2 Thượng Nghị Sĩ mà thôi, để mỗi tiểu bang có một tiếng nói đồng đều ở mức độ quốc gia (national level), không để cho tiểu bang lớn hơn lấn quyền Dân Chủ và các lợi ích khác của tiểu bang nhỏ hơn. Thí dụ, không thể để cho CA hay TX (2 tiểu bang rộng lớn, đông dân) có số Thượng Nghị Sĩ nhiều hơn, vì sẽ lấn áp quyền lợi lên các tiểu bang nhỏ hơn.
Hiện nay, sau Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ của TT Trump, Đảng Democrat có 47 ghế ở Thượng Viện vì không thêm một ghế nào. Đảng Republican được tăng thêm 2 ghế, nên nay tổng cộng có 53 Thượng Nghị Sĩ Republican, trong khi chỉ cần 51 Thượng Nghị Sĩ thì được xem là giữ được đa số kiểm soát ở Thượng Viện. Với đa số 53 trên 47 (hơn 6 phiếu bầu của 6 Republican Senators), hy vọng Thượng Viện có thể giúp Tổng Thống Trump thông qua các chính sách hữu hiệu giúp toàn dân Mỹ, so với Hạ Viện thường lo việc địa phương nhiều hơn. So sánh, dưới thời Obama, Democrats mất tới 9 ghế ở Thượng Viện vào năm 2014.
- Hạ Viện (House of Representatives): Trái lại với Thượng Viện, tiểu bang nào đông dân hơn thì được bầu nhiều ứng cử viên hơn (more representatives in a bigger state with larger population) để có đủ nhân lực chăm sóc các việc nội bộ ở địa phương có đông dân hơn. Hiện nay, Dem. có thêm 39 ghế, với 234 Hạ Nghị Sĩ, trong khi chỉ cần 218 ghế là có được đa số kiểm soát ở Hạ Viện. Vì Rep. mất nhiều ghế nên chỉ có 199 Hạ Nghị Sĩ ở Hạ Viện. Một lý do giúp Dem. được thêm nhiều ghế là vì có đến khoảng 26 Hạ Nghị Sĩ Republican đến tuổi về hưu và 13 Hạ Nghị Sĩ Republican khác, cũng không ra tranh cử nữa (not seeking re-election in the midterm 2018), vì tìm việc khác (như Governors), tổng cộng 39 Congressional Republicans không ra tranh cử Hạ Viện, giúp mở đường (open positions) cho mấy chục ứng cử viên Dem. ra ứng cử vào midterm election 2018. Đây là cơ hội tốt cho Dem. sau 8 năm dài dưới thời ông Obama, Dem. đã mất quyền kiểm soát vì mất khoảng 76 ghế ở Hạ Viện tính cho tới năm 2014. (According to Quorum.US, the midterm elections under Obama delivered significant blows to Congressional Democrats since President Eisenhower. In 2010, Democrats lost 6 seats in the Senate and 63 seats in the House, costing them the chamber. In 2014, Democrats lost another 13 seats in the House and a staggering 9 seats in the Senate).
- Thống Đốc các tiểu bang: Hiện nay có 23 thống đốc Democrats và 27 thống đốc Republicans.
Với quyền kiểm soát Hạ Viện trong 2 năm (từ nay cho tới bầu cử TT năm 2020), leftist Democrats chắc chắn sẽ ra sức chống phá TT Trump trong 2 năm tới, sau khi bà Pelosi đã tuyên bố vào tháng 11 là 2 đảng sẽ Làm Việc Chung (Bipartisanship). Tuy nhiên, Thượng Viện là nơi sẽ biểu quyết thuận hay không, với các đề nghị hạch sách của Dem. khi “làm việc chung”, theo kiểu vận động truyền thông phe tả tuyên truyền cho họ, bắt ép Rep. phải một chiều làm theo ý họ, chứ Dem. không hợp tác với Rep., để cùng nhau xây dựng nước Mỹ.
Vì đa số radical Democrats hoặc Progressives (thân Socialist) thù ghét và muốn hủy hoại nước Mỹ (destroy America) nên luôn chỉ trích bôi nhọ vị TT đương nhiệm, bất kể phải trái. Họ thường đốt cờ Mỹ, gây bạo loạn (riots), đập phá các tượng đài, ủng hộ phá thai, kêu gọi giết cảnh sát, sỉ nhục quân đội Mỹ và nhân viên tuần tra biên giới (là những vị liều thân bảo vệ an ninh cho công dân Mỹ). Họ còn đòi hủy bỏ Hiến Pháp và luật pháp quốc gia của nước Mỹ, mở rộng biên giới để giành quyền (grasp power) bằng cách kiếm thêm hằng triệu lá phiếu của những kẻ xâm phạm biên giới Hoa Kỳ bất hợp pháp, và luôn tranh đấu quyền lợi cho illegals hơn là cho công dân Mỹ.
Đây là Bài Học số #1 mà cử tri Mỹ cần biết sau bầu cử Midterm 2018

2) Gian Lận Bầu Cử: Các vụ bầu cử gian lận rõ nhất ở tiểu bang Florida đã được ngăn chận kịp thời. In Florida, two of the most liberal counties, Palm Beach and Broward, were not following state law by giving regular updates on how many ballots were left outstanding. Palm Beach election supervisor Susan Bucher also threatened reporters with arrest for filming and photographing the public canvassing meeting. The machine recount was another disaster. Palm Beach didn’t finish under the deadline. Broward missed it by two minutes, so their results were rejected and the original unofficial tallies were taken into account. During the hand recount, Broward had to stop temporarily because volunteers were counting the wrong ballots.. It was a total mess.
Văn phòng của bà giám sát Brenda Snipes ở Broward County, Florida, đã hủy diệt 6,000 lá phiếu vào năm 2016 nhưng bị một quan tòa ra lệnh phải giữ lại. Năm 2018, bà cho trộn lẫn các lá phiếu sai (rejected) vào chung với các phiếu đúng (good ones). A judge also found that Ms. Snipes violated state law by not turning over ballot information to Mr. Scott’s campaign immediately after the election. Nearly 3,000 votes effectively disappeared during the machine recount of Florida’s midterm 2018 races, calling into question whether officials relied on a flawed process to settle the outcome of three statewide contests. Broward County is described as “Democratic-leaning” by CNN and as “Florida’s biggest Democratic Stronghold” by the Washington Post. Nên biết CNN và Washington Post (phe tả) luôn bênh vực Democrats và chỉ trích nội các Republican của TT Trump.
Bà Snipes (Democrat) đã được Thống Đốc Jeb Bush (R-FL) chỉ định làm giám sát các cuộc bầu cử ở Broward County, cho thấy ông JB thiếu bén nhạy về “biết người, biết việc”. Sau khi gian lận bầu cử lộ ra, ông JB cùng nhiều người khác đã kêu gọi bà từ chức. Ông Andrew Gillum (D), Tallahassee Mayor, đã lên tiếng chịu thua lần thứ 2 (his second recession) với ông Ron DeSantis (R) sẽ làm thống đốc Florida, vì ông G. đã lên tiếng nhận thua lần 1 rồi rút lời, có lẽ lúc đó, hy vọng chờ bà Snipes (D) sẽ giúp thắng với gian lận bầu cử. Nhưng sau khi vụ gian lận bị phanh phui với sự chú ý của cả nước (national attention), bà Snipes không giúp được, ông G. mới lên tiếng chịu thua lần 2. Rắc rối như vậy vì bất tuân luật lệ. Một ngày sau khi ông G. (D) nhận thua lần 2, bà Snipes (D) mới nộp đơn từ chức với tiền pension $71,000 a year do thâm niên, ngoài số tiền lương $178,865 một năm. Nhưng sau khi Thống Đốc Rick Scott (sắp trở thành US Senator) ngăn chận số tiền pension bất công nầy với lý do dân Florida không xứng đáng bị thiệt hại như vậy khi bị trả cao cho một người bất xứng, thì bà nói không từ chức nữa, và sẽ kiện ông để đòi cho được số tiền. Như thường lệ, Democrat lại gây rắc rối. Nhưng một phần cũng do Republicans nhu nhược, không cương quyết theo dõi và phản kháng tới cùng.
Đây là Bài Học số #2 cho cử tri lưu ý về Gian Lận Bầu Cử và nhờ các đại diện dân cử lên tiếng tố giác..
3) Cuộc Nổi Loạn Của Dân Pháp Chống lại TT Macron:

Photos: 1) Dec. 12 – Yellow Vest protestors lên tới gần 140,000 người. 2) & 3) Cảnh sát Pháp thừa lệnh của TT Pháp Macron chống lại với vòi nước phun, đạn giả (rubber bullets), và đánh bằng gậy. 4) Dân Pháp đòi TT Macron phải từ chức.
