Biểu tình hải ngoại thường chỉ là độc thoại

BS.Trần Văn Tích
alt
Kỷ niệm 43 năm thống nhất chung một lá cờ

Trong tình hình hiện nay, biểu tình ở hải ngoại khác hẳn biểu tình ở trong nước. Trong nước, Việt cộng không chấp nhận đối thoại. Lên tiếng chống báng chúng là lập tức bọn chóp bu cho côn an côn đồ đàn áp thẳng tay, có khi gây thương tích cho người tham dự; đó là chưa kể đến những biện pháp khủng bố, đe dọa, theo dõi, gây khó khăn, tạo rắc rối v.v.. Ở hải ngoại cuộc diện khác hẳn. Khi biểu tình thường có cảnh sát giữ trật tự an ninh và biểu tình xong thì về nhà ngủ. Ngoài ra biểu tình – ở hải ngoại, tôi nhấn mạnh – thường chỉ là mình nói cho mình nghe, mình hô to cho mình hô theo; cho dẫu rằng biểu tình, tuần hành, mít-tinh giữ vai trò không thể thiếu trong số rất nhiều những biện pháp chống cộng đa dạng và đa diện nhằm trường kỳ gìn giữ lửa đấu tranh trên những vùng đất tự do nơi các quốc gia dân chủ.

Biểu tình chống cộng ở Đức

Tôi từng phụ trách Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức hai năm. Tôi từng tổ chức mấy cuộc biểu tình. Tôi nhận thấy có một số đồng hương thường xuyên có mặt trong các cuộc mít-tinh chống cộng. Tổ chức biểu tình ở Berlin trước Đại sứ quán Việt cộng luôn luôn có mặt Ông Trần Văn C.. Ông C. là người điều hành một Hội Người Việt Tỵ Nạn vùng Bắc Đức. Không rõ Ông giữ nhiệm vụ này từ bao giờ nhưng trước và sau nhiệm kỳ của tôi, Ông luôn luôn giữ vai chính trong những vụ tập họp đấu tranh trước cơ sở ngoại giao trung ương của ViXi tại Đức. Ông Trần Văn C. rất quán xuyến và hăng hái. Ông lo hết mọi việc, như xin phép chính quyền sở tại, cung cấp cờ quốc gia, sản xuất băngđờrôn, viết khẩu hiệu, in truyền đơn, lo hệ thống âm thanh, sắm nước uống giải khát, điều hành biểu tình, sắp xếp tuần hành v.v.. Bản tính thận trọng và chu đáo, ông Trần Văn C. hoàn thành trách nhiệm một cách gương mẫu, rất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên mỗi lần biểu tình thì chỉ có Trần Văn Tích nói để Trần Văn C. nghe và Trần Văn C. hô để Trần Văn Tích hô theo. Sự thực là vậy. Cổng chính toà nhà mệnh danh là Đại sứ quán Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đóng im ỉm và lá cờ máu của chúng treo ủ rủ âu sầu trước mặt nhà (ấy là cảm tưởng chủ quan của cá nhân tôi, nó như vậy đó). Lẽ dĩ nhiên thiên hạ nhiều người không nghĩ thế. Bà con cho rằng biểu tình khiến chế độ Việt cộng rúng động, biểu tình tạo cơ hội đánh động dư luận sở tại v.v.. Đó là quyền đồng bào tự đánh giá việc làm của mình để rồi tự thoả mãn.

Thực ra có một lần – một lần duy nhất – biểu tình Berlin không phải chỉ có mình nói mình nghe, mà có đến hai mình cùng nói cùng nghe với nhau. Chúng tôi triệu tập biểu tình phản đối Tàu cộng. Bà Trịnh Thị Mùi – lúc bấy giờ Bà là Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Bình Dương đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của tổ chức mệnh danh là Hội Liên Hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức (của Việt cộng) – yêu cầu hợp tác cùng nhau mít-tinh chống Tàu. Tôi đồng ý với điều kiện chỉ giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng hoà nền vàng ba sọc đỏ. Hôm đó tôi không đến Berlin được. Phụ trách toàn bộ buổi biểu tình là Ông Phạm Công H., người cầm đầu một Tổ chức Sinh hoạt Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức. Kết quả, một số thành viên thuộc phe bên kia được Bà Trịnh thị Mùi gửi đến cùng tham dự biểu tình chống Tàu chung với chúng tôi. Phe mình có thêm một phe không phải phe mình cùng nhau đả đảo Tàu cộng và cùng nhau nghe hô đả đảo Tàu cộng.

