QUẲNG THÁNH KINH ĐI, COI CHỪNG TÔN GIÁO

 KHẢO LUẬN CHƯA ẤN HÀNH CÙA TÁC GIẢ  ĐẶNG VĂN NHÂM

KHAI ĐỀ    
             
TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO LÀ GÌ?

Cho đến nay, trong chúng ta vẫn còn nhiều người, vì quá mộ đạo, nên vẫn không dám công khai  nhìn nhận  " ông trời, thượng đế, hay chúa trời Yahvé ..chỉ là " con đẻ " của những bộ óc Do Thái hoang tưởng nhắm mục đích duy nhất bịp đời, kiếm ăn. Quan trọng nhất là những kẻ ấy cũng chưa phân biệt minh bạch được 2 danh từ : tín ngưỡng ̣( belief )  và tôn giáo ( religion).
Theo ta, tín ngưỡng có nghĩa: tin + ngửa mặt nhìn lên ( tỏ ý cung kính), tức vừa tin vừa  kính trọng. Còn tôn giáo có nghĩa: kính trọng + dạy bảo, tức kính trọng và tuân lời dạy bảo cuả đấng thiêng liêng là ông trời, một nhân vật trừu tượng, mơ hồ, mà từ cổ chí kim, trên 2 ngàn năm qua, chưa từng một ai trông thấy mặt ngang, mũi dọc và hình dung tròn méo cuả ông ta ra sao !
Sở dĩ lòng tín ngưỡng phát sinh là do thủy tổ loài người từ thời thượng cổ, giống hầu nhân đã tự thấy mình hèn yếu trước vạn vật, khiếp sợ từ nước, lửa, gió, bão, núi cao, sông rộng, sóng cao, từ phiến đá đến gốc cây cổ thụ, chí đến các loài cầm thú như :cọp, beo, rắn, rết, chuột, khỉ và các giống chim muông v.v… nên sinh lòng úy hãi, mà phải tôn thờ chúng  như một vị thần linh với hy vọng sẽ được che chở, giúp đỡ. Bằng chứng , trong dân gian trên mặt địa cầu, nhiều nơi đã tạc tượng thờ cúng các loài ác điểu, dã thú, cọp beo, sư tử, rắn hổ mang, khỉ đột, một phiến đá to cao, một gốc cây cô thụ v.v...Bởi vậy, đọc sử sách, kinh điển, ta dễ nhận ra " lòng sợ hãi thiên nhiên của loài người từ cổ xưa đến nay chính là nhân tố thiết yếu bậc nhất đã đẻ ra... các tôn giáo". Nhưng mãi đến khi con người đã sáng chế ra văn tự để truyền thông tư tưởng, lúc đó mới bắt đầu nảy sinh ra các tổ chức tôn giáo với hình thức
tụ tập đông đảo như phe nhóm, băng đảng và đẻ ra các loại thánh kinh.
Theo các tài liệu khảo cổ và sách ghi chép của các nhà nhân chủng học,khoảng từ 3.500 năm đến 3.000 (trước TC), dân Sumer , trong vùng Lưỡng Hà, mới sáng chế ra được loại chữ tượng hình Pictogramme.Sau đó trong vùng Viễn Á, nước Tàu mới chế ra được loại chữ Idéogramme, chỉ có ký hiệu ghi ý, ghi hình chứ không ghi âm. Mãi đến năm 3.000 (trước TC) mới ghi được cả âm ( fonogramme ). Cùng thời kỳ này, người  ta  thấy dân Ấn Độ cũng chế ra được văn tự của họ.
Từ năm 3.000 đến năm 2.500 (tTC) loại chữ tượng hình (Hiéroglyphe) của dân Ai Cập phát sinh trên toàn vùng đất dọc theo 2 bên bờ giòng sông Nil.
Khoảng từ năm 1.000 đến 700 (t.TC) mẫu tự Cyrilique của Hy Lạp ra đời và phát triển dọc lên miền Đông-Bắc Âu Châu qua các sắc dân Slave.  Đến khoảng năm 600 ( t TC) mẫu tự La Tinh xuất hiện lần đầu tiên trên " hòn đá đen " nơi người dân La Mã thường hội họp (Forum Romanum), còn gọi là họp chợ. Từ đó loại mẫu tự này phát triển khắp vùng Tây Âu , dưới thời các triều đại Carolingien ( nên còn gọi là loại chữ Carolin, hay Gothique v.v...)
* CHÚ GIẢI SƠ LƯỢC: VĂN TỰ TƯỢNG HÌNH LÀ GÌ?
Ngày nay, hầu hết thế giới đều dùng, ( trừ một số quốc gia theo Hồi giáo có kiểu mẫu tự riêng ), hệ thống An-pha-bê, do dân Phéniciens khởi sáng, làm phương tiện ghi chép tư tưởng của loài người. Tuy nhiên, cũng có nhiều chủng tộc, vì lạc hậu, hoặc vì tập quán lâu đời,  vẫn phải duy trì phương pháp họa hình (système pictographique) trong văn tự, như từ thủa muôn vạn năm xưa.Lối văn tự tượng hình hay họa hình có khi còn rất thô sơ như kiểu viết của dân indiens ở Châu Mỹ và dân Esquimaux ở vùng Bắc Cực.Gần đây,người ta tìm thấy nhiều cuốn niên lịch bằng da trâu của dân da đỏ Dakotas thuộc vùng Alaska, Bắc Mỹ. Thổ dân này đã dùng vật nhọn mũi mà vạch lên da trâu phơi nỏ, tỷ như một hình người có nhiều chấm nhỏ ở toàn thân,để ghi một nạn dịch đậu mùa hay ban đỏ; hay vạch một hình nhân có nhiều tia dài nơi cửa miệng, để “kỷ niệm” một trận dịch ho gà của trẻ nhỏ.
Lối văn tự họa hình của dân Esquimaux cũng không khác mấy, nhưng họ không dùng da trâu, mà dùng gỗ hay xương cốt súc vật .Xét ra, lối văn tự tượng hình đã có ngay từ Thái cổ do các dân tộc Trung Hoa, Á rập và Ai Cập v.v… phát minh.
Bằng lối cổ tự (hiéroglyphes), người Ai Cập  thủa xưa đã “viết” chữ đại khái như sau:
Muốn viết chữ “SAO”, họ vẽ một điểm tròn có phụ thêm năm tia nhỏ từ điểm đó tỏa ra các phía. Muốn viết chữ ”ĐÊM”, họ vẽ một vòng cong hình bán nguyệt úp sấp, rồi thêm một ngôi sao ở phía dưới . Muốn viết chữ “TÉ”, họ vẽ hình một bức tường nghiêng đổ. Muốn viết chữ “ĐỘI”, họ vẽ một đầu người có cái lọ để trên …
Người Á rập xưa cũng dùng phương pháp đó. Nhưng về sau, họ cải biến và đơn giản hóa dần dần, cho tới mức chỉ còn là những dấu hiệu (signes), không ăn nhịp gì với lối tượng hình nguyên thủy.
Sau khi xét qua những kiểu viết của dân Esquimaux, Indiens  ngày nay hay của dân Ai Cập, Á rập ngày xưa, rồi so sánh với Hán Tự, ta thấy rằng  lối chữ tượng hình của người Trung Hoa hoàn hảo hơn nhiều, nhưng  rất rườm rà, cầu kỳ và khó nhớ.
Thoạt kỳ thủy, người Trung Hoa cũng chỉ biết “viết” một cách thô sơ như kiểu Á rập và Ai Cập nói trên, nghĩa là họ vẽ theo gần đúng  hình hài của những vật mà họ muốn ghi chép.
Tỷ như, họ đã viết chữ “NHÂN” giống với hình người; chữ “MỤC” giống con mắt; chữ “NHĨ” giống cái tai; chữ “KHẨU” giống cái miệng; chữ “HỎA” giống ngọn lửa cháy; chữ “XUYÊN” giống dòng sông chảy; chữ ”SƠN”  giống dãy núi ba chòm; chữ “MÔ giống con ngựa; chữ “NGƯ” giống con cá; chữ “ĐIỂU” giống con chim.
Nhưng về sau, người Trung Hoa thấy rằng nếu cứ vẽ nguyên hình các đồ vật và súc vật, thì vừa mất thì giờ, vừa trông rắc rối không đẹp, nên họ đơn giản hóa và hoa mỹ hóa dần dần, khiến cho ngày nay,  ta mới có những chữ Hán gọn gàng và đẹp mắt.
Bằng chứng là hiện thời, mặc dầu đã có quốc ngữ, người Việt
vẫn ưa dùng chữ Hán, nhất là kiểu chữ TRIỆN (Caractères calligraphiques), trong việc trang sức thân thể, cũng như việc trang hoàng phòng khách, bàn thờ, đình, chùa, nghè, miếu … khác nào, vào hồi thế kỷ 17 và 18 trở đi, người Aâu Châu đã ưa dùng kiểu chữ Gothique do người Đức đặt ra.
Một đặc điểm của Hán Tự là ngoài lối viết tượng hình, lại còn lối viết hội ý (écriture idéoghaphique).Tỷ dụ , để tả anh thợ săn bắn chết mười con sư tử, người ta liền vẽ một cái nỏ (arbalète) căng giây, hướng vào hình vẽ của mười con sư tử. Nhưng để đỡ tốn công, người đời sau chỉ vẽ mười cái đầu sư tử, có mũi tên dài xuyên thủng ngang qua. Rồi người đời sau nữa lại đơn giản hóa đến mức tối thiểu …
Đó là cách dùng một phần làm tiêu biểu cho toàn thể hay dùng một vài vật hữu hình rồi xếp đặt lại để gợi ý  tới những vật trừu tượng, vô hình dung hay không cụ thể. Cho nên, người Trung Hoa đã viết hai chữ “MỘC” để chỉ cái rừng (Lâm:        ), hay ba chữ “MỘC” thành chữ “sâm    “ để tả cái cảnh cây cối um tùm rậm rạp.
Đồng thời, Hán Tự, với hai cái dấu chân bước , nếu ở trên gacïh ngang là chữ “THƯỢNG   ), nếu ở dưới gạch ngang là chữ “HẠ     "; một gạch ngang đặt ở trên chữ “THỔ    ) thành chữ “VƯƠNG    ) với ngụ ý rằng nhà Vua có quyền hành hơn hết mọi người trên trái đất; một gạch ngang đặt trên chữ “ĐẠI   “  thành chữ “THIÊN    “ với hàm ý rằng Trời là lớn nhất trong vũ trụ; một dấu chấm điểm trên đầu chữ “VƯƠNG” thành chữ “CHÚA”, (      ) nếu điểm bên cạnh chữ “VƯƠNG”, thành chữ “NGỌC” (         ).    
Về chữ “VIẾT” (     ) là nói, (theo Hán tự, thì chữ “ TẢ “ nghĩa là  “VIẾT“ (écrire ), còn chữ “VIẾT” nghĩa là “NÓI” : (dire), như trong câu “ KHỔNG –TỬ-VIẾT”, người ta chỉ việc chấm thêm một điểm ngang vào giữa chữ “KHẨU’ (  ), để tỏ rằng khi mồm há ra và lưỡi lo le, tức là “ NÓI “vậy. Ngoài ra, chữ “ TÙ” (  ) gồm có chữ “NHÂN“ ( người ) trong một cái khung như bốn bức tường đóng kín; chữ “SẦU “(   ) gồm có chữ  “THU“ ở trên chữ “TÂM “, ( Thu tâm ai gợi lên sầu?!!) , để tả nỗi buồn mỗi độ
thu sang với hoa tàn, lá úa…
Nhưng không hiểu tại sao, người Trung-Hoa thượng cổ lại khinh thường bạn nữ lưu quá xá?! Bằng chứng là người Trung-Hoa đã quy tụ ba chữ “ NỮ “ là con gái, để làm thành một chữ “ GIAN “ nghĩa là kém đoan trang và bất chính. Aâu, một phần cũng là nhờ chữ Hán, mà ta càng biết thêm cái óc “ Trọng nam khinh nữ “ của dân tộc Á-Đông thủa xưa vậy. Ngoài ra, cũng nhờ Hán tự mà ta có thể tìm hiểu được phần nào về trạng thái xã hội thời Phong kiến phôi thai. Tỷ như chữ “QUẦN “ là “ BẦY” ( Troupeau ), đem phân tích ra, ta thấy chữ “QUẦN” (  ) họp lại bởi chữ “QUÂN”  là ông Vua, là người cầm đầu, và chữ “DƯƠNG” là con dê; như vậy, xã hội cổ Trung-Hoa cũng đã sống bằng nghề chăn dê, nghề du mục. Hay cũng chính chữ “QUẦN”, nhưng nghĩa là cái quần ( pantalon ); chữ “ QUẦN” (       ) này gồm có “QUÂN” là Vua, là người cầm đầu và chữ “Y” (  ) theo nghĩa cổ nghĩa là vật che thân thể, có khi bằng lá cây hay da muông thú… Như vậy, có lẽ, về thời Thái cổ, trong mỗi bộ lạc , chỉ có một mình viên đầu xỏ là được mặc quần  , còn bao nhiêu bộ hạ đều phải cởi truồng hay đóng khố ( ?)
Tóm lại, lối văn tự tượng hình  và hội ý  của người Trung-Hoa thật là tinh vi, ý vị và phong phú, khiến cho không thể nào hiểu xiết được.Để dẫn chứng, chúng tôi xin giới thiệu bộ “KHANG-HI TỰ- ĐIỂN “là một trong những bộ sách có giá trị nhứt của Văn học sử Trung-Hoa. Bộ Tự vị này xuất bản cách đây gần 300 năm, dưới trào Vua Khang-Hi ( Kang-His ) tức Thanh Thánh Tổ ( 1662-1722 ). Cuốn sách này được soạn thảo rất công phu, hàng mấy năm trời , với sự hợp tác của toàn thể văn quan trong Triều và các bậc sĩ phu trứ danh trong nước.
Ấn hành trên giấy “ tàu bạch “ vừa tốt, vừa mỏng và bóng, bộ Khang-Hi Tự-Điển gồm có 12 đại tập ghi tên theo thập nhị CHI, ( từ Tý, sửu… đến Tuất Hợi); mỗi đại tập lại chia làm 3 tiểu tập, tỷ như tập Tý thì chia ra “TÝ TẬP THƯỢNG “, “TÝ TẬP TRUNG “và “ TÝ TẬP HẠ “  Bộ Khang Hi Tự Điển này, tôi nhận thấy  nó chứa tới 45.000 chữ Hán. Ấy là chưa kể những tiếng mới mượn của Âu-Mỹ và những tiếng vì nhu cầu mới được đặt  ra trong khoảng  gần trăm năm nay, như ta đã thấy trong lối văn “ Bạch-Thọai” ( Pạc Và) hiện thời.
Chữ Hán đã nhiều lại khó viết, khó nhớ ; vì  không có mẫu tự, nên học chữ nào là chỉ viết một chữ ấy thôi. Hơn nữa, nếu sai một ly, sẽ đi một dặm. Tỷ như chữ “ ĐIỀN”, (   ) nếu nét sổ ở giữa thò lên sẽ thành chữ “DO” (  ) , thụt xuống sẽ thành chữ “GIÁP” (  ), nếu  vừa thụt vừa thò sẽ thành chữ “THÂN” (          )…Chính vì thế mà năm 1955, Ô. Wei Chueh, Chủ Tịch Ủy Ban Cải cách Hán Tự đã phải phàn nàn với ký giả Anh-Cát-Lợi James Cameron như sau: “ Ở nước tôi, một em học sinh mười tuổi  phải học tới 200 chữ; nếu muốn đọc nhựt báo, ít nhứt phải hiểu 7.000 chữ.  Các nhà in nước tôi, tối thiểu phải có 35.000 chữ đúc. Chúng tôi không có an-pha-bê, nên không thể dùng máy chữ được. Về điện tín, chúng tôi phải đếm nét chữ, rồi đổi ra con số ( chiffres ). Như vậy, việc giáo dục ở nước tôi bị ngăn trở rất nhiều, và văn  hóa bị chậm tiến. Cho nên ,  chúng tôi nhất quyết phải cải cách Hán Tự, để theo kịp trào lưu tiến hóa của Tây-Phương”…
* (Tài kiệu tham khảo:Le premier alphabet de l’ homme của Johannes lowenstein; Les hommes fourmis (les Chinois) travaillent của J. Cameron; La définition du mot”Ecriture” của Paul Augé; Phần cổ văn trong bộ KHANG HI TỰ ĐIỂN).

