Trung Quốc : Thịt lợn, thịt bò Mỹ trả giá vì chiến tranh thương mại
Yahoo/Inbox
  • MY LOAN tmyloan@gmail.Com [HOATUDO] 
    To:Hoa Tu Do,CHIENSITUDONEWS@yahoogroups.com,MY LOAN
    Aug 13 at 2:53 PM
    media
    Ngày 11/08/2018 tại Quỳnh Hải thị, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.REUTERS/Stringer
    Vì bị Bắc Kinh tăng thuế trả đũa, thịt bò và thịt lợn của Mỹ đang được bán với giá cao ngất ngưởng tại Trung Quốc, trong khi tiếng tăm cũng bị sụt giảm. Các nhà phân phối Trung Quốc chuyển sang nhập thịt từ Úc và Nam Mỹ, có giá rẻ hơn.
    Các nhà phân phối sỉ thịt nhập khẩu buộc phải chuyển sang các nguồn khác do « sản phẩm của Mỹ trở nên quá đắt. Đối với thịt bò, họ mua nhiều thịt từ Úc, Nam Mỹ hơn, thậm chí là cả của Canada ». Theo giám đốc một nhà phân phối thịt ở Thượng Hải, họ đã đã ngừng nhập thịt từ Mỹ. Một số nước khác biết tận dụng cơ hội này « thu được lợi nhất ».
    Cuộc chiến thương mại hiện vẫn chưa rõ hậu quả ra sao, nhưng các nhà xuất khẩu thịt của Mỹ, mà Trung Quốc là một thị trường rất lớn, có lẽ sẽ bị thiệt hại nặng nhất. Theo Liên đoàn các nhà xuất khẩu thịt của Mỹ, chỉ tính riêng tháng 06/2018, trước khi các biểu thuế mới của Trung Quốc có hiệu lực, Hoa Kỳ xuất khẩu sang Trung Quốc 140 triệu đô la thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm chế biến, tương đương với 10% tổng giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực này của Mỹ.
    Khi bị Trung Quốc áp thuế mới, một bộ phận các nhà cung cấp thịt ở Mỹ gánh một phần chi phí tăng thuế để giữ khách và bảo đảm khối lượng hàng bán ra. AFP lấy trường hợp của ông Lin Zhengu, chủ nhân kiêm đầu bếp một nhà hàng cao cấp ở Thượng Hải, nổi tiếng về steak thịt bò của Mỹ và Úc. Theo ông, giá các miếng steack thịt bò Mỹ đã tăng thêm 30 đến 40% chỉ trong vòng một tháng do biểu thuế mới, nhưng các nhà cung cấp Hoa Kỳ đã chịu khoản phụ trội đó. Vì vậy, nhà hàng của ông vẫn tiếp tục « làm việc với các nhà cung cấp và các trang trại Mỹ… cho đến khi nào mọi ngả bị khép lại hoàn toàn ».
    Đa dạng hóa nguồn cung cấp
    Ngoài thịt, nhiều sản phẩm khác của Mỹ như hạt đậu nành, ngũ cốc và sản phẩm hóa dầu cũng nằm trong biểu thuế mới của Bắc Kinh. Theo dự đoán của nhà phân tích Julian Evans-Pritchard, thuộc văn phòng Capital Economics, có thể sẽ có « một sự thay đổi lớn các luồng thương mại ».
    Đậu nành là sản phẩm không thể thiếu cho nhu cầu chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không có đậu nành Mỹ, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn có thể dễ dàng mua sản phẩm này trên thị trường thế giới.
    Tập đoàn nông lương Cofco của Trung Quốc đã chuyển sang mua đậu nành Brazil và một số ngũ cốc khác từ Ukraina và Nga. Tương tự, Shanghaishi International Trade Co., một công ty nhập khẩu lương thực quan trọng ở Trung Quốc, từng mua hơn 40 triệu đô la thịt bò và thịt lợn Mỹ vào năm 2017, giờ chuyển sang nhập khẩu thịt từ châu Âu, Úc và Nam Mỹ. Ông Từ Vĩ (Xu Wei), tổng giám đốc tập đoàn, không tỏ ra lo lắng vì « dễ dàng bổ sung thiếu hụt » từ các nguồn khác. Theo ông, « chính các nhà xuất khẩu Mỹ mới bị thiệt hại nhiều nhất ».
    Chính quyền Bắc Kinh tiếp tục trấn an dân chúng về nguy cơ thiếu hụt lương thực. Trên Nhân Dân Nhật Báo ngày 11/08/2018, thứ trưởng bộ Nông Nghiệp Trung Quốc Hàn Tuấn (Han Jun) khẳng định, dù hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ sụt giảm, nhưng « các cơ quan liên quan đã chuẩn bị cẩn thận, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về dầu ăn cho người và lương thực cho súc vật ».
    media
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ( trái ) và thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed tại Putrajaya ngày 01/08/2018.Reuters
    Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ công du Trung Quốc kể từ thứ Sáu 17/08/2018. Một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự sẽ là yêu cầu đàm phán lại một số đề án xây dựng hạ tầng cơ sở trị giá cả chục tỷ đô la, mà chính quyền Malaysia tiền nhiệm đã ký với Trung Quốc. Trả lời hãng tin Mỹ vào hôm nay; 13/08, ông Mahathir nói rõ thêm là ông muốn hủy bỏ các hợp đồng “bất công” đó.
    Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay đã xác nhận rằng chuyến công du của tân thủ tướng Malaysia sẽ kéo dài 5 ngày, và ông Mahathir sẽ hội đàm với cả chủ tịch Tập Cận Bình lẫn thủ tướng Lý Khắc Cường.
    Ngay vào tháng Bảy vừa qua, đương kim thủ tướng Malaysia đã cho biết là tính chất « bất công » của các hợp đồng ký kết với Trung Quốc cho một số hạ tầng cơ sở tại Malaysia là một vấn đề quan trọng mà ông sẽ nêu bật trong chuyến thăm Trung Quốc.
    Từ khi bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Năm vừa qua, ông Mahathir đã liên tiếp xác định chủ trương xem xét lại các dự án lớn được chính phủ cũ của thủ tướng Najib Razak ký kết, với lý do là nhiều dự án không có ý nghĩa tài chính đối với Malaysia.
    Tân lãnh đạo Malaysia đặc biệt đả kích một số dự án của Trung Quốc tại Malaysia, và tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản đã ký, ngay cả khi công việc xây dựng tiếp tục.
    Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP vào hôm nay, thủ tướng Mahathir cho biết ông sẽ tìm cách « hủy bỏ » các dự án cơ sở hạ tầng hàng tỷ đô la mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết với Trung Quốc, giải thích rằng đó là điều cần thiết khi chính phủ của ông đang phải cố sức thoát khỏi nợ nần.
    Thủ tướng Mahathir xác nhận rằng ông rất mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và hoan nghênh đầu tư đến từ Bắc Kinh, miễn là các khoản đầu tư đó có lợi cho Malaysia.
    Thế nhưng, ông tỏ thái độ cực kỳ kiên quyết, muốn hủy bỏ hai dự án đã ký với Trung Quốc : Tuyến xe lửa dọc bờ biển miền Đông Malaysia, và dự án thiết lập đường ống dẫn khí đốt, ước tính tổng cộng 22 tỷ đô la.
    Ông khẳng định với AP nguyên văn như sau : « Chúng tôi không nghĩ là chúng tôi cần đến hai dự án đó. Chúng tôi không nghĩ là chúng có thể có lợi. Vì vậy, nếu có thể, chúng tôi muốn đơn giản là hủy bỏ hai dự án đó ».
    Đây là hai dự án đã được cựu thủ tướng Najib Razak ký kết, trong lúc bản thân ông Najib hiện đang đối mặt với nguy cơ phải ra tòa để trả lời cáo buộc biển thủ hàng tỷ đô la từ quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
    media
    Bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon (P) và đại diện phái đoàn Bắc Triều Tiên Ri Son Gwon (T) tại cuộc họp Liên Triều, làng Bàn Môn Điếm, ngày 29/03/2018.Korea Pool/Yonhap via REUTERS
    Hai miền Triều Tiên tiếp tục có bước tiến quan trọng trong việc xích lại gần nhau. AFP dẫn nguồn tin của Yonhap cho biết, hôm nay 13/08/2018, hai miền Triều Tiên đã quyết định tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng vào tháng 09/2018.
    Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn một thông cáo chung giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cho biết quyết định trên đã được đưa ra bên lề các cuộc đàm phán đang diễn ra trong khu phi quân sự. Tuy nhiên, ngày giờ của cuộc gặp thượng đỉnh chưa được ấn định.
    Tháng 04/2018, hai miền Triều Tiên đã có bước xích lại gần nhau mang tính lịch sử, với cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại làng Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa hai nước. Trong cuộc gặp này, ông Moon Jae In đã nhận lời mời của ông Kim Jong Un tới Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay.
    Cuộc hội đàm giữa hai miền Triều Tiên diễn ra hôm nay tại Bàn Môn Điếm là theo đề nghị của Bình Nhưỡng hồi tuần trước. Trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên Ri Son Gwon cho biết : « Chúng tôi bắt đầu giai đoạn nắm tay nhau cùng đi tới, thay vì đặt chúng tôi theo con đường của người khác ».
    Từ đầu năm đến nay, hai miền Triều Tiên đã có những bước đi ngoạn mục xích lại gần nhau về nhiều mặt. Tuy vậy, các lệnh trừng phạt của quốc tế với Bình Nhưỡng dường như vẫn là rào cản lớn để hai nước có những hợp tác phát triển kinh tế.
    Bộ trưởng Bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Cho Myoung Gyon, dẫn đầu đoàn đàm phán của Hàn Quốc, cho biết : « Nhiều chủ đề sẽ được đề cập trong các cuộc thảo luận, nhưng tôi tin mọi vấn đề đều có thể giải quyết được trên tinh thần như hiện nay ».
    Trong khi quan hệ Nam - Bắc Triều Tiên có những tiến triển tích cực thì một không khí dè chừng, nghi kỵ lẫn nhau vẫn rõ nét giữa Bình Nhưỡng và Washington, xung quanh tiến trình giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên đã được cam kết trong cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un ngày 12/06 tại Singapore. Bình Nhưỡng tố cáo Washington đòi hỏi đơn phương theo kiểu « gangster ». Còn Washington tiếp tục hối thúc cộng đồng quốc tế thắt chặt trừng phạt Bình Nhưỡng.
    Nếu thượng đỉnh liên Triều diễn ra như dự định, đây sẽ là dịp để lãnh đạo hai miền thúc đẩy việc ký kết một hiệp định hòa bình, chấm dứt chính thức tình trạng chiến tranh giữa hai miền. Tuy nhiên, hôm nay đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris bình luận là còn « quá sớm » để có một hiệp định hòa bình như vậy.
    media
    Người dân Lào rời khu vực bị ngập lụt do vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, Lào, ngày 26/07/2018.REUTERS/Soe Zeya Tun
    Hơn hai tuần sau vụ vỡ đập thủy điện ở đông nam nước Lào, Vientiane vẫn chưa công bố thiệt hại nhân mạng. Chính phủ Lào khẳng định có 30 người chết nhưng dân làng cho biết thiệt hại nặng hơn nhiều, có thể trên 150 người. Vì sao nhà nước bưng bít thông tin ?
    Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :
    « Từ hàng chục năm nay, chính phủ Lào đặt hết hy vọng vào sản xuất thủy điện nhờ vào các đập xây trên sông Mêkông và các chi lưu. Mục tiêu của đất nước cộng sản nghèo với 7 triệu dân là làm mọi cách để trở thành « bình điện của Đông Nam Á » theo một khẩu hiệu tuyên truyền chính thức. Nói cách khác, Lào muốn cung cấp điện cho tất cả các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Thái Lan, nhờ vào khoảng 100 đập đã hoặc đang được xây dựng.
    Tuy nhiên, vụ đập Xepian-Xe Nam Noy bị vỡ hồi cuối tháng 7 là hậu quả bi thảm của đường lối phát triển với guồng máy nhân sự kém cỏi. Nếu tai nạn xảy ra ở một trong những đập xây trên dòng sông chính Mêkông, thiệt lại sẽ vô cùng to lớn.
    Mặc dù vụ vỡ đập gây nhiều thiệt hại nhân mạng, chính phủ Lào từ chối nhìn nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi cho công ty đối tác Hàn Quốc.
    Cũng trong chiều hướng che dấu thông tin, Vientiane cấm phóng viên báo chí đưa tin về hệ quả tai nạn. Thái độ không minh bạch, không nhìn nhận sự thật, thể hiện mối lo sợ của chính phủ Lào e rằng chiến lược thủy điện bị xem xét lại. Một chiến lược mang lại lợi nhuận cho thành phần có đặc quyền tại nước Lào nhưng rất tai hại cho dân làng ».

Comments

Popular posts from this blog