Chân dung người Việt chống cộng bình thường

Trần Văn Tích


Người Việt chống cộng có chân dung phức tạp và muốn thử thể hiện đúng đắn diện mạo, thần sắc, hình dung, suy tư của đương sự là việc làm không phải dễ; cho nên để hạn chế nội dung, bài này chỉ xin vẽ ra bức hình của người Việt chống cộng bình thường, vốn không phải chỉ thuộc tập thể người Việt tỵ nạn đang sống lưu vong tại hải ngoại mà còn gồm cả những người Việt đang sống trong nước. Tuy nhiên chủ yếu bức tranh sẽ cố gắng minh họa người Việt chống cộng bình thường ở hải ngoại vì kẻ gõ máy viết những dòng này đã rời Việt Nam từ bốn mươi ba năm nay mà không hề trở lại. Thuộc vào thành phần người Việt chống cộng bình thường có thể là một cháu bé sáu, bảy tuổi đã khóc oà với cô giáo khi cô giáo đưa lá cờ máu ra giới thiệu với bé nhưng bé thì cứ nhất mực thưa cô rằng lá cờ của con là lá cờ khác cơ, ông ngoại con bảo vậy và chính bản thân ông ngoại của bé (cũng như bé), là một người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng bình thường.

Phác hoạ nhân vật

Xin thử vẽ sơ bộ những đường nét cơ bản nhất trước khi vẽ tiếp cho đến bức tranh hoàn chỉnh trình bày diện mạo, tâm tình, ứng xử của con người chống cộng bình thường.
Người chống cộng bình thường là người bình thường nên có thật. Đương sự có tên họ, có quá khứ, có xuất xứ v.v..rõ ràng. Đương sự không dùng nickname vì đương sự tự trọng. Đương sự nói thẳng, nói rõ, nói đúng chủ trương, ý nghĩ của mình vì đương sự tự trọng. Đương sự không chơi trò gian lận chữ nghĩa, không dùng xảo thuật ngôn từ vì đương sự tự trọng. Đương sự xem như chuyện chịu trách nhiệm về những việc mình làm, về những điều mình nói là chuyện tất nhiên; do đó đương sự không ẩn nấp qua ẩn danh.
Người chống cộng bình thường sử dụng từ vựng bình thường cũng vì tự trọng: nói năng thô lỗ, văn chương hạ cấp chỉ chứng tỏ tư cách đáng khinh của hạng thất phu ngay trong giao tiếp giữa người với người, chứ đừng nói chi đến bước sang lĩnh vực công khai thảo luận về chuyện chống cộng. Văn hoá internet được đề cao và người chống cộng bình thường không lập luận hàm hồ; nói ông A là Việt Tân thì ông A đúng là Việt Tân, chỉ để nêu một ví dụ cụ thể mà thôi.
Tư cách nhân vật
Người chống cộng bình thường có tỷ số IQ trên mức trung bình cho nên đương sự không phạm một số lỗi lầm sơ đẳng. Cần tìm hậu thuẫn tối đa trong quần chúng, đương sự không ngu dốt tự dưng vô cớ xúc phạm những đối tượng cùng chiến tuyến. Đương sự có thể không bằng lòng với các thành phần nào đó trong cộng đồng nhưng không bao giờ đương sự tự kiêu đến độ tự đánh giá mình quá cao và coi thường người khác, càng không bao giờ bốc đồng mạ lỵ tha nhân.
Bên cạnh những điều kiện cần thiết như lập trường chống cộng dứt khoát minh bạch, nếu có tiếp xúc với đối phương thì tiếp xúc một cách công khai trước công chúng, không hợp tác với kẻ thù dưới bất cứ hình thức nào v.v.. người tỵ nạn cộng sản chống cộng bình thường thiên về một số phản ứng cấp thời và đặc trưng. Chẳng hạn đương sự thường thích bắt mạch thời sự. Có những vấn đề tiếng Pháp mô tả là discutés et discutables nếu xảy ra thì người chống cộng bình thường ưa kịp thời lên tiếng. Ở đây không bàn tới khía cạnh phải hay trái của từng vấn đề. Báo Người Việt kiện báo Sàigòn Nhỏ, Đại sứ Mỹ ngăn cản sử dụng quốc kỳ, Luật S-219 Canada gọi Ngày Quốc Hận là Ngày Hành trình tìm Tự do, Giáo xứ hân hoan tổ chức Hội chợ vào đúng Ngày Quốc Hận v.v... Tiếng nói từ người chống cộng bình thường không nhất thiết mang tính quyết định, lại càng không thể là chân lý. Nhưng người chống cộng bình thường minh danh phát biểu là để góp một giọng nói dẫn đường chỉ lối rất khiêm tốn, là nhằm trình bày một suy tư cơ bản có tác dụng phần nào của một cuốn sách chỉ nam. Người chống cộng bình thường phải hành xử như vậy vì là người của quần chúng, vì là người chỉ hiện hữu do được quần chúng chấp nhận cho dẫu không phải qua lá phiếu. Người chống cộng bình thường không sợ mất uy tín khi nghe công luận góp ý xây dựng, trái lại, đương sự phải chấp nhận tiếng nói của người khác vì người chống cộng bình thường là người tự tin. Người chống cộng bình thường tự giác biến chân lý “Chống cộng là chính nghĩa, chống cộng là đại nghĩa” thành tín lý; bởi vậy nếu là đảng viên một đảng phái quốc gia chống cộng thì đương sự tự động đặt Tổ quốc Dân tộc lên trên Đảng phái.
Người Việt chống cộng bình thường và internet

Vì internet đã trở thành quá phổ biến nên người Việt chống cộng bình thường hết sức cố gắng tham gia internet. Vấn đề này không đặt ra cho giới trung niên nhưng giới cao niên thì có thể gặp khó khăn. Nếu không biết sử dụng facebook, nếu không tham gia được twitter, nếu không biết chat như thế nào, thì người Việt chống cộng bình thường trở nên… không bình thường, cho dẫu tình trạng bất cập xảy ra chỉ là bất khả kháng, do tuổi tác, sức khoẻ, bệnh tật.
Tuy nhiên mang nặng trên vai truyền thống giáo dục của hai nền Cộng hoà, người chống cộng bình thường luôn luôn thận trọng khi tham gia internet. Nếu đương sự nhận được một điện thư gửi cho mình mà lại muốn chuyển điện thư đó cho người khác cùng xem thì đương sự luôn luôn xin phép chủ nhân điện thư. (Câu chuyện coi như đương nhiên nhưng thực tế có không ít người xem thường nguyên tắc xã giao lịch sự này.) Nếu muốn giúp hai người quen liên lạc với nhau thì đương sự phải chờ cho hai người đồng ý thiết lập liên lạc rồi mới thiết lập liên lạc. Đương sự không chuyển tiếp vô tội vạ, vô trách nhiệm các điện thư xuất hiện trên màn ảnh máy computer chỉ vì thấy chúng có vẻ hợp khẩu vị của mình. Người chống cộng bình thường xoá ngay tức khắc những điện thư mang tên những kẻ sử dụng ngôn ngữ bất xứng mà mình không muốn nhận. Thận trọng trong đánh giá tha nhân, người chống cộng bình thường không bao giờ bị lừa mị bởi các hành động có vỏ bọc chống cộng nhưng cốt tủy lại gây hại cho công cuộc chống cộng. Đương sự xem phương trình “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại” là một hình thức chỉ dẫn đúng đắn về phương hướng, đường lối.
Trần Văn Tích
08.11.2017


Nov 9 at 8:45 PM

Kính thưa quý vị quan tâm,

Bài viết của ông Trần Văn Tích, theo thiển ý của tôi, có giá trị và là một sự trả lời gián tiếp hùng hồn nhưng lịch sự cho bọn đầu trâu mặt ngựa, dạng người tâm thú đã miệt thị ông ta chỉ vì khác ý kiến về TKN và phong trào “Chống Ác” bà ta khởi xướng.

Tiện đây tôi xin mạn phép trình bày vài nhận xét tổng quát của tôi.

A. Kiến Thức của Con Người về Thiên Nhiên càng lên cao thì càng liên quan với nhau, tương tự như đề tài “Everything that rises will converge” dùng bởi văn sĩ Flannery O’Connor và học giả Pierre Teilhard de Chardin.  Chúng ta phân chia Kiến Thức ra nhiều ngành cho dễ học và đi sâu vào vấn dề.

B. Kiến Thức của Con Người về Bản Chất của Con Người khó khăn hơn vì Con Người là một sinh vật phức tạp, nhiều mâu thuẫn, vừa bị ảnh hưởng của ngoại giới, vừa độc lập còn lại ảnh hưởng ngược lại đến ngoại giới. Con Người có nhiều hạng, loại, khác biệt. Tại sao có nhiều loại, hạng, khác biệt như thế là ngoài phạm vi bài viết hôm nay. Tôi chỉ xin mạo muội bàn là muốn định giá trị một cá nhân nào, chúng ta cần suy xét thái độ của cá nhân đó về:

1.Sự Thật/Chân Lý

2. Công Lý/Công Bằng

3. Tình Thương

C. Sinh sống như một người Việt Nam không phải dễ. Chúng ta là con cháu của một dân tộc tranh đấu tồn tại trong 4 ngàn năm để tránh bị đồng hoá, tiêu diệt bởi một đối phương Tàu Chệt đông dân hơn gấp 10 lần và “văn minh” hơn. Hơn nữa, chúng ta lại luôn có nội chiến, chia rẽ. “Gần đây nhất”, chúng ta chém giết nhau vì Trịnh Nguyễn Phân Tranh, rồi Tây Sơn, rồi Nguyễn Ánh mang voi về giày mả tổ, trước nhờ Xiêm La, sau nhờ Thằng Tây, với sự kết nối của tên giám mục Bá Đa Lộc, một tên thực dân đội lớp tu hành. Nguyễn Ánh thống nhất đất nước và dân ta sống hoà bình đến 1858. Sau đó dân tộc chúng ta chống Thằng Tây mãi cho đến 1954 mới đá đít chúng nó ra khỏi Việt Nam. Sau 1954, Thằng Tây mũi lõ không còn có quyền hành ở đất hình chử S, một dữ kiện bọn tay sai, chó săn, Việt Gian, đầy tớ cho Thằng Tây, phần đông là con chiên Ca Tô, rất lấy làm tiếc nuối.

Sau 1954, đất nước lại chia đôi. Vài năm sau, chiến tranh giữa Người Việt với nhau lại bùng nổ. Cuộc chiến trở nên tàn khốc với sự tham chiến của Mỹ, hàng triệu người chết, đất nước, cầu cống, cơ xưởng tang hoang. Khi chiến tranh chấm dứt vào ngày 30 thằng 4, 1975 những người sống sót, không ít thì nhiều tâm thần đảo trộn. Rồi VC bất tài, quản trị đất nước kiểu công thức rẻ tiền cộng sản, thù dai, sợ sệt, nghi ngờ dồn quân,  dân, cán bộ của VNCH vào trại tù, làm kinh tế thêm kiệt quệ, khiến dân chúng phải bỏ xứ ra đi, vượt trùng dương, tìm Cái Sống Trong Cái Chết.

D. Với hoàn cảnh như trên, những Người Việt Ly Hương Tỵ Nạn Cộng Sản và con cháu của họ, hiện đang “Chống Cộng Bằng Mồm” thay vì về VN chường mặt “chống cộng” công khai, đa số không điên thì cũng khùng, đâm ra quá khích, mất tự trọng. Họ bày tỏ quan điểm của họ với một thái độ là phải thắng cho được, chỉ quan điểm của họ là đúng. Vì thế, họ không có trọng Sự Thật, không màng Công Lý, và không có Tình Thương. Ngôn ngữ của họ trên diễn đàn toàn là vọng ngữ, bịnh hoạn, gian dối, vu cáo, phỉ báng, tục tằn, tục tĩu, và đầy hận thù.

Một Tiếng Nói như của ông Trần Văn Tích trên diễn đàn là hiếm có. Chúng ta có thể không đồng ý với quan điểm của ông ta, nhưng chúng ta không khinh khi ông ta được vì lời văn của ông là lời văn của một người có nhân bản, vẫn duy trì được nhân tính, chớ không phải như nhiều kẻ lắm mồm trên diễn đàn, đã mất nhân tính, đã mất sự tự trọng tối thiểu. Những lời viết của bọn này là những tiếng sủa của những sinh vật đau khổ, mất mát quá nhiều, luôn cả sự quân bình của tâm hồn. Khi chúng nó vu cáo không bằng cớ, dùng lời lẻ thô bỉ, tục tĩu như những tên Tâm Minh, Vinh Phạm, Thích Mười Thương, Nguyễn Nhơn, Paul Van và Nguyễn Văn Nam đã và đang làm trên diễn đàn, chúng tự làm hạ giá tri của chúng xuống hàng thú vật, và chúng chứng minh chúng là những tên “chống cộng” không bình thường.. Điều buồn cười và oái oăm nhất là bọn này thua xa về Kiến Thức và Tư Cách những ai chúng tấn công. Mặc Cảm Tự Ti là một cái gì rất bất hạnh cho bọn có cái đó. Hơn nữa, thua kém quá xá người khác mà hèn không công nhận Sự Thật thì quả thật là loại tồi tàn, ngụy biện, vọng ngữ, rẻ tiền. Sống mà sợ Sự Thật thì sống làm chi?

Trân trọng,

Ainsi Parlait/Thus Spoke/Así Dijo Wissai

wissai.wordpress.com

Comments

Popular posts from this blog