Bây giờ, nếu căn cứ vào các chứng liệu nêu trên, ta có  thể ước đoán ra quãng thời gian nào các tôn giáo Du Già ,Thiên Chúa và Hồi giáo ở Trung Đông đã ra đời cùng với các loại thần linh, thượng đế vô hình, vô tướng bằng phương tiện truyền thông của "chữ nghĩa". Tóm lại cho dễ nhớ : Tất cả các kinh thánh loại này đều chỉ ra đời trong khoảng thời gian từ 500 năm trước TC và không quá 1.000 năm ! (* Ghi chú: đạo Hồi của các sắc dân Ả Rập ra đời sau đạo TC khoảng 500 năm sau T). Riêng các tôn giáo trong vùng Viễn Đông như các đạo Phật, Khổng, Lão...đều đã phát sinh trước các đạo Du Già, Thiên Chúa và Hồi giáo ít lắm cũng từ 500 năm.
Nên biết, tiến trình khai sinh ra tôn giáo chỉ khởi sự phát triển khi tâm não con người đã manh nha tư tưởng tín ngưỡng. Với lòng úy kỵ, sợ hãi sâu sắc ghê gớm các hiện tượng huyền bí hung tàn của thiên nhiên họ mới qui tụ với nhau thành các nhóm đông đảo, lập giáo thuyết tôn thờ các đấng thần linh quyền lực vô biên nào đó như huyền thoại, để được che chở. Đó là bước đầu tiên khởi sự hình thành cái khung tôn giáo với những bộ sách được xưng tụng là "thánh kinh" (síc! ) dầy cui hàng mấy ngàn trang giấy kể đủ thứ chuyện bịa đặt hoang đường nhảm nhí, dã man, cộng chung với những điều luật hăm he trị tội phàm tục và xử tội cực kỳ độc ác như: đóng cọc lỗ đít,  ném đá đến chết, hỏa thiêu ... nhân danh thượng đế bù nhìn !

KINH THÁNH LÀ GÌ?

KINH THÁNH (Holy Writ, Bible) là tên chung  gọi những bộ sách " CỰU ƯỚC và TÂN ƯỚC" của riêng các đạo Du Già Do Thái và Thiên Chúa Tây Phương.  Chữ " KINH" bắt nguồn từ Hán tự (bộ Mịch , 13 nét), chỉ những bộ sách ghi chép lời dạy cao siêu, thánh thiện của các bậc hiền nhân quân tử. Nếu nói là "KINH ĐIỂN" thì ý chỉ các loại sách thánh hiền, sách về cương thường đạo lý, sách tài liệu cao kiến của cổ nhân uyên bác được lưu truyền làm khuôn vàng thước ngọc về các vấn đề học thuyết, chủ nghĩa, những trải nghiệm thực tế hiếm quí cho hậu thế. Đó là cái gốc của văn hóa.
Sở dĩ con người được cao quí hơn các loài cầm thú vì nhờ có văn hóa . Mà khi đã gọi là "văn hóa" tất nó phải có tính chất thanh cao, thiện hảo. Đó một điều kiện bắt buộc không thể thiếu (sin qua non). Trong văn hóa kể gồm cả đức tin, tôn giáo và luân lý (la foi, la religion, la morale).  Như vậy, tóm lại, 2 bộ sách Cựu  Ước và Tân Ước của các đạo Thiên Chúa, Du Già đều là những quyển sách..." thánh", trong đó ghi chép toàn những lời khải truyền của các vị thánh, chúa của 2 đạo ấy, gồm từ Chúa Trời Yahvé (còn gọi là chúa cha), Chúa Jesus ( chúa con), cùng với các thứ siêu thánh như Moise, 12 vị thánh tông đồ và  rất nhiều vị thánh linh tinh khác nữa. Để truyền bá tín ngưỡng, 2 tôn giáo kể trên đã dùng chung  luôn cả 2 bộ kinh Cựu Ước và Tân Ước làm phương tiện giáo dục các tầng lớp con chiên bổn đạo. Sự cố này từng diễn ra liên tục suốt 2 ngàn năm qua, khiến trên khắp thế giới đã có rất nhiều bậc thông thái kinh điển Du Già và Thiên Chúa không khỏi bị "ngứa tai, gai mắt, nhức nhối lương tri" phải lên tiếng phê bình công kích kịch liệt, tạo nên một khu rừng kinh điển, phê bình, mổ xẻ kinh sách, tìm hiểu giáo thuyết của đủ loại thần linh, thánh, chúa và ác qủy Satan...thiết tưởng dù cho ngày nay, nếu có ai
muốn dùng cả cuộc đời để chuyên tâm khảo sát cũng không
sao đầy đủ. Do đó, khi nghiên cứu và  biên soạn sách này, tôi chẳng phải là một con ong khai sơn phá thạch, chẳng phải là kẻ đầu tiên lên tiếng phê bình nghiêm chỉnh, mà chỉ là một kẻ phàm phu, tục tử rất tầm thường, hành động theo bản năng thiên nhiên và tự tính hiếu kỳ của một cá nhân ham thích học hỏi những điều hay lẽ phải trong tác phẩm của các bậc cao nhân viễn kiến trên thiên hạ. Đặc biệt nhất, trong hàng trăm tác giả ngoại văn nổi tiếng khắp thế giới có tên ghi trong " thư mục tham khảo" nơi cuối sách này, tôi còn được dịp chuyển dịch một số văn đoạn trực tiếp từ các tác giả Christopher Hitchens, Normand Rousseau, André Comte-Sponville, Bernard Feillet, Natale Benazzi & Matteo d'Amico, Pascal Boniface, Odon Vallet...Tác phẩm của các vị ấy đã giúp cho chúng ta có những tài liệu giá trị để tham cứu, trích lục, hầu giúp cho nhau - một giống dân còn trì độn, chậm tiến - sớm kịp tìm lại chút ánh sáng tuyệt vời của "sự thật", mà từ hàng ngàn năm qua đã bị những thứ tôn giáo tín ngưỡng ngoại lai tù mù, u ám, chân giả bất phân, che chắn, lừa gạt!
Theo lệ thường, từ cổ chí kim bất cứ một thứ vật dụng gì đã cũ xưa, lỗi thời, hư hỏng, rách nát, dơ bẩn, xông mùi xú uế, hay một món ăn nào đã bị nhiễm trùng khi chế biến, những miếng thịt đã thiu thối, bám đầy dòi bọ..., dù quí báu đến đâu vì lý do vệ sinh cá nhân và mục đích nhân đạo, ngăn ngừa tật bịnh truyền nhiễm hiểm nghèo cho cả một vùng đông đúc dân cư, người ta đều phải quẳng nó đi, ném chúng nó vào thùng rác đóng kín nắp lại, hoặc rắc vôi bột sát trùng, rồi chôn sâu trong lòng đất v.v...Đối với những món ăn tinh thần còn nguy hiểm và quan trọng nhiều hơn thế. Vì khi loại độc tố tinh thần ấy đã xâm nhập vào tim óc con người rồi, chẳng những nó phá hoại trí não trong sáng của nạn nhân, nó còn di truyền, bám trụ trong đầu óc con cháu của họ đến ngàn đời không thoát khỏi. Bởi thế, những thứ thánh kinh chuyên chở giáo thuyết nhồi sọ tinh thần cuồng tín u mê, mang tính vô luân, tuyên truyền thú tính giết người dã man hàng loạt có tính diệt chủng, dâm loạn, vô nhân đạo của các đấng thần linh, thánh chúa với dụng ý
"làm gương" (sic!) cho tín đồ đều phải loại ra khỏi các kệ sách gia đình và thư viện ngay lập tức. Chính bởi hậu quả tinh thần ghê gớm kể trên; nay , với tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu này, tôi mạn phép nêu lên câu hỏi sau đây để  bạn đọc, bất phân tôn giáo, tùy nghi suy luận tự tìm ra cho mình một lý giải thích nghi:  

" TẠI SAO CHƯA QUẲNG THÁNH KINH ĐI?"

Bất cứ ai đã có dịp đọc hết bộ thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước của các đạo Du Già Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo, cũng như bộ kinh Coran của Hồi giáo (vốn bắt nguồn từ 2 đạo kể trên), đều không khỏi rùng mình kinh ngạc và  buồn nôn như kẻ tác giả này.
1 - Về mặt văn chương, bố cục lủng củng, không mạch lạc, thiếu  nhất quán, lời lẽ và văn ngôn trong thánh kinh thô kệch, tối nghĩa, nhiều khi dùng phép ẩn dụ (parabole) rất lệch lạc khó hiểu, kể ra toàn những chuyện pha trộn hoang đường, hư cấu với chút ít màu mè lịch sử đương đại, tiền hậu bất nhất,  mâu thuẫn lung tung, chẳng khác nào một anh già nhà quê lẩm cẩm, lú lẫn, nói trước quên sau, đầu đuôi lộn xộn. Nếu so với bộ sách" Thất Tài Tử Thư " của Trung Hoa cổ, các chuyện kể trong kinh thánh thua xa về mọi mặt từ hình thức đến nội dung. Thua luôn cả bộ tiểu thuyết : Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai... Thậm chí, nếu so với những chuyện dân gian như: Tây Du Ký, Thủy Hử, chuyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, các bộ thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước chỉ là một thứ hợp soạn bịa đặt vụng về, ngây ngô đáng buồn cười.* Nên biết: Bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã đạt đến mức thượng thừa, quán cổ xuyên kim về nghệ thuật kể truyện, hấp dẫn đến độ thu hút độc giả mê man như lạc lõng trong giấc mộng du vô tận. Về mặt bố cục vô cùng liền lĩ, uốn lượn tài tình như giòng thác chảy không hề ngừng đọng trong giây phút. Truyện nào của Kim Dung cũng  gồm rất nhiều nhân vật đủ loại (đông hơn kinh thánh gấp chục lần!), hoạt động liên tục, với các tình tiết tự nhiên, hợp lý, xảy ra hết sức bất ngờ rồi diễn biến nhanh như
chớp.
2- Về mặt giá trị kiến thức thánh kinh lại càng hết sức tồi tệ,
phơi bày một trình độ hiểu biết rất nông cạn, nếu không nói là ngu ngốc đến độ phản khoa học. Bằng chứng bất khả kháng biện là vụ giáo hội Thiên Chúa đã hành hình dã man các khoa học gia Giordano Bruno (1584) và Galilée. Hơn thế, khi xử nhục hình Galilée và hỏa thiêu Giordano Bruno,  giáo hội TC còn chứng tỏ đã hành động phản thiên nhiên, phản khoa học. Sự ngu dốt của các hàng giáo phẩm lãnh đạo TC giáo thời ấy đã kéo lùi tiến độ khoa học của nhân loại đến mấy ngàn năm! Hành động hỏa thiêu nữ thánh Jeanne d'Arc, nữ anh hùng dân tộc Pháp, ngoài đại ác tội giết oan vì lòng ghen tị, kèn cựa với món "đồng trinh" thứ thiệt của một người con gái nông dân, chứ không phải thứ đồng trinh kiểu "nước vỏ lựu máu mòng gà" của đức bà Marie. Đồng trinh gì mà đẻ đái con cái tùm lum ( nombreuse nichée) vẫn còn...đồng trinh?! * Nên biết: theo lời kể của thánh Matthieu (XIII 55-57), chúa Jesus còn có thêm 4 người anh em trai và nhiều chị em gái nữa!Trong kinh Phúc Âm của thánh Jacques, ta không thấy xác nhận, nhưng cũng không hề phủ nhận điều này. Vậy, hiển nhiên là chuyện ấy có thật! Ngoài ra còn một nhân vật khác nữa , cũng tên Jacques trong kinh thánh, mà nhiều nhà nghiên cứu thánh kinh và TCG đã cho là anh em của chúa Jesus! Truy nguyên đến kỳ cùng, ta mới nhận ra sai lầm nguyên thủy có tính cốt lõi về món " đồng trinh" (vierge), hay còn gọi là " trinh sản" ( parthénogenèse) của bà Marie, vốn gốc chữ Hébreu " almah" chỉ có nghĩa đơn giản là một "thiếu phụ" ( jeune femme) mà thôi! Vậy mà các nhà biên soạn thánh kinh Tân Ước, toàn gốc dân Do Thái, bỏ đạo Du Già chạy theo TC giáo, dám dịch ẩu là
."đồng trinh"!!!
 3- Về mặt chính trị, xã hội, các bộ kinh thánh của đạo Thiên Chúa Du Già càng thua kém rất xa, xa lắc xa lơ các bộ "Tứ Thư, Ngũ Kinh" của Khổng giáo, bộ " Đạo Đức Kinh" của Lão Tử, và của các bậc thánh triết Hy Lạp... Trên mọi phương diện nghệ thuật trị quốc an dân, giáo dục quần chúng, phát triển văn hóa và tổ chức trật tự xã hội, các nhà đại hiền triết đông phương đã không hề dạy quần chúng phải dùng bạo lực sát nhân hàng loạt như đức chúa trời Yahvé, thánh Moise, và các thánh tông đồ Paul, Pierre...v.v...
4- Về mặt luân lý, đạo đức, kinh thánh của các giáo hội Du Già Thiên Chúa hoàn toàn trái nghịch hẳn với tinh thần bao dung, phóng khoáng  và tư tưởng cao siêu tuyệt diệu trong giáo thuyết của Phật Thích Ca, của Không Tử và Lão Tử.  Trên thực tế, từ 2.500 năm về trước đến nay, loài người ở các nước Á châu đã có tục "TAM GIÁO ĐỒNG MÔN" , thờ cả 3 tôn giáo : Phật giáo, Khổng giáo, Lão Giáo cùng chung trong một giáo đền, một chùa. Trong khi đó, ngược lại 3 tôn giáo của các giống dân Sémites và dân Tây phương, tuy cùng theo đường lối độc thần giáo, cùng thờ chung một chúa trời Yahvé, cùng chia xẻ một thứ giáo thuyết...nhưng lại thù hận lẫn nhau đến mức không đội trời chung, tàn sát lẫn nhau đến đứa con đỏ sơ sinh cực kỳ dã man liên tục suốt 2 ngàn năm qua.Trước hết, các đạo cùng một gốc, gồm: Du Già, Thiên Chúa, Hồi giáo tàn sát lẫn nhau hàng ngàn năm qua chưa dứt. Trong nội bộ đạo Thiên Chúa chia ra nhiều  chi phái: Thiên Chúa La Mã,Chính Thống, Cơ Đốc (Tin Lành), Anh quốc giáo (Anglican) ,Phản Thệ Giáo Calvin (Thụy Sĩ)...Đạo Hồi, sau khi đấng tiên trị cuối cùng Mohamed qua đời, đã phân hóa thành 2 hệ phái : Sunnit và Chiite, tàn sát lẫn nhau, không chừa đàn bà con nít mới đẻ, hằng ngày, cho đến nay còn đang diễn ra  vô cùng tàn bạo tại (Iraq). * Nên biết: Phe Hồi giáo Sunnit thờ giáo chủ khai sáng Mohamed, thánh địa ở  La Mecq thuộc nước Arabie Séoudite. Còn phe Chiite thờ giáo chủ Ali, vừa là "người anh" con chú con bác, đồng thời còn là " con rể" của giáo chủ Mohamed. Thánh địa có đền thờ giáo chủ Ali đã được dựng lên tại thủ đô Bagda, nước Iraq. Mối hận thù vu vơ, phi nhân tính và vô luân lý của các đạo ấy đã khùng điên đến độ như thế chưa đủ, các đạo Du Già, Thiên Chúa, Hồi giáo còn chủ trương bách hại, tàn sát diệt chủng hết mọi tôn giáo khác, gọi là "dị giáo", của loài người trên mặt đất! Toàn bộ kinh thánh của 2 tôn giáo Du Già, Thiên Chúa còn tỏ ra rất tầm thường, dung tục quá lố, bịa sạo chuyện khải truyền, và chỉ nhắm mắt tôn thờ Yahvé, một đức chúa trời hoang tưởng,tâm hồn nhỏ mọn, lòng dạ tôm tép, gian ác, hung tàn, dã man, hiếu sát, hết sức ghê tởm, đáng phải nguyền rủa đến muôn đời ( xin đọc sâu vào tác phẩm sẽ thấy chứng tích đầy đủ). Khi hành đạo, chiếu theo các sự kiện ghi trong  kinh thánh và các dấu vết lịch sử tôn giáo, suốt 2.000 năm qua, giáo hội Thiên Chúa còn tỏ ra khát máu, gian tham, vơ vét, tích lũy tiền bác, tài sản của các giới giáo dân để làm giàu, trái hẳn với lời dạy của chúa Jesus . [ Một cách giống như vậy, đạo Hồi, phái Chiite, cũng lợi dụng tôn giáo, nhân danh thượng đế Allah Bakkhahi, buôn bán thân xác các nữ tín đồ, lập ra giáo luật " hôn nhân tạm thời" (mariage temporaire) để bán giấy phép cho bọn đàn ông được giao hợp với người đàn bà theo giá biểu ấn định từ 1 tiếng đồng hồ, đến 2 tiếng, 3 tiếng... hoặc một ngày , một tuần lễ v.v... tùy nhu cầu. Sau khi gấy phép hết hạn, 2 kẻ nam nữ " kết hôn tạm" ấy được coi như đã ly dị là xong !] Như vậy, giáo hội TC đã hành động gian ác ghê gớm, nguy hiểm hơn cả đức chúa trời Yahvé của họ gấp vạn lần! Phải chăng đó là thứ nghĩa vụ thiêng liêng của hạng tôi tớ "noi gương chúa" của giáo dân?!
* Nên chú ý: Suốt mấy ngàn năm qua, nhất là từ sau đệ nhất thế chiến đến ngày nay, trong bất cứ một chuộc chiến tranh đẫm máu nào trên mặt quả địa cầu, người ta vẫn đều thấy thấp thoáng gần xa bóng cây Thập Tự Giá!
Tóm lại, đối với một loại "thánh thư" kể toàn những chuyện  thiển cận, thù hận ngút trời, tham lam, gian ác, hiếp dâm tập thể và chém giết lẫn nhau dã man, tàn bạo tới nỗi máu người trong thành Jerusalem đã ngập tràn lên đến tận mắt cá chân, tại sao, cho đến nay vẫn không thấy một ai phát động chiến dịch hủy diệt ngụy thư?

QUẲNG THÁNH KINH ĐI KHÔNG... DỄ !

Nêu câu hỏi trên, có lẽ tôi chưa thông suốt được chút nào về lịch sử các tôn giáo của nhân loại, nói chung gồm cả 2 khuynh hướng: độc thần giáo ( Du Già, Thiên Chúa, Hồi giáo) và đa thần giáo (Vật Linh, Bà La Môn, Ấn giáo, Phật, Lão, Khổng...). Nếu tôi đã thực sự quán triệt được phần nào tôn giáo sử Đông -Tây, tất nhiên tôi phải biết sự tích đấng Thiền Tổ đời thứ 28 ở Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) năm 520 (sau TC, ngày 21, thg 9, âl.) ngài đã qua Trung Quốc diễn giảng đạo lý cho vua nhà Lương là Võ Đế nghe. Thời bấy giờ, ở bên Tàu , người ta đều tu học đạo Phật theo lối " hữu vi", nên không biết nhiều về thuyết "vô vi", nên chẳng mấy ai hiểu ngài. Ngài vào núi Tung, đến chùa Thiếu Lâm , diện bích suốt 9 năm, tu thiền định với chủ trương khai phóng " bất lập văn tự, trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật".Nói nôm na là:" vô sư vô sách, quỷ thần bất trách, qủy thần tri ". Bởi ngài đã kịp nhận ra đám rừng kinh sách rậm rịt chỉ là thứ chướng ngại vật lớn lao đã ngăn bước chân và làm lạc lối con người tìm đường đạt đạo và bọn thầy chùa lưu manh, gian ác dễ lợi dụng, lừa gạt đám quần chúng ngu si. Tóm lại, như vậy ngài đã là nhân vật tiền phong thực hiện việc " QUẲNG THÁNH KINH ĐI..." . Khi đã vứt bỏ hết kinh sách rồi thì đám tu sĩ " trung gian giữa ông trời và con người" tất nhiên trở thành vô dụng, bị phế lọai. Vì sau khi đã qua sông rồi, còn ai vác chiếc thuyền gỗ nặng nề, thô kệch theo làm gì nữa? Hay là khi ta đã nhìn thấy mặt trăng rồi, ta đâu cần đến ngón tay chỉ trỏ của ai kia làm gì nữa, phải không?!..
Như vậy chứng tỏ đấng Thiền Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã quán triệt được tận gốc rễ của sự tu hành và tính chướng ngại vô cùng lớn lao của thánh kinh; nhưng phát kiến tích cực của ngài vẫn không đủ sức thuyết phục nhân loại và tín đồ Phật giáo chịu " quẳng thánh kinh đi..." và chỉ tu đạo theo lối " trực chỉ chân tâm" và " kiến tánh", tức theo đạo, tu đạo bằng chính tấm lòng trong sáng và trí khôn biết phân biệt đúng / sai, hay/ dở của lòng mình.
Bây giờ đem vấn để "quẳng thánh kinh đi..." của Thiền Tổ Bồ
Đề Đạt Ma mà quán chiếu vào vấn đề kinh sách của các đạo thờ độc thần của Tây phương ta thấy điều gì? Mặc dù tính chất vô luân của kinh thánh đã hiển lộ quá hiển nhiên, đến nỗi ngay cả các đức giáo hoàng, các hàng chức sắc cao cấp lãnh đạo tòa thánh Vatican cũng không ai dám ra mặt phủ nhận hay biện bạch gì. Nhưng  giải quyết  một vấn đề tín ngưỡng đã tồn tại trong não tủy con người cả mấy ngàn năm không đơn giản như ta quẳng một món ăn nhiễm độc vào thùng rác. Riêng trong quần chúng , chẳng một lực lượng thế tục nào, dù là chính phủ dân chủ uy tín mạnh mẽ đến đâu, cũng không dám đụng đến vấn đề cực kỳ nhạy cảm ấy. Trước một vấn đề quá phức tạp, hết sức tế nhị và vô cùng khó khăn, đầy áp lực chết người đó, ta chỉ còn trông cậy vào 2 yếu tố rất tiêu cực là thời gian và sự tỉnh ngộ của các giới tín đồ mà thôi!
Theo ta biết, qua trải nghiệm cuộc sống, các yếu tố tiêu cực thường chỉ đem đến những hiệu quả rất phi phỏng sau một thời gian hết sức lâu dài. Tuy nhiên, riêng vụ kinh thánh của đạo TC, ngày nay ta cảm thấy có đôi chút phấn khởi và đáng tự tin hơn. Vì lẽ từ nửa thế kỷ gần đây, dường như  giáo hội TC đã cảm thấy điều gì bất ổn đang nổi cộm như một cục bướu độc hại trong thánh kinh, nên họ không còn năng nổ tuyên truyền, rôm rả rao giảng thánh kinh và áp đặt nghiệt ngã giáo luật đối với tín đồ như xưa nữa. Thí dụ giáo hội Thiên Chúa ngày nay đã bị tách rời khỏi lãnh vực chánh trị, giáo quyền không được phép ngang nhiên xâm phạm, hay can thiệp vào lãnh vực thế quyền, giáo hội không còn tùy tiện ngăn cấm triệt để các vụ: kết hôn dị giáo, phá thai, ngừa thai, đồng tính ái ân..., không dùng tòa án giáo hình xử tội hỏa thiêu, ném đá, đóng cọc lỗ đít mấy người đàn bà, đàn ông " đồng đạo" can tội gian dâm cẩu hợp.Thậm chí ngày nay, bọn con chiên phạm đại tội phản chúa, phản giáo, bôi bẩn giáo điều ghi trong kinh thánh- như bọn tu sĩ pédophiles vậy!- vẫn nhởn nhơ kéo nhau đến nhà thờ đọc kinh, rước lễ trước mặt chúa mà vẫn không hề bị các cha cố, thay mặt chúa khuyên răn hay trừng phạt mảy may gì (lạ thật!). Ngoài ra, các con chiên bổn đạo không còn bị buộc tội phù thủy, báng đạo, phạm thánh, phản đạo v.v...
Trong dư luận, còn có nguồn tin cho rằng giáo hội TC đã cấmcác giới con chiên bổn đạo đọc kinh thánh và đã thu hồi các bộ kinh thánh vô luân ấy. Nếu quả vậy, thật là điều vạn phúc cho các giáo dân?! Trong lãnh vực tinh thần quần chúng, ta nhận thấy từ cuối thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nhờ phát minh khoa học thông tin điện tử thần tốc, trí khôn của loài người đã mau chóng mở mang bao la hơn xưa. Hãy dẫn ngay một chứng tích vĩ đại, hùng hồn nhất: Hiện con người trên quả địa cầu này đã thành công vẻ vang trong cuộc phóng vệ tinh lên sao Hỏa và đang nghiên cứu khí hậu, phong thủy để tiến hành chương trình đưa con người lên đó sinh sống. Được biết: quả đất chúng ta đang sống đây cách xa HỏaTinh (Mars) đến 92 triệu Km. khiến hành trình thám hiểm Sao Hỏa phải mất đến 7 tháng. (Theo tài liệu của Nasa, công bố ngày 17.4.14, các khoa học gia về vũ trụ học phải đo bằng tốc độ " ánh sáng". Một năm ánh sáng = 9.460 tỷ (milliards) cây số...).Bởi con người đã có khả năng cướp quyền tạo hóa, đồng thời lật mặt nạ lừa bịp của " chúa trời " trong kinh thánh, nên có thể vì vậy mà giáo hội TC không còn dám thản nhiên đầu độc tư tưởng tín đồ bằng những chuyện huyền thoại hoang đường ngớ ngẩn, phản khoa học nữa!

ĐỨC TIN BĂNG HOẠI

Do đó giáo hội TC đành phải thả lỏng cho đức tin (la foi) của các giới tín đồ tha hồ tự do bay bổng khắp không gian và vũ trụ. Như ta đã biết, hiện nay, chẳng ai không biết tình trạng suy thoái đức tin TCG La Ma ở Âu Mỹ đã diễn ra hết sức trầm trọng. Khoảng 20 năm trước đây, những buổi họp giáo dân tại nhà thờ của các giáo xứ thường  đông đúc, nay chỉ còn thưa thớt, loe ngoe vài mống già nua lụ khụ đang lê lết trên đường tìm đến với chúa trời Yahvé hoang tưởng của họ! Tội nghiệp! Nhưng để cho chính xác hơn, căn cứ vào con số thống kê những người rửa tội trong năm 2.000 so với năm 1.900 đã giảm sút mất một phần ba. Ngày xưa, dưới thời kỳ thực dân, số người cải đạo (đôi khi bị cưỡng bách bằng võ lực) trong các nước Á Châu và Nam Mỹ Châu rất nhiều.  Kể từ khi chế độ thực dân đã cáo chung, con số tín đồ tân tòng cũng giảm thiểu trầm trọng. Bây giờ, tính chung tín đồ TCG La Mã trên thế giới có khoảng trên 1 tỷ người, và Tin Lành có khoảng nửa tỷ. Sa sút thảm hại nhất có lẽ  là phái Chính Thống (Orthodoxe) ở Đông Âu và Nga Sô. Khoảng năm 1.900, trong số 5 người dân có một tín đồ Chính Thống Giáo. Bây giờ con số tụt mất phân nửa. Trong 10 người dân mới có 1 người theo Chính Thống Giáo. Trước năm 1939, bốn nước TCG hàng đầu ở Âu Châu gồm : Đức, Ý Đại Lợi, Pháp và Tây Ban Nha. Ngày nay những nước TCG đứng hàng đầu là: Ba Tây (Brésil), Mễ Tây Cơ, Hoa Kỳ, và Phi Luật Tân. Ngày xưa, nước Pháp vốn được tôn xưng là  ”trưởng nữ” của giáo hội TCG La Mã nay đã bị tụt xuống hàng thứ 6, đứng sau nước Ý (hàng thứ 5). Về phía đạo Tin Lành, sau Anh, Mỹ là đến nước Nigéria, và cộng đồng dân da đen , thuộc các chủng tộc Phi châu, gốc nô lệ đã bị cưỡng bách theo đạo của đế quốc thực dân Anh...
Nhận định về đức tin TCG, ta thấy nữ sĩ Mme de Maintenon đã viết:” Ở các tỉnh, tín đồ Thiên Chúa không còn nữa!”. Thực sự , ngày nay các giáo đường TCG ở vùng quê đều vắng tanh chẳng khác gì những cái giếng khô giữa sa mạc. Hơn nữa , công chúa Palatine còn nói thêm :” Niềm tin đã tắt!” (La foi est  éteinte)! Mới đây (2014), theo một thống kê về đức tin TC tại Pháp, người ta không khỏi ngạc nhiên nhận thấy: Trong 2 người Pháp đã có hơn 1 người tự nhận  mình vô tín ngưỡng!
Trong tác phẩm ”Pensées détachées”, văn hào Bossuet, thời vua Louis XIV, đã từng nói:” Người ta coi Thượng Đế như chẳng có ” (On compte Dieu pour rien).
Niềm tin đã mất, số lượng tín đồ sa sút, nhưng trong mấy năm gần đây, hành động phạm pháp, đặc biệt là tội ”pédophilie” (gian dâm cẩu hợp với trẻ con trong giáo phận) của giới tu sĩ TCG Âu, Mỹ đã làm sứt mẻ rất nhiều uy tín tôn giáo, đồng thời gây thiệt hại rất lớn lao cho ngân sách của tòa thánh Vatican. Theo tin tức truyền thông và dựa trên hồ sơ tòa án, báo New York Times cho biết, tính đến ngày 31. 12. 2002, đã có 4.268 nạn nhân tuyên bố hay đã nạp hồ sơ kiện các tu sĩ TCG can tội lạm dụng tình dục trong 6 thập niên qua. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy: trong đó có 1,205 linh mục (tức 1,8% tu sĩ được phong linh mục từ năm 1950 đến năm 2001) đã bị tố giác tội  lạm dụng tình dục. Trong số đó, nhiều người được thụ phong trong khoảng các năm 1950 và 1970. Nhưng các vụ phạm pháp này đã xảy ra nhiều nhất trong 2 thập niên 70 và 80. Trong số có khoảng 50% linh mục bị tố cáo đã làm tình từ 1 đến 4 thiếu niên, và 16% đã làm tình từ 5 trẻ trai trở lên...!
Mới đây nhất, hiện còn đang nóng hổi, trong khoảng thời gian từ những ngày 4-8 tháng 6. 2014, trên mặt truyền thông, báo chí, truyền thanh truyền hình Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan đã khui vụ mồ hoang tập thể của 800 cô nhi vô thừa nhận trong khuôn viên của Nữ Tu Viện " THE TUAM HOME" thuộc quận Galway County ở Ái Nhĩ Lan (Irland) (theo con số  kiểm điểm của địa phương, trong nấm mồ chôn tập thể vĩ đại ấy, người ta chỉ tìm thấy có 796 hài cốt trẻ sơ sinh, từ mới đẻ ra được 2 ngày cho đến 9 năm tuổi là nhiều nhất, nên đã gây chấn động dư luận quần chúng khắp Âu châu, nhất là các giới tín đồ, con chiên bổn đạo thuần thành của Thiên Chúa Giáo!
Nên biết: Nữ Tu Viện Tuam Home vốn là một trong tồng số 10 nữ tu viện lớn đã do các nữ tu đồng trinh, độc thân của giáo hội Thiên Chúa Ái Nhĩ Lan, thuộc tổ chức" Bon Secours Nuns" điều hành quản trị từ năm 1925 đến 1961, chuyên môn quyên tiền từ thiện của bá tánh để nuôi trẻ mồ côi, con hoang vô thừa nhận và cũng là nơi tạm trú của trên 35.000 phụ nữ chửa hoang ( unmarried pregnant women) - còn gọi là " những người đàn bà con gái sa ngã" ( fallen women) - ...Nhưng thời gian sau này có nhiều dư luận tại địa phương cho rằng phần đông trẻ con vô thừa nhận của tổ chức này toàn là con chửa hoang của các " ma sơ" (ma soeur) đồng trinh (sic!) và các giới cha cố phạm giới lén lút tạo tác nên, nhưng không đăng ký sổ bộ khai sinh của thị xã hoặc khai báo với giáo hội.
Trước vụ này, tổng giám mục Diarmuid Martin, cai quản địa phận Dublin, một khuôn mặt nổi trội trong hàng giáo phẩm của giáo hội TCG Ái Nhĩ Lan,  đã phải lên tiếng:"...cần phải mở cuộc tra  cứu toàn bộ...". Vì tất cả những vụ chôn cất chung hàng mấy trăm hài nhi vào một nấm mộ hoang  không cả mộ bia trong nghĩa địa riêng của Nữ Tu Viện " TUAM HOME" đều không ghi bất cứ một chi tiết nào về tên tuổi, ngày giờ và nguyên nhân tử vong của từng đứa trẻ đã qua đời. Đặc biệt kỳ dị là chính đức tổng giám mục của nước cộng hòa Ái Nhĩ Lan cũng  phải tỏ ý vô cùng kinh ngạc về ngôi mộ hoang tập thể lớn lao ghê gớm ấy. Riêng giám mục Michael Neary, người đứng đầu địa phận, nơi gồm có Nữ Tu Viện TUAM HOME cũng không khỏi thốt ra câu:" Tôi hết sức kinh ngạc, như mọi người, khi được biết về tổng số khủng khiếp trẻ em tử vong đã chôn trong nghĩa địa ở TUAM!".... ( Trích lược tin của BBC từ 4 - 8.6.14).  Trong chiều dài lịch sử hàng ngàn năm qua, giới tu sĩ TCG thường vẫn phải đối phó với  nạn thặng dư nhân sự hơn là thiếu hụt. Thời cổ đại, trong đền thờ Amon ở Karnak đã có đến 81.322 tu sĩ. Để thoát khỏi tệ nạn tu sĩ toàn quyền năng ở Thèbes, quốc vương Aménophis IV đã phải chọn  tín ngưỡng Aton, thờ độc thần. Thuở sinh tiền chúa Jésus, lúc đó đền Jérusalem cũng đã có từ 12.000 đến 15.000 đạo sĩ, cộng thêm bọn thầy tu giòng Lévite Do Thái, chuyên làm việc tế tự trong giáo đường. Để chống lại những hành vi nhũng lạm của bọn tu sĩ cha truyền con nối và chuyện buôn thần bán thánh, Jésus đã muốn triệt hạ ngôi đền và đuổi cổ hết bọn buôn bán, gây ô uế , ra khỏi nơi thờ tự thanh khiết. Nhưng, hỡi ôi, sự việc bất thành, ngài đành chịu đóng đinh trên cây thập tự giá!
Nếu khi nào luật độc thân được bãi bỏ, và tu sĩ trở thành như một nghề kiếm cơm như nghề luật sư, bác sĩ...và được hưởng quyền kế nghiệp, cha truyền con nối, hay mẹ (làm linh mục, mục sư) truyền nghề cho con gái v.v... được giáo hội thừa nhận, có lẽ lúc đó số tu sĩ có thể gia tăng nhiều hơn, và các trường dòng của giáo hội sẽ bị tràn ngập học sinh.Trong trường hợp này, nếu được phần lượng sẽ mất phần phẩm. Nhưng dù sao, trước nạn khan hiếm tu sĩ trầm trọng khắp nơi, giáo hội đành phải nhắm mắt chấp nhận hy sinh cái phẩm để lấy lượng. Hiện tượng đặc biệt nhất là ngày nay giáo hội TC đã không dám sa thải một linh mục phạm tội ấu dâm nào, mà chỉ loay hoay hoán chuyển những phạm nhân ấy vòng vòng từ giáo phận nay sang giáo phận khác mà thôi! Những chỉ dấu trên đây đã hé lộ cho ta thấy: Chẳng còn bao lâu nữa tôn giáo sẽ trở thành cái vỏ dừa rỗng ruột, tức nhà thờ và giáo hội vẫn tồn tại như xưa, nhưng đức tin Thiên Chúa đã tan biến mất như một vũng nước bốc hơi và các giáo sĩ chỉ còn trơ lại như một thứ ký sinh trùng xã hội, hành động vô tích sự, sống vô sản xuất. Thực trạng này hiện nay đã và đang diễn ra tại Do Thái, ngay trong ruột gan của đạo Du Già, phái chính thống, cuống rốn của đạo Thiên Chúa. Từ xưa, đám tu sĩ  Rabbins đạo Du Già chính thống của Do Thái vốn được hưởng toàn quyền đặc miễn trong mọi lãnh vực, từ gia đình ra ngoài xã hội chỉ vì lý do tu học. Mọi thứ gánh nặng trong gia đình, làm việc kiếm tiền, nuôi nấng, dạy dỗ con cái...đều do người vợ phải đảm trách. Hồi đầu năm nay (2014), chính phủ Do Thái nhận thấy có sự bất công trong nghĩa vụ quân sự, đã ban hành luật mới, động viên tất cả các giới tu sĩ đạo Du Già chính thống. Lập tức những kẻ "tu hành" (sic!) này liền dùng chiêu bài tôn giáo, vịn cớ tu học, phản đối mạnh mẽ, kêu gọi nhau xuống đường chống chính phủ  lung tung! Hành động như thế, các tu sĩ Do Thái Du Già chính thống đã nói lên điều gì? Đó là cái vỏ tôn giáo thờ đức chúa trời đã rỗng ruột, tức một thứ tôn giáo đã KHÔNG CÒN ĐỨC TIN NỮA, mà chỉ là một thứ hang ổ tập họp những người hoàn toàn vô trách nhiệm, lười biếng, suốt đời chuyên ăn hại đái nát! Hơn nữa, sự kiện ấy còn cáo giác thêm một sự thật rất ê chề và vô cùng cay đắng là bọn tu sĩ hàng mấy ngàn năm qua đã chỉ mượn danh tôn giáo để trục lợi, hưởng nhàn và làm..."cha" thiên hạ!

TÔN GIÁO VÀ VÔ TÔN GIÁO KHÁC GÌ NHAU?

Trước  khối tín đồ ngày nay đã trở nên văn minh, sáng suốt hơn và đức tin đã bị phá sản đến cùng cực và đang âm thầm tan rã từng mảng lớn như mấy tảng băng bị ánh nắng mặt trời nung đốt, khiến các vị giáo hoàng TC không còn tự coi mình là bậc siêu nhân quán thế " KHÔNG LẦM LỖI" (infaillibilité).
* Nên nhớ : Từ thế kỷ XI, các giáo hoàng TC La Mã đã được hưởng quyền thế tục" KHÔNG LẦM LỖI" (infaillibilité). Nhưng đó chỉ là một cái vỏ che đậy bên ngoài, sự thực của lịch sử đã chứng minh rất nhiều ông giáo hoàng đã vô cùng lầm lỗi và rất vô luân. Điển hình đáng kể nhất trong thời cận đại của chúng ta, khoảng các thập niên 1930-40, tức thời kỳ đệ nhị thế chiến với Đức Quốc Xã, giáo hoàng Pie XII, đã trở nên một thứ chính trị gia Machiavel tân thời đã công khai hợp tác với tập đoàn Nazis (Đức Quốc Xã) đến mức nổi danh với biệt hiệu là " Giáo Hoàng của Hitler" (Pape de Hitler). Tuy giáo hoàng Pie XII đã không trực tiếp xả súng đại liên giết người hàng loạt bên những hố tử thần đã đào sẵn như mấy tên lính Quốc Xã hay những tay đệ tử trung thành, tín đồ TC ngoan đạo của ngài như những tên Ante Pavelic, lãnh tụ dân Croate theo đạo TC cùng với đồng bọn  của hắn là bọn "Oustachics" (cái tên này do Pavelic đặt cho, nó bắt nguồn bởi động từ "Outati", nghĩa là : vùng lên! ). Nhưng dưới sự chỉ huy trực tiếp và nôn nả, hăng say đôn đốc của giáo hoàng Pie XII chỉ trong vòng có 4 năm, từ 1941-45, bọn chúng đã tắm trong biển máu của hàng triệu dân Serbes tín đồ Chính Thống Giáo, dân Do Thái, và dân Bohemiens, Tziganes v.v...(tác phẩm: Le Pape et Hitler,l'Histoire secrète de Pie XII, của John Cornwell, nxb Le Club). Chính vì thế mà sau này giáo hoàng Jean Paul II, gốc dân Ba Lan, đã phải công khai lên tiếng " xin lỗi" toàn thể tín đồ và nhân loại về các đại ác tội trong quá khứ của đạo TC. Kế đến, đức giáo hoàng Benedict XVI phải thoái vị, vì các tội lỗi ô uế, bẩn thỉu của các giới lãnh đạo tinh thần con chiên khắp nơi trên thế giới. Đây là một biến cố độc nhất vô nhị trong lịch sử hàng ngàn năm của giáo hội TC La Mã. Gần đây nhất, mới vài ngày nay (đầu tháng 4. 2014) vị đương kim giáo hoàng Francis đã phải dùng đài phát thánh của giáo hội "Vatican Radio" kêu gọi các cộng đồng giáo dân khắp thế giới hãy tha thứ cho các tu sĩ phạm tội gian dâm cẩu hợp với trẻ con...Sự kiện này hiển nhiên đã chứng minh niềm tin của giáo dân đối với giáo hội Thiên Chúa đang trên đà sa sút nghiêm trọng! Tại sao ông không cầu xin đức chúa trời cha và con tha thứ cho những kẻ chăn chiên phạm tội ô uế ấy?! Cầu nguyện như thế ông giáo hoàng vừa khỏi mắc tội " truất quyền "  của đức chúa trời  lại còn thêm hợp tình hợp lý, theo đúng hệ thống thứ bâc giáo quyền theo mẫu hình Kim Tự Tháp.
Mặt khác,theo tôi, giáo hoàng Francis công khai ngỏ lời xin tha tội cho các tu sĩ TCG phạm đại tội hình sự như vậy còn tỏ ra bất công và bất minh. Rõ ràng ông muốn bao che cho các can phạm đồng đạo của ông. Đặc biệt nhất là ông đã cố tình mưu dùng giáo quyền để trấn áp thế quyền.Tại sao ông không ra lịnh" rút phép thông công" ngay lập tức đám tu sĩ gây nhơ bẩn cho đạo, làm tan vỡ niềm tin trong quần chúng tín đồ? Tại sao ông không để cho  nhà cầm quyền sở tại điều tra vụ án, lập hồ sơ truy tố công khai bọn lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, vi phạm luật đời, xâm hại ấu nhi? Ông nên nhớ rằng: Những kẻ phàm nhân, nếu phạm các tội ấy sẽ phải đền tội nhục hình rất nặng nề đến mãn kiếp trong ngục thất! Tôi mong đợi được ông giáo hoàng hay một vị đại diện nào đó của tòa thánh Vatican chỉ giáo. Xin đa tạ trước!
May sao, ngày 23 tháng 12.  2014, theo các nguồn tin tức truyền thông thế giới, trong một đại hội long trọng tại tòa thánh Vatican, chính đương kim giáo hoàng, Francis, đã công khai lên tiếng mạnh mẽ phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y. Ngài than phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’, ‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai đụng được đến mình’.Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà Ngài muốn chữa trị trong năm mới. Giáo hoàng Francis, vị lãnh đạo Giáo hội đầu tiên đến từ châu Mỹ-Latin, cũng phê phán ‘những ai bị ám ảnh bởi hình ảnh của mình’. Ngài yêu cầu cải cách Giáo triều. Khi Giáo hoàng Francis kết thúc bài diễn văn của mình, cử tọa ngồi im lặng.êu ở Vican
Trong bài diễn văn hôm thứ Hai ngày 22/12, Giáo hoàng Francis nói một số giáo sỹ ham muốn quyền lực đã phạm tội ‘thản nhiên giết chết thanh danh của các vị đồng sự và huynh đệ của họ’. Ngài so sánh công việc của đội ngũ chức việc trong Giáo hội giống như một dàn nhạc ‘lỗi nhịp’ bởi vì họ không hợp tác được với nhau và không có tinh thần làm việc nhóm.Trước khi được bầu lên hồi tháng 3/2013, Giáo hoàng Francis đã gặp phải chống đối nội bộ đối với một số cải cách mà Ngài muốn thực hiện.
Ngài đã thành lập một loạt các cơ quan chuyên trách để chống tham nhũng và quản lý yếu kém đồng thời cũng chỉ định một đội ngũ cố vấn.Giáo hoàng cũng phát động việc làm sạch Ngân hàng Vatican vốn bị nhiều tai tiếng sau hàng loạt vụ bê bối. áo hoàng Francis dường như ông nhận được sự 
Ngài cũng đề nghị tản quyền của Vatican – vốn tập trung vào tay Giáo triều trong hàng trăm năm qua – để cho phép các giám mục trên khắp thế giới có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề về giáo lý của Giáo hội.Bản thân Giáo hoàng Francis chưa từng làm việc trong Giáo triều trước khi bước lên ngôi vị giáo hoàng.Từ Rome, phóng viên BBC David Willey bình luận:
“Rõ ràng Giáo hoàng Francis đã gặp phải sự chống đối trong số gần 3.000 thành viên của Giáo triều mà đa số là người Ý.
Ngài chưa từng làm việc ở Rome trước khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng hồi năm ngoái. Ở Vatican, Ngài là người ngoài đến từ một nơi khác. Ngài rõ ràng rất bất mãn với tác phong làm việc trì trệ và yếu kém ở Vatican.Ngài đang cố gắng cải cách Vatican với sự giúp đỡ của một nhóm cố vấn bao gồm các hồng y mà Ngài triệu tập từ khắp các châu lục để soạn thảo một bản Hiến pháp mới của Vatican.”
Một hôm sau, trong thông điệp Giáng sinh thứ nhì, "Urbi et Orbi", Đức Giáo hoàng nhắc đến các nạn nhân của cuộc xung đột tại Syria và Iraq.Trong đó có những lời đáng ghi nhớ như sau:
"Quá nhiều người đang bị giữ làm con tin hoặc bị thảm sát" tại Nigeria, Ngài nói thêm. Giáo hoàng Francis cũng thúc giục đối thoại giữa Israel và Palestine, và lên án các cuộc tấn công của Taliban tại Pakistan.Hàng chục ngàn người đã tới Quảng trường St Peter để nghe Đức Giáo hoàng người Argentina đưa ra thông điệp hàng năm.Ngài nói người Thiên chúa giáo tại Iraq và Syria đã phải chịu cuộc xung đột quá lâu, và "cùng với những người thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo khác, đang phải chịu sự đàn áp tàn bạo"."Mong rằng Giáng sinh sẽ đem tới cho họ niềm hy vọng, và cho cả những người phải ly tán nhà cửa, phải sống lưu vong, tị nạn, cho các trẻ em, người lớn, người già ở nơi này cũng như trên toàn thế giới," Đức Giáo hoàng nói.
Trong bài diễn văn ngày Giáng sinh, Ngài cũng cầu cho hòa bình tại Ukraine, Nigeria, tại Libya, Nam Sudan và các vùng khác của châu Phi.Ngài kêu gọi hãy chia sẻ cảm thương cho gia đình của 132 thiếu niên bị giết trong vụ Taliban tấn công ở Pakistain hồi tuần trước, và cho các nạn nhân của nạn dịch Ebola.Trong hôm thứ Tư, Ngài đã có cuộc điện thoại gây ngạc nhiên tới cho những người tị nạn ở một khu trại gần Irbil thuộc vùng Kurdistan phía bắc Iraq. "Các con giống như Đức Jesus trong đêm Giáng sinh vậy. Ngài cũng không có một căn phòng nào cho mình," Ngài nói với họ.Cuộc tiến quân vào Iraq của các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã khiến hàng chục ngàn người Thiên chúa giáo và thuộc các nhóm phái tôn giáo khác phải bỏ chạy".
 Các lời phê bình và cổ động gắt gao trên đây của giáo hoàng Francis, không biết mai sau có đem đến cho giáo hội TC chút cải tiến cụ thể gì không,nhưng ngay lúc này đã khiến chút niềm tin và hy vọng nhỏ nhoi còn le lói trong tôi chợt bùng lên để tiếp tục hoàn tất tác phẩm này. Tôi hy vọng những tín đồ ngoan đạo khắp nơi trên thế giới, chẳng cứ gì dân VN trì độn, chậm tiến hãy sớm mở mắt, mở tai và mở cả trí tuệ của mình ra noi theo tinh thần của giáo hoàng Francis, mà soi rọi vào các cuộc bắn giết dã man, tàn bạo, đầy thù hận, hoàn toàn thú tính trên khắp thế giới, hằng ngày, do các tôn giáo độc thần gây ra.       
Với tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng hoàn toàn trong sáng và lòng chân thật không thay đổi, với sách này, tôi chẳng có ý khen chê, bài bác tôn giáo nào mà chỉ nói lên một sự thật rất cụ thể, rất dễ kiểm chứng vốn đã tích lũy trong  kinh thánh Du Già, TC và Hồi giáo từ nhiều ngàn năm qua. Dù cho đọc xong sách này, ai đó vẫn cứ tiếp tục phụng thờ tôn giáo, cứ tiếp tục tin nơi thần linh, thánh chúa của mình, hoặc trở nên vô thần...cũng chẳng sao, chẳng ảnh hưởng mảy may nào đến xã hội, miễn là cá nhân đó, trước tiên phải " tự biết mình trước khi biết đến tôn giáo và chúa trời..." đúng theo lời dạy của thánh triết Hy Lạp Socrate!
Tôi nhận định: Một tín đồ tuyên xưng mộ đạo, mang danh nghĩa tôn giáo toàn tòng mà chẳng biết tí gì về tôn giáo và đức chúa trời của mình (đã ghi rõ trong thánh kinh), nếu so với một kẻ vô tín ngưỡng, hay vô thần, cả đời không đọc một chữ thánh kinh, không tin trời, không tin thiên đàng hay địa ngục gì ráo trọi, và nhất là chẳng hề nghe lời khuyến dụ của những kẻ khoác áo tu hành... cả 2 kẻ ấy đều như nhau!

TÔN GIÁO, MỘT NHU CẦU?

Vì bị nhồi sọ cưỡng bách bằng lối tuyên truyền lừa gạt và hù dọa trắng trợn từ các đời cha ông đến tận ngày nay, nên nhiều người đã quan niệm hết sức sai lầm, cho rằng " tôn giáo là một nhu cầu". Vậy, nhu cầu tôn giáo là gì? Theo định nghĩa của từ điển  Le Robert":" Một nhu cầu là một đòi hỏi phát sinh từ thiên nhiên hay do đời sống xã hội" (Un besoin est une exigence née de la nature ou de la vie sociale)". Thí dụ: nhu cầu về mặt thiên nhiên là: " tứ khoái", gồm : ăn, ngủ, đ..., ỉa"! Con người mà không có nhu cầu " tứ khoái", không ăn uống, không ngủ, không giao hợp được, bị táo bón đến mức không đi ỉa được...nhất định 100% , vài ngày sau sẽ chết toi ngay! Ngược lại, từ thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa một kẻ nào đã bị chết vì..."VÔ TÍN NGƯỠNG" hết thảy. Vậy, tại sao lại dám gán bậy cho là ...nhu cầu tự nhiên?!
Còn tôn giáo là gì? Chẳng qua nó chỉ là một hình thức tụ họp nhiều người như các tổ chức hội đoàn nghề nghiệp, hiệp hội ái hữu, băng đảng, bầy đàn, bè nhóm linh tinh... tùy sở  thích của mỗi cá nhân, chẳng khác nào một thứ đồ trang sức xe xua có tính cách phô trương màu mè, cho một cá nhân. Với khái niệm ấy, chúng ta hãy nhìn chung quanh một lượt, rồi xét xem từ cổ chí kim đã có kẻ nào đã bị chết toi vì chứng tật " vô tôn giáo" không?  Ngoài ra, những người có tôn giáo với những người vô tôn giáo có gì khác nhau không? Hơn thế, trong giới con chiên ngoan đạo trên cõi thế gian này đã có ai dám công khai tự phán câu kinh Phúc Âm sau đây:" Ta tốt đẹp hơn những kẻ khác!"(Je suis meilleur que les autres!)(Luc. 18,9) hay không ?!
Tóm lại, ta có thể khẳng định dứt khoát: Tôn giáo hoàn toàn không phải là một nhu cầu, Có cũng được, không càng tốt hơn, miễn đừng đánh mất đức tin! Đức tin tôi nói đây không phải là thứ tín ngưỡng một đấng thần linh, một ông trời độc nhất nào đó do tôn giáo nhồi sọ. Vì hàng tỷ người đã tín ngưỡng, cầu xin ông trời liên tục suốt ngày đêm hàng mấy ngàn năm qua mà chẳng hề một ai được thấy ông ta đáp ứng dù chỉ trong nháy mắt! Đức tin mà tôi đề cập nơi đây hoàn toàn không thể thiếu và thuộc về thiên bẩm cá nhân, ví như bánh lái con tàu lênh đênh trên sóng cả, phong ba bão táp của đại dương.

" ÔNG TRỜI": MỘT BỊA ĐẶT ĐỘC HẠI  GHÊ GỚM CỦA TÔN GIÁO!

Trước khi nói chuyện " ông trời", ta hãy nêu lên vài điểm chính về "vũ trụ luận". Từ đó tự nhiên ta sẽ nhận ra ngay các đức chúa trời, gồm: chúa cha Yahvé, chúa con Jeusus và Allah...có phải những ông trời thứ thiệt hay chỉ có tính cách ngụy tạo, con đẻ của bọn Do Thái viết thánh kinh.
Căn cứ trên thánh kinh: đức chúa trời Yahvé của dân Do Thái là người đã sáng tạo ra vũ trụ, đồng thời còn là " cha đẻ" (sic!) ra toàn bộ nhân loại và các loài sinh động vật trên mặt đất này Khởi từ ông Adam và bà Eva! Nhưng, ngược lại, trớ trêu thay, các nhà thông thái nghiên cứu về khoa học vũ trụ và nhân chủng học cùng với các nhà khảo cổ lừng danh thế giới đều chẳng một ai thèm đếm xỉa một lời nhỏ xíu nào đến nhân vật huyền thọai nhảm nhí ấy.Riêng khoa học gia Charles Darwin (1809-1882) người Anh đã cùng với các nhà bác học danh tiếng đồng thời, gồm: Henslow, Hooker, Lyell...sọan ra các tác phẩm giá trị bất biến:"Bàn về nguồn gốc các giống, loài bằng đào thải tự nhiên (1859)", "Bàn về sự thay đổi của vật nuôi và cây trồng (1859)", "Bàn về giòng dõi loài người (1871)," Sự biểu hiện về cảm xúc ở người và vật (1872)", "Kết quả thụ tinh  trực tiếp và thụ tinh chéo trong giới thực vật (1876)"...Tóm lại Darwin là một nhà địa chất, nhà sinh vật học, nhà tâm lý, nhà lý luận chính yếu về " Tiến Hóa luận" và vũ trụ luận. Học thuyết của ông đã được nhiều khoa học gia khắp thế giới ủng hộ (T.H. Huxley). Vì học thuyết " BIG BANG" của Darwin, ông chúa trời Yahvé của các tôn giáo bị nổ banh xác không còn một hạt bụi li ti nào trên mặt đất, họa chăng chỉ còn rơi vãi ngấm ngầm vài mảnh vụn trong lòng của một số giáo đồ chậm tiến nhất. Với thuyết ấy, vũ trụ này đã tự sinh và tự hiện hữu, từ " vô thủy đến vô chung", chẳng một kẻ thần thánh dởm nào đủ khả năng tạo ra nó khi cao hứng, rồi sau này sẽ ra tay diệt nó khi...cụt hứng! Vẫn theo thuyết Darwin và công trình nghiên cứu khoa học của các nhà  nhân chủng và khảo cổ học, chúng ta được biết đã có nhiều loài sinh động vật từng xuất hiện trên mặt địạ cầu này hàng tỷ năm về trước...Riêng thủy tổ giống người, đầu tiên chỉ mới xuất hiện tại Phi Châu khoảng 150.000 năm trước đây, kế đến vùng Trung Đông, khoảng từ 80.000-130.000 năm, rồi tới A Châu ( khoảng 50.000 năm) và cuối cùng lan tràn trên lục địa Au Châu (khoảng 40.000 năm).[Illustreret Videnskab.nr..1, 2011]. Dựa trên cơ sở biện chứng trên đây, nếu ta chịu khó đào sâu thêm chút nữa, tất sẽ thấy lòi ra ngay nơi sinh, tháng đẻ của ông chúa trời Yahvé Do Thái. Ong chúa trời này được sinh ra đời không bằng con đường âm đạo thông thường của nữ giới, mà lại do bọn tác giả soạn kinh " Cựu Uớc" người Do Thái " đẻ" ra bằng chữ Hebreux trên giấy bút, trong khoảng thời gian từ 1.000 năm đến 600 năm trước Thiên Chúa trong vùng Cận Đông.
* GHI CHÚ:Theo tôi, ông trời Yahvé của dân Do Thái không thể nào ra đời trước khoảng thời gian nêu trên, vì lúc bấy giờ dân Do Thái cũng như các giống dân khác trong vùng, như Ai Cập, ả Rập...hãy còn dùng các loại chữ ký âm hình nêm (cunéiforme), chữ tượng hình (hiéroglyphe)...Với những chứng liệu đanh thép nêu trên, làm cách nào ông trời Yahvé của dân Do Thái và đức chúa cha của đạo TC có thể tạo dựng nên một càn khôn vũ trụ với muôn loại vạn vật vốn đã từng hiện hữu trên mặt quả địa cầu này hàng tỷ, tỷ năm trước ông ta?! 
Khi luận về tôn giáo và tín ngưỡng " ông trời", tôi nhận thấy trước đây không xa, nhiều nhà bác học đại tài và các bậc thánh triết lừng danh trong thiên hạ, như: Lumière (thế kỷ XVIII), cùng với Descartes, Pascal, Newton, Leibniz...đều đặt kỳ vọng vào một tôn giáo tự nhiên (religion naturelle), không có tu sĩ và hoàn toàn độc lập trước mọi thể chế. Điều ấy cũng là ước mơ của văn hào Voltaire về " un dieu sans église" một ông trời không giáo hội, không nhà thờ. Vì nhà thờ chỉ là chỉ là nơi tụ tập bọn gian ác, sảo trá, thông đồng lường gạt kẻ ngây thơ, tượng trưng là đám râu tóc bờm xờm học vấn lem nhem (barbu hirsute et inculte). Riêng các khoa học gia đều là những người có khả năng cướp quyền tạo hóa, đồng thời có công phá tan mọi thứ huyền bí dị đoan về ông trời, tức kẻ thù đã " lột mặt nạ " của tôn giáo!Nhưng, sở dĩ cho đến nay tôn giáo và ông trời ba xạo vẫn còn tồn tại, vẫn còn tiếp tục múa may quay cuồng trên sân khấu mê tín dị đoan, vì có người còn cho rằng khoa học không đủ khả năng đoàn kết tinh thần quần chúng trong một xã hội. Những bộ óc bã đậu ấy đã bị tôn giáo nhồi sọ đậm đen rồi, nên họ không biết rằng: Con người không thể nào đòi hỏi toán học ( mathématique) thỏa mãn sự liên kết chặt chẽ và tạo sinh động chung cho cả một tập thể trong một tổ chức. Điều này thuộc về tâm linh và tình cảm. Dù là một nhà thông thái trong lãnh vực khoa học, nhưng nhà thông thái ấy vẫn có thể bị đau khổ, tâm hồn dằn vật, khi ông ta bị mất phương hướng tâm linh. Trong khi ngược lại, một kẻ ngu si, đần độn cứ nhất thiết thủ cứng phương hướng tâm linh, tin chắc mẻm 100%: Sau khi chết nó sẽ được mấy anh mắt xanh, mũi lõ, rặm râu, sâu mắt, tóc bờm xờm cứu rỗi, tiến dẫn lên thiên đàng với chúa trời, nên nó vẫn cứ vô tư như gỗ đá.Vả chăng, như ta từng thấy biết, tinh thần (spiritualité) vốn không đủ để tạo nên một tôn giáo; và một tôn giáo cũng không đủ khả năng tạo nên ông trời như thứ ông trời độc thần (Dieu monothéistique) của các đạo Du Già-Thiên Chúa (Judéo-Chrétien)và đạo Hồi. Chưa đủ! Ông trời cô độc ấy cần phải tương quan mật thiết với tinh thần của con người như mối tương quan hiện hữu giữa một thể lỏng (liquide) với một tinh thể cô đọng (cristalisé). Tinh thần vốn giao động (vì thuộc thể lỏng), còn ông trời là một tinh thể cô đọng, nên không thể nào xóa bỏ được cũng như bom nguyên tử. Với nhận thức này, tôi tin nơi câu của Esaie đã nói với dân Do Thái:" Nếu ngươi không tin, ngươi sẽ không tồn tại" (Si vous ne croyez pas, vous ne subsisterez pas)! Có một số người còn coi ông trời như một nhà tổ chức tập thể ngoại hạng, khi một xã hội bị tan vỡ (désorganise), bị phân hóa li ti (s'atomiser) hay tương phản lủng củng (s'opposer), khiến niềm tin của tập thể bị suy yếu, tinh thần (thể lỏng) giao động, rối loạn.Trong trường hợp này ta cần một vật thể cô đọng thành khối như một " ông trời". Riêng về tôn giáo, sự liên kết yếu kém. Nó không thể nào hàn gắn dính chặt kẻ nọ với người kia được. Một số người khác còn kể đến sự liên kết bằng yếu tố "tổ quốc", với tinh thần sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Nhưng, bây giờ, liệu người ta còn chịu chết cho tổ quốc nữa hay không?
* Nên biết: Lòng yêu tổ quốc bây giờ là lòng yêu đồng Dollars và đồng Euros là cuộc sống no đủ của đàn chim thiên di. Sự sai lầm lớn lao nhất của chủ thuyết giải thoát (Libéralisme) ngày nay là không biết đến công thức của Danton:"Ta chỉ hủy hoại cái gì mà ta thay thế!" (On ne détruit que ce que l'on remplace).
*Nên biết: Thị trường Mỹ hàng mấy trăm năm nay vững mạnh nhất hoàn cầu vì nó đã biết đem đồng Dollars lên hàng thần tượng để tôn thờ thay cho ông trời vô tích sự. Đó là chìa khóa của đức tin của tinh thần nước Mỹ! (Chú ý: Trên tờ 1 Dollar của Mỹ có in hàng chữ : IN GOD WE TRUST! Vậy, rõ ràng, đối với Mỹ, ông trời trên thực tế chỉ là đồng...1 DOLLARS mà thôi! Gần đây, giới trung lưu Mỹ đã hè nhau chống lại giáo dục Mỹ,vì đem dạy thuyết sáng tạo (Créationnisme) trong các trường học, vì họ sợ đầu óc trẻ con sớm bị lú lẫn, cùn mòn, chểnh mảng về khoa học. Dân tộc Mỹ vốn đứng đầu thế giới trên lãnh vực khoa học, nên  họ luôn luôn sùng bái thời kỳ " Lumière" với các nhà thông thái siêu việt của nhân loại. Từ thế kỷ XVIII, các nhà thông thái siêu đẳng về khoa học của nhân loại đã khẳng định dứt khoát: TIN VÀO ÔNG TRỜI LÀ NHỮNG KẺ MẮC BỊNH THIỂU NĂNG TINH THẦN (arriération), hay còn gọi là " chậm hiểu, lạc hậu"... VÀ LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LÒNG HỜN GHEN, THÙ HẬN.
Trong cuộc chiến Trung-Đông ta thường nghe nhiều người nói:" Tất cả đều do lỗi của ông trời. Chúng ta hãy loại bỏ hắn đi, chúng ta sẽ không còn chiến tranh...!" Dù kêu gọi ồn ào như thế, nhưng tôi thiển nghĩ: Ông trời vẫn còn nhiều cơ hội tồn tại. Bởi thánh kinh vô luân còn đó, giáo hội còn đó và các hàng cha cố, các Rabbins Do Thái còn đó, các Imams Hồi giáo một thứ cán bộ tuyên truyền thánh kinh vô luân vẫn còn đó!
Vậy, tốt hơn hết, ta nên tin cậy nơi TA, nơi con người hơn là tin nơi ..." ông trời"!
Kể từ thế kỷ XVIII, theo ta, thay vì mỗi khi mở miệng người ta kêu trời, hoặc nói :" trời bảo, trời dạy, trời phán", thì nên nói ngược lại là: Khoa học dạy, khoa học chứng minh. Nhất là khi muốn cầu xin điều gì, thực tế nhất, chắc ăn nhất và linh nghiệm cấp kỳ trong nháy mắt, ta hãy cứ vái lậy, cầu nguyện "ông trời Dollars", chắc chắn sẽ tọai nguyện tức khắc. Muốn thấu đáo hơn, xin tìm đọc tác phẩm của Sylvette Denèfle," Et l'homme créa les Dieux.  Comment expliquer la religion" ( Robert Laffont).


TƯƠNG QUAN GIỮA THÁNH KINH VÀ TÔN GIÁO

Như mọi người đều biết, đạo Thiên Chúa từng công khai minh xác thánh kinh là bộ thánh thư đã ghi chép trung thực những lời khải truyền trực tiếp của đức chúa trời Yahvé dành cho thánh Moise, để Moise phổ biến trong quần chúng Do Thái, một chủng tộc ưu tuyển, biệt đãi của chúa trời. Bây giờ, khi đem toàn bộ thánh kinh, Cựu Ước và Tân Ước lên bàn mổ, ta bất chợt  khám phá ra toàn những ung nhọt tinh thần cực kỳ độc hại. ta không khỏi giật mình kinh hoảng, đầu óc quay cuồng toàn ác mộng. Vì vậy, ngay khi chợt có ý nghĩ thực hiện tác phẩm này, tôi thầm biết nó sẽ gây nên nhiều tranh biệ gắt gao. Nhưng chẳng đặng đừngBởi thiển nghĩ thánh kinh chẳng phải là thứ chỉ toàn giấy mực vô tri giác, nó còn có công năng chuyên chở một điều gì cao siêu, thiện hảo hay ngược lại hết sức tồi tệ, vô luân núp dưới danh nghĩa..."ĐỨC CHÚA TRỜI"!
Đấy chính là mục tiêu tối thượng mà người cầm bút nào có chút lương tri với tinh thần tôn trọng CHÂN LÝ và  SỰ THẬT , nhất thiết phải xả thân soi sáng.
ĐẶC BIỆT ĐÁNG QUAN TÂM NHẤT: trong 3 tôn giáo cùng một gốc thờ độc thần YAHVÉ vốn cực kỳ đại gian, đại ác trong quá khứ. Nhưng nay, kể từ sau đệ nhị thế chiến, đạo Thiên Chúa đã tỏ ra hòan thiện khá nhiều và khoan nhượng hơn xưa, thậm chí đến độ không còn áp dụng một số giáo điều nòng cốt với những giáo lệnh sắt máu hãy còn ghi rành rành trong kinh thánh. Trong khi đó, ngược lại, 2 đạo Du Già và Hồi giáo, hằng ngày, hằng giờ vẫn còn đang say sưa tắm máu lẫn nhau, máu người đồng chủng, đồng đạo, lẫn  cả máu người ngoại chủng và ngoại đạo!... 

Tác giả cẩn chí,

ĐẶNG VĂN NHÂM
(Đan Quốc, Tháng Giêng 2015)

Comments

Popular posts from this blog