Đối thoại thay vì biểu tình


Những chuyện tôi vừa kể xảy ra cách đây cũng đã bốn năm năm rồi và xảy ra ngay ở Đức. Chuyện tôi sắp kể mới xảy ra cách đây vài ba hôm và xảy ra tận bên Canada. Chiều ngày thứ năm 23.08.2018 đồng bào chống cộng được tin Nguyễn Hoàng Đài Trang tổ chức ra mắt sách nhằm giới thiệu tác phẩm Ho Chi Minh, Selected Works on Peace, Democracy and Gender Equality tại Phòng 2105 trong khuôn viên Trường Đại học Toronto. Nội dung chính của tác phẩm viết về họ Hồ là tinh thần nhân bản của con ác quỷ. Một người ở rất xa Toronto cũng có thể hình dung cung cách tác giả thai nghén ra thành quả trí tuệ của mình. Chỉ cần chọn lựa một số câu nói giả nhân giả nghĩa của họ Hồ đưa vào tác phẩm. Chỉ cần lượm lặt một vài hành động nhân nghĩa bà tú đễ của y rồi ghi lại trong sách. Dĩ nhiên bác bỏ các luận điệu hoa ngôn xảo ngữ đó không có gì là khó khăn và kẻ cố tình xuyên tạc sự thật rất dễ bị đánh gục trong lý luận. Tuy là ngày làm việc nhưng một số đồng hương đã hăng hái kịp thời phản ứng. Thoạt tiên đồng bào tỵ nạn nạn nhân cộng sản định kéo nhau đến địa điểm ra mắt sách để biểu tình nhưng cuối cùng những người có trách nhiệm quyết định thay đổi biện pháp đấu tranh và thay vì biểu tình, đồng bào kết hợp với nhau đến trước Phòng 2105 và ngỏ ý muốn vào tham dự buổi ra mắt sách. Tổ chức ra mắt sách thì người ta đến tham gia ra mắt sách. Không có gì bình thường, không có gì tự nhiên hơn. Nhưng nhúm người chủ trương không dám để cho phe chống cộng vào phòng sinh hoạt. Tranh chấp xảy ra, cảnh sát được gọi đến. Cảnh sát cho biết ban tổ chức phải để cho công chúng vào phòng ra mắt sách, nếu không chịu cho công chúng vào thì phải hủy bỏ hay hoãn lại buổi ra mắt sách. Kẻ gian bao giờ cũng sợ người ngay nên Nguyễn Hoàng Đài Trang đành đóng cửa Phòng 2105 sớm hơn dự định.

Những tình huống tương tự đã nhiều lần xảy ra tại nhiều địa phương. Cộng đồng đề cử người đối thoại với những cá nhân và/hoặc tổ chức treo cờ máu trong khuôn viên các cơ sở giảng dạy và/hoặc kinh doanh. Hầu như bao giờ chính nghĩa cũng thắng và lá cờ nhuốm máu dân tộc thường bị dẹp bỏ sau đối thoại bình đẳng và dân chủ.


Biểu tình thay vì đối thoại


Ngày thứ sáu 24.08 – một ngày sau vụ ra mắt sách của Nguyễn Hoàng Đài Trang bên Toronto, Canada, bên Đức này một nhân vật chính quyền địa phương – cỡ cấp phường hay quận thời Việt Nam Cộng Hoà – khai trương một phòng triển lãm tại Berlin, Đức quốc. Triễn lãm mang tên Anh ngữ “No War No Vietnam“ và qui tụ hơn ba mươi người tự nhận hay được xem là nam nữ nghệ sĩ. Đó là những người mang tên họ Việt ngữ và Đức ngữ. Nội dung triễn lãm theo như nhóm tổ chức mô tả rất phức tạp. Trưng bày vật phẩm, tranh ảnh, hoạ phẩm; chiếu phim, thuyết trình v.v..để mọi người đến xem, sinh hoạt được mô tả là mang tính chất văn học nghệ thuật thực chất chỉ là một hình thức tuyện truyền thiên cộng không nhiều thì ít.