Cuộc nổi loạn (rebellion) bất ngờ của dân Pháp hiện nay được xem là phong trào tự phát của nhân dân (populist movement), bắt đầu từ ngày 17.11.2018, tức là đã gần một tháng, với số người tham gia càng ngày càng đông, có lúc trở nên bạo động, và có vẻ như vẫn tiếp tục. Họ là ai? Họ là quần chúng nghèo hoặc trung lưu, tức là người làm bánh, nông dân, thợ làm đường, công nhân hãng xưởng… Đặc biệt, họ còn được các nhân viên cứu thương, nhiều cảnh sát viên, và sinh viên ủng hộ, tham gia chống đối. Nhưng truyền thông phe tả ở Mỹ không vui và cố ý không loan tin nầy sâu rộng vì TT Pháp, French President Emmanuel Macron, là người cùng phe với họ. Thử tìm hiểu vắn tắt tại sao.
Trước hết, cần biết ở Pháp, khi xe hơi bị hư phải dừng lại để sửa, người dân phải mặc áo khoác màu vàng nổi bật, để được an toàn hơn ngoài đường. Nay biểu tình, họ lấy yellow vests từ trong xe ra mặc cho thuận tiện như một đồng phục. Theo tác giả Jack Kerwick, đây là một cuộc phản kháng có tính quần chúng và quốc gia (a populist, nationalist rebellion). Từ lâu, cuộc sống của dân Pháp, dân nghèo và trung lưu, đã vất vả. Nên khi ông Macron (một socialist và globalist) ra ứng cử TT hơn một năm cách đây, họ nghĩ ông sẽ giúp họ sống thoải mái hơn, theo kiểu xã hội chủ nghĩa, chính phủ sẽ cung cấp rải đều cho mình hưởng, nên đa số đã bầu ông làm TT.
Tuy nhiên, sau hơn một năm, cuộc sống vẫn khó khăn nên họ bắt đầu thất vọng, và mới đây, ông Macron không biết dân khổ, lại tuyên bố sẽ tăng thuế xăng dầu (tax on fuel) vào đầu năm 2019. Đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly (the last straw). Vậy là họ nổi loạn. Mới đầu, họ phản kháng bình thường, nhưng sau đó, có thể vì tức giận quá hoặc vì có cộng sản xúi giục mà không biết (như đã thấy ở các cuộc biểu tình ở Miền Nam VN trước năm 1975 làm lợi cho CS), họ trở nên bạo động, đốt phá nhiều nơi ở thủ đô Paris và các thành phố lớn như Marseille, Bordeaux, Toulouse, và Lyon. Họ phản đối tăng thuế và đòi giảm thuế (tax cut) như chúng ta đang được hưởng với nền kinh tế phát triển của TT Trump ở Mỹ. Trích lời tác giả Kerwick: In other words, the causes favored by the Yellow Vests sound an awful lot like one and the same causes for the sake of which American Deplorables elected Donald Trump to the presidency.

Họ cũng chống lại giá sinh hoạt đang lên cao (rising living cost) và nói chung, chống TT Macron, đòi ông từ chức, với các tiếng hô to “Macron, resign” khắp nơi, dù ông đã chịu bỏ thuế dầu.
Cũng cần biết việc tăng thuế dầu này thuộc Paris Accord về Climate Change của ông Macron, vốn làm lợi cho nhóm tư bản thế giới (globalists), không quan tâm đến lợi ích của người dân trong một nước. Khi vừa lên làm Tổng Thống, dù bị nhiều người chỉ trích, President Trump vẫn quyết định giúp dân Mỹ rút lui ra khỏi Thỏa Thuận Paris về Thay Đổi Khí Hậu nầy, vì ông đã khôn ngoan thấy ngay nó làm hại dân Mỹ với vô số điều luật gây phiền nhiễu và làm hao tốn tài chánh lẫn nhân lực của dân Mỹ. Trong khi ông Macron trẻ người, non dạ, từng chỉ trích chủ trương Nationalist (chăm lo quyền lợi dân Mỹ) của TT Trump, nay sau hơn một năm làm TT, ông Macron bị dân Pháp chống đối mãnh liệt vì ông thiếu sót chăm lo cuộc sống của dân ông. Đây là Bài Học số #3 về việc ủng hộ chủ trương quốc gia, dân tộc (nationalist) của TT Trump.
Xin trích nguyên văn của ông Kerwick lần nữa để kết thúc: The spirit of the Yellow Vests is now spreading across Europe: The Netherlands, Belgium, Germany, and Sweden are the most recent countries in which it’s manifesting itself. Nhân mùa Giáng Sinh, cùng nhau cầu nguyện cho người dân Pháp tìm được cách giải quyết an lạc cho cuộc sống họ và thế giới hòa bình. Merry Christmas!!!
Ngày 12.12.2018, GS Trần Thủy Tiên
……………………………………………………………………………………...
Nguồn Tham Khảo:
Comments
Post a Comment