Mộng huyễn bào ảnh:  
Hàng giả liên quan đến Văn Bút



Nhiều việc thấy mà không tìm hiểu cặn kẽ thì dễ tưởng thật cho đến khi biết được chân thực thì ngỡ ngàng vì chỉ là mộng huyễn bào ảnh như mơ như ảo như bọt như bóng.  Ngay sau 30-4-1975 không đầy 24 tiếng đồng hồ một món hàng giả xuất hiện ngay tại trụ sở Văn Bút Việt Nam ở Sài Gòn.  Món hàng giả đó là cái gì? Trước khi đề cập về món hàng giảnày có lẽ chúng ta cũng nên biết sơ về Văn Bút Việt Nam trước 1975.

Hội Bút Việt, tiền thân của Văn Bút Việt Nam, được Văn Bút Quốc Tế thu nhận tại Đại Hội VBQT lần thứ 29 ở Tokyo và chính thức có giấy phép hoạt động như một tổ chức văn hóa vào ngày 21-10-1957 tại Sài Gòn.  Chủ tịch đầu tiên của Văn Bút Việt Nam là Đỗ Đức Thumột thành viên (vào sau) trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.


Chủ tịch Văn Bút Việt Nam vào ngày 30-4-1975 là Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên, một linh mục du học nước ngoài nhiều năm và sở hữu nhãn quan thiên tả.  Giáo sư Thanh Lãng đã sử dụng cương vị chủ tịch VBVN để can thiệp xin trả tự do cho cán bộ VC nằm vùng trong Văn Bút là Vũ Hạnh [tay khủng bố này ấn hành tờ Tin Văn vào tháng 6-1966 để tuyên truyền cho cộng sản dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Văn Bổng, bí danh Tám Nhàn (sau Mậu Thân 1968 ra Hà Nội làm chủ nhiệm báo Văn Nghệ); sau 30-4-1975 Vũ Hạnh trở thành Tổng thư ký của Hội Văn Nghệ và tiếp tục “đấu tố” các nhà văn VNCH như Dương Nghiễm Mậu.]


Giáo sư Thanh Lãng đã chọn ở lại Việt Nam mặc dầu có điều kiện di tản.  Sau 1975 CT Thanh Lãng không bị bỏ tù như nhiều hội viên Văn Bút cũng như vị Chủ tịch Văn Bút Việt Nam trong nhiệm kỳ trước là Vũ Hoàng Chương.  Thanh Lãng là một nhân tài văn hóa giảng dạy văn học tại Đại Học Văn Khoa Saigòn và có nhiều tác phẩm nghiên cứu đặc sắc điển hình như Phê Bình Văn Học thế hệ 1932.  Chính vì sai lầm trong nhận thức chính trị mà CT Thanh Lãng đã tự chôn vùi tài năng phía sau màn sắt cộng sản.  Các sách của ông không bị Hà Nội liệt vào danh sách cấm phổ biến nhưng ông bị tước đoạt “điều kiện làm văn học” và cho ngồi chơi xơi nước trong ban ngôn ngữ học mà ông đã than thở là bị“chôn dưới đất”:

“14 năm qua, tôi không có điều kiện làm văn học nên sang làm ngôn ngữ học. Bây giờ quý anh gọi tôi ra làm văn học chẳng khác nào đã chôn dưới đất lại được moi lên, quý anh cần dùng vào công việc gì, tôi xin tận lực.”  (Thanh Lãng, “13 năm Tranh luận Văn học”, Văn Học, 1995, dẫn trong Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên!, Nguyễn Văn Lục).

Giáo sư Thanh Lãng qua đời vào ngày 17-12-1998 thọ 65 tuổi.  Một trong vài hội viên VBVN thường xuyên viếng thăm Chủ tịch Thanh Lãng trên giường bệnh trong những ngày cuối đời là Giáo sư Vũ Tiến Phúc, bạn tri âm giao hữu hơn hai thập niên của người viết.

[Vietnamese Writers Abroad PEN Centre (Trung tâm Văn Bút của người cầm bút Việt Nam ở ngoại quốc) là danh xưng Anh ngữ chính thức của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoạiđược Văn Bút Quốc Tế công nhận từ ban đầu và hiện nay vẫn được sử dụng bởi VBQT vì phản ảnh tình trạng hội viên Văn Bút Việt Nam lưu vong tiếp tục sinh hoạt ở ngoại quốc. Sau này Hải Ngoại được dịch từ chữ Overseas theo sát chữ Hán 海外 và thêm vào nhưng chữ Overseas không hiện diện trong danh xưng Anh ngữ chính thức của VBVNHN(Abroad, tuy vậy, cũng đồng nghĩa với Overseas trong tiếng Anh mặc dầu hải ngoại không có nghĩa là ngoại quốc).]


Văn Bút Việt Nam hãnh diện có được một vị chủ tịch trứ danh từ văn tài đến sĩ khí là Thi sĩ Vũ Hoàng Chương.  Hiếm ai được giới cầm bút đồng loạt tôn vinh là Thi bánhư Vũ Hoàng Chương nhưng chính khí tiết không khuất phục bạo quyền của vị chủ tịch Văn Bút Việt Nam khắc tạc danh tính của ông vào bảo thạch lịch sử vĩnh viễn.