Phản ứng từ phía cộng đồng tỵ nạn bao gồm thư gửi cho một số nhân vật hữu trách nhưng rất tiếc nội dung thư không sát hợp với chủ đề và phân đoạn triển lãm. Đồng thời có biểu tình trước cơ sở triển lãm, tuy nhiên vì là ngày làm việc và vì chỉ có một hội đoàn địa phương cộng tác tổ chức mít-tinh nên số người tham dự rất khiêm tốn. Dẫu vậy, vẫn có tin tức tường thuật hết sức ngắn gọn do ký giả Thomas Blecha, Đài RBB24, Landesrundfunkanstalt für die Länder Berlin und Brandenburg (Đài Truyền thanh Truyền hình hai Tiểu bang Berlin và Brandenburg) phổ biến. Vị ký giả này cho rằng Người Việt tỵ nạn đã tố cáo vụ triển lãm mang tính chất "tuyên truyền cộng sản".

Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng mười năm nay. Có lẽ tiếp theo phản ứng sơ bộ nhằm đáp ứng tính chất thời sự nóng bỏng của hiện tượng nhuốm màu chính trị, nên vận dụng những hình thức đối phó khác. Có lẽ nên mời gọi những tập hợp và/hoặc cá nhân chống cộng cùng lên tiếng chung với người Việt tỵ nạn cộng sản. UOKG, Internationale UOKG chẳng hạn. Hoặc Uwe Siemon Netto hay Gunnar Schupelius. UOKG là Union der Opferverbände Kommunistischer Gewaltherrschaft e.V., Liên Hiệp các Hội đoàn Nạn nhân của Chuyên chính Cộng sản. Tổ chức này hoạt động trên bình diện quốc tế dưới danh xưng Internationale UOKG. Uwe Siemon Netto – người Mỹ gốc Đức – là cựu phóng viên chiến trường Việt Nam, đối tượng trực tiếp của “Vietnam War“, đã từng viết rất nhiều bản văn chính luận và đã từng xuất bản sách tận tình bênh vực chính nghĩa quốc gia của Miền Nam. Gunnar Schupelius là một nhà bỉnh bút người Đức, chủ nhân trang nhà Gunnar Schupelius-Mein Ärger (Gunnar Schupelius-Nỗi bực mình của tôi) đả kích mạnh mẽ Bà Sabine Weißler – tay đầu sỏ trong vụ tổ chức triễn lãm – vì nữ nhân vật này đã lợi dụng chức vụ dùng tiền thuế đóng góp của người dân Đức nhằm chi trả cho những dự án và dịch vụ vớ vẩn, ấm ớ. Cả hai, Uwe Siemon Netto và Gunnar Schupelius, đều có uy tín và danh vọng trong giới báo chí Đức ngữ.

Phần cá nhân tôi thì vì lý do gia cảnh không thể nào đi được Berlin nên đành thúc thủ ngồi nhà. Suy nghĩ nát óc xem có thể làm gì đây. Nhân nhà báo Michael Feerix viết trên tờ taz số ra ngày 27.08 một bài tường thuật và bình luận về vụ triển lãm nhan đề “Der Normalität widersprechen“ (Phản đối sự Bình thường), với câu văn đại ý giá không có những cuộc chiến thì thế giới đã không biết đến Việt Nam, tôi đã gửi thư bạn đọc cho tờ báo vạch rõ rằng quả thật nhân loại chỉ biết đến Việt Nam qua ba cuộc chiến kéo dài bốn mươi năm với ba triệu thanh niên thanh nữ tử vong trong khi hàng chục quốc gia cựu thuộc địa hay cựu bảo hộ đã không tốn một giọt máu hay chỉ tốn rất ít máu đổ mà vẫn dành được độc lập dân tộc và dân chủ tự do. Tôi cũng viết một bài chính luận chi tiết hơn để phê bình vụ triển lãm "No war No Vietnam" từ góc nhìn này và dựa vào kiến giải này để gửi đăng trên tờ Der Stacheldraht (Giây kẽm gai) của tổ chức UOKG. Bài sẽ đăng nay mai. Nhân đây, tôi xin cám ơn anh Phạm Đăng Hiếu ở Berlin đã cung cấp cho tôi những tin tức sốt dẻo và giá trị để tôi có thể hoàn tất bài viết này.

 BS.Trần Văn Tích

30.08.2018

Comments

  1. BS Trần Văn Tích hiểu lầm. Thật sự,
    Ký giả Thomas Blecha hoàn toàn không có đưa tin hay tường thuật gì trên Đài RBB24, mà chỉ viết ngắn gọn trên tết cá nhân của ông.
    https://mobile.twitter.com/thbl/status/1033038565956104192

    ReplyDelete
    Replies
    1. ... mà chỉ viết ngắn gọn trên twitter cá nhân của ông.

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog