Thủ Tục Xin Tị Nạn Tại Hoa Kỳ
11/08/200100:00:00(Xem: 20959)
Thủ Tục Xin Tị Nạn Tại Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
ĐỀ TÀI : XIN TY NẠN TẠI HOA KỲ (APPLY FOR ASYLUM ).
Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết chấp thuận Đạo Luật H.R.1892
Vấn đề xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ nói ở đây không phải là trường hợp những người đang ở Việt Nam xin đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn thí dụ như diện HO, mà là trường hợp những người đã đến Hoa Kỳ rồi, theo một chiếu khán nào đó như du lịch, thể thao, kinh doanh, ngoại giao vân.. vân nhưng muốn xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ luôn, vì có lý do sẽ bị ngược đãi nếu trở về nước nhà.
Thủ tục xin tỵ nạn:
1- Trong thời hạn một năm kể từ ngày đến Hoa Kỳ, đương sự phải nộp đơn xin tỵ nạn, dùng mẫu đơn I-589 của Sở Di Trú. Thời gian chờ đợi để biết đơn được chấp thuận hay bị bác là khoảng 180 ngày.
2- Đương sự cũng có thể xin cho vợ và các con vị thành niên độc thân cùng được tỵ nạn tại Hoa Kỳ, dùng mẫu đơn I-730.
3- Sau khi nộp đơn xin tỵ nạn được 150 ngày, đương sự có thể nộp tiếp đơn xin phép làm việc. Sở Di Trú sẽ giải quyết đơn xin phép làm việc trong thời hạn 30 ngày, dù chấp thuận hay bác khước.
4- Nếu trong thời gian đang làm thủ tục xin tỵ nạn mà đương sự muốn đi ra nước ngoài thì phải xin giấy phép Sở Di Trú, dùng mẫu đơn I-131. Nếu đi ra nước ngoài mà không có giấy phép của Sở Di Trú thì sau đó sẽ không trở lại Hoa Kỳ được.
5- Sau khi nộp đơn xin tỵ nạn một thời gian nhưng không biết kết quả ra sao thì đương sự có thể hỏi Sở Di Trú về tình trạng hồ sơ của mình.
Các điểm cần lưu ý :
1- Việc xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp. Nên nhờ một luật sư di trú chuyên nghiệp để giúp đở trong việc này, vì nếu nhờ một văn phòng dịch vụ hoặc một luật sư không kinh nghiệm thì kết quả sẽ tai hại nhiều hơn là có lợi.
2- Các điểm ghi trên chỉ có tính cách tổng quát. Luật lệ, thủ tục và thời gian chờ đợi giải quyết có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
Tin tức mới về Đạo luật H.R.1892
Đạo luật H.R.1892 đã được Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết chấp thuận tuần rồi. Đây là Đạo luật Di Trú của năm 2001 về bảo lãnh gia đình. Đạo luật này cho phép một thân nhân khác được thay thế người bảo lãnh chính để làm giấy bảo trợ tài chánh, nếu chẳng may người bảo lãnh chính đã qua đời trước khi thân nhân được phỏng vấn để được cấp visa đi Hoa Kỳ.
Xin lưu ý đây không phải là trường hợp đồng bảo trợ hay phụ bảo trợ (joint sponsor/co-sponsor), nói theo cách thông thường là co-signer, khi người bảo trợ chính không đủ lợi tức, mà là trường hợp người bảo trợ chính không còn nữa (đã chết). Theo sắc luật về bảo trợ tài chánh ban hành năm 1996, khi người bảo trợ chính đã chết thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị hủy bỏ và thân nhân không thể được cấp chiếu khán đi Hoa Kỳ, vì không ai có thể thay thế người chết để làm giấy bảo trợ chính. Thân nhân khác chỉ có thể làm giấy bảo trợ phụ mà thôi ( co-signer ), khi đã có giấy bảo trợ chính nhưng không đủ mức lợi tức tối thiểu phải có.
Nếu được Thượng Viện thông qua và Tổng Thống ban hành, đạo luật mới H.R.1892 sẽ giúp giải quyết được trường hợp bế tắc này.
PHẦN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Câu hỏi 1phần a: Anh rể của tôi bị nhiều rắc rối với chính quyền Việt Nam nhưng cuối cùng đã trốn đến Pháp mấy năm qua. Liệu anh ta có thể nộp đơn xin tỵ nạn tại toà đại sứ Hoa Kỳ tại Paris hay không"
Đáp-a: Đương sự phải có mặt tại Mỹ mới có thể nộp đơn xin tỵ nạn. Anh ta không thể xin tỵ nạn khi còn ở ngoài nước Mỹ.
Câu hỏi 1 phần b: Nếu chính phủ Pháp cấp quy chế thường trú cho anh rể cuả tôi, liệu anh ta có thể xin tỵ nạn tại Mỹ sau khi đến Mỹ bằng visa du lịch được không"
Đáp-b: Nếu nước Pháp hay bất cứ nước nào trên thế giới đã cho anh ấy định cư, thì anh ta không còn đủ điều kiện để nộp đơn xin tỵ nạn tại Mỹ nữa
Câu hỏi 2: Khi một công dân Việt Nam đến Mỹ, đương sự sẽ gặp những khó khăn gì khi quyết định nộp đơn xin tỵ nạn chính trị"
Đáp 2: Trên phương diện tổng quát thì rất khó, vì đương sự sẽ không cung cấp đủ bằng chứng về sự ngược đãi của chính quyền Việt Nam
Câu hỏi 3: Mẹ tôi đã lập một hồ sơ bảo lãnh cho anh của tôi, nhưng mẹ của tôi đã rất lớn tuổi, nếu mẹ tôi qua đời trước khi anh tôi được phỏng vấn, tôi có thể thay thế mẹ tôi để lập thủ tục bảo trợ tài chánh hay không"
Đáp 3: Sau khi hạ viện chấp thuận dự luật bảo lãnh gia đình, nếu mẹ của bạn qua đời trước cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được phép thay thế mẹ lập thủ tục bảo trợ tài chánh, với điều kiện tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn chưa đóng hồ sơ gởi trả cho sở di trú.
Nếu tổng lãnh sự Mỹ đã gởi hồ sơ trả cho sở di trú thì trước tiên bạn phải yêu cầu sở di trú phục hồi hồ sơ và gởi trả cho tổng lãnh sự tại Saìgòn để tái xét
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, thứ Bảy và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1110AM, 1500AM, 1390AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com, hoặc www.rmiodp.com mục diễn đàn vấn đáp forum.

Comments

Popular posts from this blog