Sau 30-4-1975 Cù Huy Cận từ miền Bắc vào thăm Vũ Hoàng Chương với quà cáp đắt tiền và di ảnh họ Hồ.  Vũ Hoàng Chương đón tiếp bạn cũ một cách lịch sự nhưng khi Huy Cận ngõ ý muốn VHC hạ bút làm một bài thơ ca ngợi họ Hồ thì Vũ Hoàng Chương im lặng.  Huy Cận bảo là sẽ trở lại ba (3) ngày sau để lấy di ảnh.  Cù Huy Cận trở lại đúng hẹn nhưng quà cáp và di ảnh của họ Hồ vẫn còn nguyên vẹn không có một chữ của Vũ Hoàng Chương.

Sau đó trong đêm “họp mặt văn nghệ” do Thanh Nghị tổ chức giữa danh tài văn học miền Nam trong đó có Vũ Hoàng Chương và các đại cán Hà Nội như Tố Hữu,  Hoài Thanh, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên.  Hai câu thơ khóc Stalin của Tố Hữu được đưa ra ca tụng: “Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười.” Từ Thanh Nghị đến Xuân Diệu đến Cù Huy Cận hết lời tâng bốc hai câu thơ đó.  Vũ Hoàng Chương được nài nỉ đóng góp ý kiến.  Không từ chối được cho nên vị Chủ tịch Văn Bút Việt Nam đã phát biểu:


“… Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép. Vấn đề của thơ, nói cho đến nơi, là ở đây, có nghiã là thơ phải thực.
Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việt Nam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việt Nam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việt Nam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
      ‘Yêu biết mấy nghe con tập nói,
       Tiếng đầu lòng con gọi Stalin’
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việt Nam nào, kể cả Bà Tố Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó.
Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việt Nam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm.” (Vũ Hoàng Chương: Con người dại hay con người can đảm? Sông Lô, 2005)


Dĩ nhiên Hà Nội không bao giờ chấp nhận khí phách bất khuất như thế do đó đã bỏ tù Vũ Hoàng Chương vào ngày 13-4-1976.  Ông chỉ được CSVN thả khi nhiễm bạo bệnh nằm liệt giường.  Năm (5) ngày sau khi được phóng thích, Chủ tịch Vũ Hoàng Chương qua đời vào ngày 6-9-1976 tại Sài Gòn hưởng thọ 60 tuổi (1916-1976).  Người đã đi rồi, thác là thần phách nhưng khí tiết trung nghĩa vẫn còn đâu đây.


Không biết có ai thương tiếc Văn Bút Việt Nam hay không và, nếu có, thì thương tiếc về phương diện nào?  Riêng cá nhân tôi - một người chủ trương thực tế hữu dụng - chỉ thương tiếc cơ hội có đầy đủ điều kiện hoạt động từ tài chánh dồi dào của Văn Bút Việt Nam đến môi trường tự do trước 1975 mà hình như cả xã hội đam mê đọc sách để làm quen các trào lưu tư tưởng quốc nội lẫn quốc tế.

Văn Bút Việt Nam luôn luôn được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tài trợ dồi dào hàng năm với ngân quỹ sinh hoạt (các giải thưởng văn hóa, tổ chức thuyết trình, in ấn đặc san, v.v.) và ngân khoảng xuất ngoại tham dự các đại hội văn hóa cũng như Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế.  (Ngược lại Văn Bút Việt Nam tái hoạt động ở hải ngoại từ năm 1978 cho đến nay không có ngân khoản, không có nguồn tài trợ mà Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cứ hết bị đấu tố lại đến bị chụp mũ rồi còn đụng nạn sứ quân của những mặt trời con cóc ngồi đáy giếng!)  Việt Nam Cộng Hòa chết thì môi trường hoạt động khả quan của Văn Bút Việt Nam cũng hết.



Hàng giả vượt tuyến
Lặng tiếng sang sông


Kết quả cụ thể của động tác thoi thóp cuối cùng trong ngày 1-5-1975 của Ban Chấp Hành VBVN là món hàng giả mà theo dòng thời gian đã lẳng lặng phai tàn biến mất trong ký ức của lịch sử.  Vào ngày 1-5-1975 một số hội viên tụ tập tại trụ sở Văn Bút Việt Nam ở Sài Gòn để nghe ngóng tin tức. Hiện diện lúc đó có CT Thanh Lãm, PCT Nhật Tiến, TTK Phạm Việt Tuyền và một số hội viên khác như Đỗ Phương Khanh, Lê Thanh Thái, Nguyễn Vạn An, Thanh Việt Thanh, v.v.

Trong lúc nhiều người đang hoang mang do bất an về tương lai, Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn vì không có giấy tờ tùy thân đã lên tiếng yêu cầu được cấp chứng minh thư để sử dụng trên đường “về tỉnh.”  Ai cũng tưởng anh nói giởn bởi vì đất nước đã mất, Văn Bút Việt Nam hết tư cách cấp giấy.  Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn vừa cười vừa bảo:

“Cứ đề mẹ nó là Văn Bút Giải Phóng, tôi đem về tỉnh, có thằng ma nào biết ai vào với ai.” (Nhật Tiến, Ngày Cuối Ở Trụ Sở Trung Tâm Văn Bút).

Thế là món hàng giả được bào chế ngay lập tức:


GIẤY CHỨNG NHẬN
Nay chứng nhận : Ông Nguyễn Đức Sơn
Sinh năm :  ….
là:  Hội viên của Hội Văn Bút Giải Phóng.
Giấy này được cấp cho ông Nguyễn Đức Sơn để tiện việc di chuyển.
Làm tại Sài Gòn ngày 1-5-1975
   1. Ban Chấp Hành

Ai từng sống dưới chế độ CSVN sau 30-4-1975 đều biết là toàn bộ xã hội bị kiểm soát chặc chẽ.  Các tuyến đường có nhiều trạm kiểm soát để các ông quan địa phương chận xét, bắt bớ và tham nhũng.  (Đây là kinh nghiệm thực tế của người viết chứ không phải diễn tả theo sách vỡ.)  Không có giấy tờ mà bị xét là đi tù do đó cái giấy chứng nhận kể trên mặc dầu là hàng giả nhưng có hào quang giúp được người cầm vượt tuyến khi các tay du kích dốt nát điều hành trạm kiểm soát chưa biết phân biệt giả thật trong giai đoạn mù mờ vừa mới mất miền Nam.

Bốn (4) năm sau khi gặp lại Phó Chủ tịch VBVN Nhật Tiến, Thi sĩ Nguyễn Đức Sơn cho biết về ích lợi của món hàng giả kể trên:

“Ôi giời ơi! Cứu tinh của tớ đấy. Ngay sau hôm đó, tớ chuồn tuốt lên Bảo Lộc và nhờ có cái giấy thổ tả này, tớ đi đâu cũng lọt. Nhưng tớ đã dẫn tuốt vợ con vô rừng, kiếm củi trồng khoai mà sống với nhau. Không có đứa nào làm phiền hết!”  (Nhật Tiến, sđd).

Động tác thoi thóp cuối cùng của Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam trong ngày 1-5-1975 đã giúp được ít nhất một hội viên di chuyển dễ dàng trong hoàn cảnh thật khó khăn dưới chế độ cộng sản.


Hàng giả lấy le
Avoir l’aire

Mới đây vào ngày 12-11-2017 ở hải ngoại xuất hiện một món hàng giả liên quan đến Văn Bút được rao bán để lấy le (avoir l’aire).  Người-không-viết-được Nguyên Hương, “hiền thê” của Nguyễn Hữu Nghĩa, mượn sự kiện quá vãng của người khác để mạo nhận danh xưng đại diện Vùng VBVNHN/Canada mặc dầu đã không đóng niên liễm mấy năm qua tức là bà ta không còn tư cách hội viên VBVNHN.  Điều Lệ VBVNHN do chính phe Nguyễn Hữu Nghĩa, phu quân của Nguyên Hương, tu chính quy định rõ ràng:

“Điều 6(b) Hội viên hoạt động sẽ không còn tư cách hội viên sau một năm không đóng niên liễm”

Tính cách người-không-viết-được là đánh giá của Nguyễn Hữu Nghĩa trước mặt Nguyên Hương và người viết ở Dương Dragon Ranch trong một cuộc gặp mặt có cả bạn bè trong Hội Đàn Ông Toronto.  Tuy không-viết-được nhưng là “hiền thê” cho nên  Nguyên Hương vẫn được Nguyễn Hữu Nghĩa “sắp xếp” cho làm quan to trong Văn Bút y chang như Nguyên Hương đã dám công khai nói về chuyện “sắp xếp” cho Sơn Tùng với Phạm Quang Trình: “ông Sơn Tùng là cái thứ thập thò, chẳng làm được cái gì cả.  Mọi chuyện mình phải sắp xếp...”

Theo cựu Chủ tịch VBVNHN Nguyễn Ngọc Ngạn, từng là bạn thân của gia đình Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyên Hương đã “tiết lộ” trong bữa cơm chiều”: “Nguyễn Hữu Nghĩa là con ruột của tướng Việt cộng Nguyễn Chí Thanh!”  Khi Nguyễn Ngọc Ngạn bật mí chuyện này vào ngày 25-11-1997 thì Nguyên Hương vội chối là “Từ khi lấy Nguyễn Hữu Nghĩa, bà chỉ biết có 2 ngày giỗ bên chồng là bà ngoại chồng và mẹ chồng” nghĩa là bà Nguyên Hương không biết về bên nội của chồng hay cha của Nguyễn Hữu Nghĩa là ai.



Oái ăm cho Nguyên Hương là bà ta - và phu quân Nguyễn Hữu Nghĩa - lỡ quên trước đó cả chục năm (1987, 1988) chính Nguyễn Hữu Nghĩa đã thố lộ trong hai cuốn sách rõ ràng là “quê nội Thừa Thiên (của tướng VC Nguyễn Chí Thanh)” (“Ký”  “Cỏ Biếc”).  Chồng biết rõ về quê cha mà vợ sống chung bao nhiêu năm không biết gì về cha chồng!  Thật khó tin.

Khi nhiều người đưa ra sự kiện tự thú nhận này về quê cha của Nguyễn Hữu Nghĩa thì Nguyên Hương tự dưng tắt tiếng không dám hó hé.  Và, không lâu sau đó Nguyễn Hữu Nghĩa phải phổ biến Bạch Thư xác nhận là đang chờ thử nghiệm DNA với tướng VC Nguyễn Chí Thanh: “Tôi ghi nhận và chờ dịp kiểm nghiệm khoa học (DNA)” (Bạch Thư NHN).


Các sự kiện xảy ra được trình bày không phải để bàn về thân thế bí mật của Nguyễn Hữu Nghĩa mà chỉ phô bày bản chất lật lọng xem thường khả năng hiểu biết của bàn dân thiên hạ của Nguyên Hương và Nguyễn Hữu Nghĩa y chang như sự mạo nhận danh xưng đại diện Vùng VBVNHN/Canada của bà Nguyên Hương để lấy le với bàn dân thiên hạ mặc dầu bà ta không còn là hội viên VBVNHN.

Món hàng giả để lấy le của bà Nguyên Hương thật ra quá nhỏ nhặt so với những món hàng giả thuộc loại khủng khiếp mà phu quân của người-không-viết-được là Nguyễn Hữu Nghĩa đã bào chế để phỉ báng người khác.  Nhà văn Võ Kỳ Điền từng là cộng tác viên chính thức của báo Làng Văn nhưng khi bất đồng ý kiến là bị Nguyễn Hữu Nghĩa gởi fax giả mạo tin để phá nát gia đình.  Xui xẻo cho Nguyễn Hữu Nghĩa là cái “journal report” của máy fax ghi lại được số nơi gởi là số fax của báo Làng Văn 416-240- 0342vào lúc 15:49 ngày 17-08-1992.


Và cũng theo sự bật-mí của người từng cộng tác lâu năm với tờ Làng Văn là cựu Chủ tịch VBVNHN Nguyễn Ngọc Ngạn:

“Thâm độc hơn nữa là Nghĩa lấy thư viết tay của Hà Thúc Sinh, cắt xén từng chữ, rồi ghép lại những câu theo ý mình để chửi người khác! Sau đó Nghĩa đem photo và gửi cho anh em trong phong trrào Hưng ca, mục đích để họ ghét Hà Thúc Sinh mà đứng hẳn về phe Nghĩa! .. Nghĩa muốn Hưng ca chống lại Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, Hà Thúc Sinh không bằng lòng, chủ trương hoặc thân Mặt Trận, hoặc ít ra cũng không chống! Kết quả là Nghĩa thắng là nhờ nhiều mánh khóe và nhờ có tờ Làng văn trong tay.” (Để Trả Lời Một Câu Hỏi).

Hàng giả của phu quân người-không-viết-được đâu có dừng ở đó.  Ðại Hội phe Nguyễn Hữu Nghĩa kỳ 1 ở Houston (24-25/2/1996) thông qua Quyết Nghị vu khống Chủ tịch VBVNHN Viên Linh “nhận tiền cứu-trợ của Văn Bút quốc-tế giúp một số văn-nghệ-sĩ bị cầm tù nhưng không trao lại” với chữ ký lên án của Nguyễn Hữu Nghĩa, Minh Đức Hoài Trinh, Sơn Tùng, v.v.  Quyết-nghị xuyên tạc này được phổ biến trên tờ Làng Văn [Bộ XIII số 140 (4/1996)].  Đây là sự kiện man trá tập thể của phe Nguyễn Hữu Nghĩa trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Chủ tịch PEN International’s Writers in Prison Committee Joanne Leedom-Ackerman đã trả lời với công văn thanh minh cho Viên Linh về chuyện vu khống này như sau:


“I am writing to confirm that to the best of our records and knowledge in the Writers in Prison Committee office, you have never been used as a channel for funds to writers in Vietnam.”
“Tôi xin viết để xác-nhận rằng dựa vào tất cả hồ-sơ và sự hiểu biết của văn-phòng Ủy-ban Văn-nghệ-sĩ bị cầm tù, ông chưa bao giờ được dùng để làm người đưa tiền về cho các nhà văn VN.” (31/7/1996)

Khi lá thư thanh minh của VBQT được công bố, Nguyễn Hữu Nghĩa, Sơn Tùng cũng như Minh Đức Hoài Trinh đã không lên tiếng xin lỗi Viên Linh về sự vu khống thâm độc của họ.

Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cũng là nạn nhân của những mặt hàng giả do Nguyễn Hữu Nghĩa bào chế phỉ báng.  Ông cho biết:

“Nhưng đến đầu tháng 5-2000, Nguyễn Hữu Nghĩa lại giả mạo đưa ra một cái tin nói là trích từ "Trang Nhà QÐND" (để cho mọi người có thể hiểu ngầm đây là báo Quân Ðội Nhân Dân viết từ trong nước) bề ngoài như khen Luật-sư Trần Thanh Hiệp và tôi và đánh "nhóm cực đoan" Sơn Tùng, tức Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Kim Vinh, Nguyễn Văn Chức...  Dù như không ai bị đánh lừa trong vụ này, Sơn Tùng (tức Thợ Hồ) vẫn bỉ ổi đủ để mau mắn đem in lại nguyên con cái tin giả-tạo kia .. (Thế Giới Ngày Nay, Wichita, Kansas, số 158, trang 32-34) để đánh ông Hiệp và tôi.”

Một nạn nhân khác là Thi sĩ Hà Huyền Chi (đoạt Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật bộ môn Thơ năm 1971) đã viết bài rất dài Văn Dĩ Tải Đạo để phản đối việc thư của ông bị phe Nguyễn Hữu Nghĩa giả mạo và gọi họ là “những kẻ chỉ nên cầm một thứ gì khác hơn là cầm bút.”

Gần 30 năm dài đăng đẳng Văn Bút bị phe Nguyễn Hữu Nghĩa thao túng đã phải chứng kiến các mặt hàng giả mánh mung mạ lỵ cho nên ít có được những ngày tháng thanh cao trang nhã của tao nhân mặc khách.




Hàng giả hoang tưởng
Đồ xịn Thụy Sĩ made in Chợ Lớn

Mặt hàng giả lấy le của người-không-viết-được chỉ là mồi câu dự án bào chế mặt hàng giả phá hoại VBVNHN trường kỳ: vận động lôi cuốn hội viên vô căn chòi mạo danh Văn Bút của phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn mà một bố già đang đứng ngoài VBVNHN xúi dục.  Bố già hoang tưởng được nịnh bợ là vị cứu tinh cho nên tích cực gởi email để lung lạc lòng người và gọi điện thoại để dụ khị hội viên theo phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn.  Lý do được bố già viện dẫn cho hành động phá hoại VBVNHN này là vì Chủ tịch Vũ Văn Tùng không tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế do sức khỏe yếu (bệnh) để ủng hộ nghị quyết về Việt Nam.

Chứng bệnh hoang tưởng tự đại bắt đầu lây đến bố già để tự cảm thấy bản thân quan trọng vĩ đại chỉ vì mỗi một cái nghị quyết xảy ra một lần trong một năm, và năm sau nghị quyết lại tiếp tục tái sinh.  Chứng bệnh hoang tưởng tự đại đưa bố già vào ảo mộng để quan trọng hóa một tiểu sự thành “cơn bão trong tách trà.”



Công tâm mà nói thì cái nghị quyết mà Bố già ấp ủ hàng năm trong Đại Hội Đồng VBQT cũng đáng được ghi nhận nhưng sự ghi nhận đó không cho phép Bố già tự dưng cảm thấy vĩ đại để phê phán Chủ tịch Vũ Văn Tùng.  Cách nay hai năm Chủ tịch Vũ Văn Tùng cũng đã đóng góp thường xuyên với các nghị quyết về Việt Nam trong Đại Hội Đồng VBQT và nghị quyết đã được ĐHĐ VBQT thông qua dễ dàng.  Sự vắng mặt của Chủ tịch Vũ Văn Tùng vì sức khỏe cũng đâu có thiệt hại gì. 

Phúc âm có thuật câu chuyện về ông chủ vườn nho.  Buổi sáng ông ra chợ thuê người làm hứa trả một đơ-ni-ê cho mỗi người.  Đến trưa có việc ra chợ thì thấy cũng có một nhóm kiếm việc thế là ông thuê họ hứa trả một đơ-ni-ê cho mỗi người.  Đến khi trả tiền thì nhóm thợ buổi sáng phàn nàn là không công bằng bởi vì họ làm nhiều hơn mà ông chỉ trả mộtđơ-ni-ê tương tự như các công nhân đến lúc xế.  Ông trả lời: “ta không xử tệ với ngươi đâu; ngươi há chẳng định cùng ta một đơ-ni-ê sao? Hãy lấy của ngươi mà đi đi; ta muốn trả cho kẻ rốt này bằng như đã trả cho ngươi vậy. Ta há không có phép dùng của cải ta theo ý muốn ta sao? Hay là ngươi thấy ta ở tử tế mà lấy mắt ganh sao?”  (Matthew 20:1-15). Làm ít làm nhiều tùy theo khả năng và cơ may.  Chính cái tâm trong sáng mới đáng quý.  Bố già đừng nên quá hoang tưởng về sự vĩ đại của bản thân để chê trách người kháckhông làm hay làm ít.

Trên bình diện thực tế, cái nghị quyết mà Bố già ấp ủ hàng năm chỉ là một trong biết bao nhiêu việc mà người Việt ở hải ngoại thực hiện, trong đó có người viết và nhiều hội viên VBVNHN.  Chỉ mỗi nỗ lực vận động cho Dự Luật S-226 của hội viên VBVNHN/Vùng Canada Nguyễn Khuê Tú (sinh viên y khoa năm thứ tư) cũng có thể tạo ảnh hưởng quan trọng gấp chục ngàn lần cái nghị quyết mà Bố già ấp ủ hàng năm.  Ngoài Văn Bút thì còn nhiều nỗ lực khác như nhóm BPSOS của Nguyễn Đình Thắng cũng đạt hiệu quả cụ thể hơn cái nghị quyết mà Bố già ấp ủ hàng năm.  Dỡ nhất là tôi mà khi còn trẻ cũng đã đóng góp nhiều hơn bố già từ Bắc Mỹ đến Âu châu đến cả Á châu (NHN cũng biết vậy) và bây giờ thì đóng góp âm thầm không cần nói ra; một công việc đã bật-mí rồi nếu Bố già muốn biết thì nên vào http://www.formosavictims.org mà xem.  Tôi hy vọng những thí dụ cụ thể này sẽ giúp cho bố già tránh được căn bệnh hoang tưởng tự đại cứ thần tượng hóa cái nghị quyết ấp ủ hàng năm rồi tự tưởng tượng bản thân vĩ đại theo kiểu “siêu bão cuồng phong dữ dội trong bồn cá kiểng” để chỉ trích Chủ tịch Vũ Văn Tùng và hội viên VBVNHN không theo phe NHN/Yên Sơn.

Sông Cửu Long sóng sau dồn sóng trước, thành phần lãnh đạo mới của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại không những rành tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ mà còn có rất nhiều kinh nghiệm về sinh hoạt hội nghị cho nên Bố già khỏi lo về khả năng bảo vệ tiếng nói của VBVNHN trong Đại Hội Văn Bút Quốc Tế.


Những cái tên được bố già đề nghị quản lý cái chòi mạo danh Văn Bút nhìn sơ thấy toàn là loại hữu danh vô thực với khả năng viết tiếng Việt còn lọng cọng thiếu lô-gích chứ nói chi đến trình độ Anh ngữ khá giới hạn: Nguyễn Hữu Nghĩa, Yên Sơn, Phạm Trần Anh, v.v.   Nguyễn Hữu Nghĩa đã thao túng sinh hoạt VBVNHN gần 30 mươi năm qua với biết bao nhiêu hàng giả.  Chúng ta có rất nhiều bằng chứng về hành vi phá hoại Văn Bút của y.  Nếu ai theo dõi cuộc tranh cử vào năm 2014 thì đều biết y thuộc loại bốc phét nhưng thiếu khả năng hữu dụng điển hình như khi y chụp nón cối Chủ tịch Vũ Văn Tùng đến lúc tôi lên tiếng là y phải quất mã truy phong ngay lập tức vì thấy sắp rớt xuống cái hố do chính y tự tay đào bới.  Bố già hoang tưởng muốn ôm ấp hắn thì cứ tự nhiên nhưng hãy nhìn tình cảnh y bị xa lánh ngay ở Toronto, nơi y sinh sống, thì bố già có nên đội y lên đầu hay không để tương lai cũng sẽ trở thành tuơng tự. 



Yên Sơn là tay ôm ấp tham vọng làm Chủ tịch VBVNHN nhưng hoàn toàn không có khả năng và thiếu thực lực thê thảm.  Vào năm 2011 khi y muốn tham dự một (1) kỳ Đại Hội VBVNHN thì phải vận động xin tiền của hội viên Văn Bút.  Bố già hoang tưởng nên hỏi y vào năm 2011 là hồ sơ Anh ngữ y mang theo tham dự Đại Hội VBQT do ai thực hiện mà đã giúp cho y “một niềm lạc quan và tự tin ghê lắm” (yenson68@gmail.com) để biết tác giả của “những tập hồ sơ dày cộm đó” cũng chính là tác giả của bài viết này.

Từ ngày gia nhập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Yên Sơn đâu có đóng góp thành quả gì tốt đẹp cho tổ chức VBVNHN ngoại trừ những mánh khóe đả kích theo đúng bài bản đấu tố hội viên của Nguyễn Hữu Nghĩa.  Ngay cả khi được Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn tạo cơ hội cho ứng cử chung liên danh và trở thành Tổng Thư Ký, Yên Sơn cũng chả tổ chức được bất cứ sinh hoạt nào cho Văn Bút lại còn tính toán mánh mung soán quyền chủ tịch và tấn công Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn.  Bốn năm sau (2015) Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn còn cay đắng thú thật:

“.. CT (NĐ Tuấn) không có quyền điều khiển và quyết định...  (YS và NHN) Tranh chức TTK và nhất là Thủ Quỹ hiện hình thành dối trá lọc lừa. Ngoài mặt thì tranh chức Thủ Qũy, TTK nhưng lươn lẹo bên trong liên kết lập bè đảng gian trá làm CT và hoàn toàn không làm đúng vai trò dù đã quy định rõ ràng trong ĐL cùng NQ từng vai trò và nhiệm vụ. (Nguyễn Đăng Tuấn, Jan 8, 2015 11:59 am).

Bản chất đấu đá bất chánh của Yên Sơn và Nguyễn Hữu Nghĩa hiện nguyên hình trong lời thố lộ cay đắng của Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn, một người mà họ từng kề vai sát cánhqua giai đoạn khá dài trong Văn Bút và đã cùng chia sẻ trách nhiệm lèo láy con thuyền Văn Bút trong ba năm 2009-2011.

Phạm Trần Anh lại còn tệ hơn cả Nguyễn Hữu Nghĩa và Yên Sơn bởi vì tay hữu danh vô thực này chỉ là một sử gia dỏm đam mê làm chính trị sa-lông không quân mà chỉ có tướngđã cố gắng giành giật ghế Chủ tịch một Vùng nhưng thất bại cho nên quay qua phá rối.  Sau Đại Hội VBVNHN kỳ 10 (2014) tay này tự tung ra email là đã tuyên bố trước Đại Hội là sẽ không có mặt trong VBVNHN nếu những cá nhân bất xứng thắng cử BCH/ VBVNHN” (17:44 19-3-2015 dienhongthoidai@...comtức là dám đưa ra điều kiện là Yên Sơn phải nắm ghế chủ tịch còn không thì hắn sẽ tự truất bỏ tư cách hội viên Văn Bút.


Tay sử gia dỏm này [từng bị phóng viên đài VOA mỉa mai là “bị rơi vào một mê hồn trận” khi viết sử (9-11-2011)] thuộc loại bốc phét.  Với tư cách CT Chủ Tọa Đoàn ĐH10 tôi xác nhận là không có chuyện “tuyên bố” này tại Đại Hội kỳ 10 mà đây chỉ là hàng giả được bào chế sau này bởi đầu óc tự đại hoang tưởng để tỏ vẻ ta đây lấy le với thiên hạ.  Chủ Tọa Đoàn ĐH10 chưa bao giờ mời tay này phát biểu trước Đại Hội Đồng để có thể “tuyên bố” nổ sản như vậy.  Phim ảnh của Đại Hội kỳ 10 còn đó và bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng lịch sử về sự thiếu thành thật của tay sử gia dỏm này.

Email của sử gia dỏm không chỉ là điện thư bốc phét mà còn phản ảnh tâm lý độc tài.  Thay vì lưu tâm đến các sinh hoạt văn hóa để bồi đắp thịnh tình văn thi hữu thì những tay mang tâm lý độc tài rỉ rả bốc phét, liên băng kết đảng để mưu đồ tranh giành chức quyền.

Với những tay mắc bệnh tâm lý độc tài háo danh vô thực như vầy, bố già hoang tưởng thực sự nghĩ là Ban Chấp Hành VBVNHN 2018-2020 không đủ khả năng đối phó hay sao?

Trong quá khứ phe Nguyễn Hữu Nghĩa gây náo loạn trong VBVNHN và đã từng mạo danh Văn Bút cho nên bị Văn Bút Quốc Tế ngăn cấm sử dụng danh xưng Văn Bút trên thư từ hay tự nhận là Văn Bút:


“Madame Minh Duc Hoai Trinh
  the parties to the dispute and their supporters may not use the PEN name on their letterheads in any external communication, nor may they in any way give themselves out as representing a PEN Centre or as representing International PEN.” (INTERNATIONAL PEN 13th December 1999)..
..  không được sử dụng danh xưng Văn Bút trên thư từ và không được tự nhận là Trung Tâm Văn Bút hay đại diện VBQT.”

Bất cứ nhóm nào tự xưng là Văn Bút mà không phải là một một Trung tâm Văn Bút được VBQT công nhận và đang hoạt động như Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đều là loại hàng giả “đồ xịn Thụy Sĩ made-in Chợ Lớn” lừa bịp thiên hạ.

Lý do Chủ tịch Vũ Văn Tùng không tham dự Đại Hội Đồng VBQT chỉ là bình phong giả tạo được bố già hoang tưởng và phe ma tru đưa ra để dụ khị hội viên vô căn chòi mạo danh Văn Bút của phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn.  Cốt lõi của âm mưu này là nỗ lực phá hoại Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại lâu dài, đặc biệt là khi Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại chuẩn bị tu chính Điều Lệ để hiển dương Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trong Đại Hội VBVNHN kỳ XI sắp tới.

Điều 3 (tu chính vì ĐL chưa bao giờ có).  Biểu tượng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa được vinh danh trong chương trình sinh hoạt của VBVNHN nhằm hiển xướng các quyền tự do căn bản trong đó có quyền tự do sáng tác của người cầm bút.

Tưởng cũng nên ghi nhận là vào năm 1988 Nguyễn Hữu Nghĩa đã dùng tờ Làng Văn để “Thăm Dò Dư Luận Về Vấn Ðề Quốc Ca” đưa âm mưu xóa bỏ quốc ca Việt Nam Cộng Hòa lên mặt báo mà nhiều văn thi sĩ ngớ ngẩn lỡ dại “Tán đồng đề nghị tạm ngưng dùng bài hát của Lưu Hữu Phước. Ðồng ý chọn một bài khác làm ‘Cộng-đồng ca Việt Nam Hải Ngoại’” (Làng Văn, Số đặc biệt Võ Phiến, trang 88 và 93).  Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa có thể bị xóa để thay vào đó là một bài ‘Cộng-đồng ca Việt Nam Hải Ngoại’!

Hôm nay không phải là 1988.  Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại bước vào năm 2018 không phải là tổ chức của thời mù mờ mới định cư để các tay đấu tố chuyên nghiệp có thể lộng quyền thao túng Ban Chấp Hành cho mục đích riêng tư.  Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại bước vào năm 2018 cương quyết rũ bỏ tâm lý nô lệ, chấm dứt khổ cảnh đấu tố, ngăn cấm hành vi mạ lỵ hội viên của các tay mắc bệnh tâm lý độc tài.

Ban Chấp Hành 2018-2020 dưới sự lãnh đạo của thành viên Liên danh Bình Minh không phải là Ban Chấp Hành Vũ Văn Tùng hay các Ban Chấp Hành Nguyễn Đăng Tuấn, Phạm Quang Trình, Viên Linh, v.v.  Lý do đơn giản là Vũ Văn Tùng và những vị Chủ tịch VBVNHN lúc trước giỏi hơn Dương Thành Lợi rất nhiều bởi vì họ già dặn khôn ngoan cho nên chấp nhận chủ trương dĩ hòa vi quý với tất cả nhưng DTL nhỏ tuổi hơn mấy con giáp do đó chỉ biết dĩ hòa với người đàng hoàng và tuyệt đối cứng rắng đối với những kẻ phá hoại bởi vì quan niệm rõ ràng là sự kính trọng chỉ dành riêng cho người xứng đáng chớ không cho kẻ đòi hỏi do đó loại cao niên thất đức mánh mung phá hoại không bao giờ được tôn trọng.

Ban Chấp hành 2018-2020 không chấp nhận cảnh mánh mung phá hoại Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do đó cương quyết phá giải các âm mưu tác hại. Nếu bố già hoang tưởng tiếp tục tác quái, Ban Chấp hành VBVNHN sẽ gởi Letter of Protest đặt vấn đề với Trung Tâm PTTS về việc một hội viên của họ phá hoại sinh hoạt của một Trung Tâm khác.

Letter of Protest thật ra chỉ là việc thật nhỏ trong kế hoạch lớn nhằm bảo vệ Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đối với hành vi phá hoại tổ chức của bố già hoang tưởng. “Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”  Lịch sử của người Việt tị nạn sẽ ghi nhận nỗ lực phá hoại VBVNHN của bố già hoang tưởng.  Sự cộng tác mật thiết giữa bố già hoang tưởng và con trai của tướng VC Nguyễn Chí Thanh để phá hoại Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại sẽ được công bố rộng rãi.  Danh tính của bố già hoang tưởng đóng vai người hùng trong canh bạc giả cho phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn tiếp tục phá hoại VBVNHN sẽ được bạch hóa.

“Mua danh ba vạn, bán tiếng ba đồng” mà ba đồng này lại thuộc loại bạc giả của phe ma tru Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn.  Bố già hoang tưởng cần biết những bài học đau xót liên quan đến rất nhiều cá nhân từng cộng tác đắc lực với phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn và cái kết quả không vui mà họ đã nhận được:  Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Ngọc Bích, Võ Kỳ Điền, Sơn Tùng, Phạm Quang Trình, Nguyễn Đăng Tuấn, Nguyễn Đức An, v.v.


Ở cái tuổi “quá đát” bố già hoang tưởng có nên rao bán mặt hàng giả phá hoại để tự ghi tên vào bản danh sách nạn nhận bị vắt chanh bỏ võ của phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơnhay không?  Ở cái tuổi “quá đát” bố già hoang tưởng có nên đóng vai hề thật bảnh bao trong vỡ bi kịch đồ vương phá hoại VBVNHN của phe Nguyễn Hữu Nghĩa/Yên Sơn hay không?  Ở cái tuổi “quá đát” bố già hoang tưởng có nên lưu ố danh là một trong những kẻ cộng tác sát cánh với con trai tướng VC Nguyễn Chí Thanh để phá hoại VBVNHN, tổ chức duy nhất còn hoạt động của VNCH, hay không?

“Trăm năm bia đá còn mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Dương Thành Lợi30-11-2017

Tái Bút:  Tin Văn là tên của tờ báo do cán bộ VC nằm vùng trong Văn Bút là Vũ Hạnh xuất bản vào tháng 6-1966 dưới sự lãnh đạo của Tám Nhàn Nguyễn Văn Bổng để tuyên truyền cho cộng sản và tấn công chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng như văn thi sĩ miền Nam.

Tin Văn cũng là tên của tập san được ấn hành thường xuyên của phe Yên Sơn theo Nguyễn Hữu Nghĩa ở Houston.  Một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay cố ý?  Tôi không thích và từng lên tiếng phản đối những màn chụp nón cối của phe Nguyễn Hữu Nghĩa do đó không có ý kiến.  Để độc giả có thể tự nhận định, đính kèm sau đây là email gần đây của một nữ hội viên VBVNHN ở Vùng Nam Hoa Kỳ về tập san Tin Văn của phe Yên Sơn theo Nguyễn Hữu Nghĩa:

Trong Tin Văn, trang 213, có bài thơ của Nguyên Khôi, LV không biết là LV có hiểu được ngụ ý của tác giả hay không. Nhưng cho dù NGỤ Ý gì cũng không thể chấp nhận những bài vở loại này nằm trong trong Tập San Tin Văn (không dám đụng đến Trầm Hương) của tổ chức Văn Bút thuộc những người Việt tỵ nạn Cộng Sản.
Chưa nói đến còn rất nhiều lỗi chính tả sơ đẳng rải rác trong nhiều tập san Tin Văn, Văn Học của một Hội Văn Bút! Nếu không đủ người LV tình nguyện giúp để khỏi bị mang tiếng, bị chê trách. …  Qua những chữ được dùng trong bài thơ này, với kiến thức hạn hẹp của LV (một người trưởng thành ở Hoa Kỳ), vừa đọc hết bài thơ và những chú thích, LV nghĩ ngay tác giả này có tư tưởng cộng sản, ca tụng cs, ca tụng “Hồ Chủ Tịch” (lội suối, trèo non theo gót Bác Hồ). Cho tới khi đọc bài thơ của Phạm Đức Nhì, đăng tiếp theo trang sau, LV mới biết rõ Nguyên Khôi quả thật là … nhà thơ cs!!
LV đọc mà buồn/nản lắm vì sao một bài thơ như thế này lại lọt vào tạp chí của Người Việt Quốc Gia? Sao mình lại cần đăng bài của một nhà thơ thuộc Hội Nhà Văn Hà Nội – khi mà ai cũng biết phần lớn hội viên là bồi bút của chế độ cs – vào một tạp chí của Văn Bút Nam Hoa Kỳ thuộc Văn Bút VNHN, thành trì chống cộng cuối cùng của Người Việt Quốc Gia?
Bài thơ ngoài việc nêu ra những lý thuyết, sách vở của cs và ca tụng “Bác Hồ”, chẳng có gì ra hồn để mà cần thiết cho đăng vào Tin Văn. Tác giả chỉ lo là sách vở (của ông) sẽ cho ra “đồng nát”.  Hay là lo con cháu mình chỉ thích Dollar?  
Tiếp theo trang sau là bài thơ “trao đổi tâm tình” của Phạm Đức Nhì.
Phạm Đức Nhì / Nếu thi sĩ chết
Hân hạnh được nhà thơ Nguyễn Khôi (Hội Nhà Văn Hà Nội) gởi đến chia sẻ bài thơ Mai Tôi Chết - Sách Sẽ Ra Đồng Nát mới viết, cảm xúc còn nóng hổi, tôi cao hứng viết bài thơ Nếu Thi Sĩ Chết gọi là “trao đổi tâm tình.”(PĐN)
Việc gì mà phải viết là “hân hạnh được…”?  (linhvang@ Jan 8, 2016, at 9:39 AM)

Comments

Popular posts from this blog