Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế

    Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2  viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ước lau chùi nhưng không sạch được! Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiết đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt. Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người lạ mặt hăm he tôi không cho tôi nói là chồng tôi chết vì hai viên đạn, không cho nói gì về cái vụ của chồng tôi chết hết. Cho tới bây giờ thì cũng không có cái giấy xác nhận về cái chết của của chồng tôi, cái giấy khai tử tới nay bây giờ tôi cũng không có.

    Ông Tạ Thành Long nói là chồng tôi chết khi đi khám mặt trận, nhưng theo 2 viên đạn bắn vào đầu đó thì tôi nghĩ chồng tôi bị ám sát bằng súng kề vô đầu bắn chứ khôngphảii là tử trận.    

    Nhắc đến ông Văn Thành Cao, cựu Thiếu Tướng và ông Tạ Thành Long, cựu đại tá của QLVNCH thì bà Trịnh Minh Thế cho biết, bà đối với 2 vị sĩ quan cao cấp đó như là tất cả các anh em trong đoàn thể Liên Minh mà thôi. Mãi đến năm 1993, khi anh  em cựu chiến binh trong đoàn thể Cao Đài Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập quân đội Cao Đài, Ban Tổ Chức gởi vé máy bay mời tôi qua tham dư…Trong Đại Hội, tôi có gặp các ông Văn Thành cao và Tạ Thành Long. Riêng ông Tạ Thành Long thì đó là lần đầu tiên từ lúc chồng tôi chết tôi mới gặp lại. Chú Long có mời tôi tôi về nhà vợ chồng chú tá túc trong những ngày đại hội. Thật ra tôi có nghi ngờ là những  người này có dính líu vào cái chết của chồng tôi, tôi nghi từ lâu rồi, nhưng chưa có bằng cớ rõ rệt nên tôi đối đãi mọi người như nhau. Từ khi nghe tin tức và tài liệu những người đó có dính líu đến cái chết của chồng tôi, thì tôi cắt đứt không liên lạc với những người đó nữa…

Giải-tỏa bí mật về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế

    Trong mục này, Làng Văn số 231, BC viết rằng: “Tướng Trịnh Minh Thế tử trận đang khi điều quân tấn công lực lượng Bình-Xuyên bên kia cầu Tân-Thuận, đạn đạo phát xuất từ một giang-thuyền Pháp, do Bình-Xuyên điều khiển. Sau này có tin, tướng Thế bị Savani, sĩ quan Phòng Nhì Pháp ra lệnh ám sát để trả thù cho tướng Chanson.”

    Sau khi báo phát hành, thân nhân của tướng Thế, hiện sinh sống ở Canada, đã gửi thư cho BC, công bố bí mật về cái chết của tướng Thế, nội dung như sau. BC xin đăng tải nguyên văn như một sử liệu:

    “Brossard, ngày 12 Nov, 2002

    Kính thưa ông Bút Chì

   Nhân đọc thấy một độc giả thắc mắc về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, và đã được ông trả lời trong mục giải đáp, Làng Văn số 231.

    Tôi xin tự giới thiệu là con trai út của cố Trung tướng Trịnh Minh Thế. Mẹ tôi là quả phụ Nguyễn Thị Kim, hiện đang sinh sống với tôi ở Canada. Nhờ ông Bút Chì đính chánh giùm một bí mật về cái chết của ba tôi, sau 47 năm mà gia đình tôi giữ im lặng.

    Sự thật là ba tôi bị ám sát, không chết trận như tin tức và lời đồn đãi

    Ba tôi bị ám sát lúc 6 giờ chiều ngày 3 tháng 5, 1955, do 2 viên đạn súng nhỏ, vì vết thương không phá rộng. Viên đạn thứ nhất dí sát vào ót, bắn trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ hai, phát ân huệ, cũng dí sát vào lỗ tai phải, bắn trổ ra bể tròng mắt trái, lỗ tai ám khói súng. Điều đó cho thấy, kẻ ra    tay là người thân cận, đứng sau lưng hoặc đứng kế bên. Mẹ tôi tin rằng ba tôi bị mưu sát trong dinh Độc Lập, khi về họp tham mưu. Sau đó đưa xác ra mặt trận cầu Tân Thuận và hô lên là tử trận.

    Từ ngày mất nước, ở hải ngoại có nhiều giả thuyết được đưa ra, nói về cái chết của ba tôi. Đề tài này thường một số người liên hệ tới cái chết mờ ám của ba tôi, khuê ra, tạo nhiều giả thuyết vô lý, vô căn cứ, ngụy tạo, hoặc đem viết sách hoặc đăng trên báo chí, để cố tình che đậy sự thật, tung hỏa mù đánh lừa dư luận để bưng bít tội ác năm xưa.

    Như ông Bút Chì đã thấy, qua nhiều sách báo và tài liệu, tất cả đều nói tướng Thế tử thương vì một viên đạn duy nhất; nhưng gia đình tôi và cả giòng họ Trịnh đều biết là ba tôi chết vì 2 viên đạn được bắn rất gần (dí sát và bóp cò). Chỉ cần chi tiết quan trọng đó thôi cũng đủ để tôi khỏi tốn công dẫn chứng dài dòng để đả phá các giả thuyết ngụy tao khác

    Sau cùng, để đính chánh trả lời trên báo, ông có thể tóm tắt: “Anh em ông Diệm Nhu ngày về chấp chánh bấp bênh nên đã chiêu dụ tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác để củng cố địa vị; sau đó chủ mưu hạ sát để trừ hậu hoạn”  

    Xin thành thật cám ơn ông”

    Trịnh Minh Sơn
    2810 Bourgogne
    Brossard, Quebec J4Z  1T5 Canada  
    
Nguyễn Bảo Toàn và Đồng Chí của ông Bị Thủ Tiêu Ra Sao.


"Nội vụ được kết thúc bằng khẩu cung của các nạn nhân dày đến trên trăm trang giấy. Nguyễn Văn Y cùng với Nguyễn Văn Hay trình nội vụ lên ông Nhu. Một tuần sau, ông Nhu cho đòi Y và Hay vào dinh ra lịnh thủ tiêu ông Toàn và những người quan trọng có liên hệ mật thiết với ông.
Tôi (Lê Trọng Văn) vừa đi công tác ở xa về thì nhận được lịnh là phải gặp ông Nhu ngay chiều hôm đó. Gặp tôi, ông Nhu cười và khoe với tôi là đã bắt được Nguyễn Bảo Toàn và đồng bọn, nhiều lắm, toàn là cán bộ cao cấp của Dân Xã Đảng cả.
Tôi định báo cáo miệng sơ qua những công tác tôi được giao phó đã hoàn tất, nhưng ông Nhu chận lại và nói: "Nhớ đến đêm mùng 3 tháng 1, đúng 12 giờ đêm, thì toa phải đến ban Hoạt Vụ 4 để theo dõi xem bọn thuộc hạ của Đại Tá Nguyễn Văn Y đem bọn Toàn đi thủ tiêu. Toa phải để ý xem bọn nó có làm không hay lại làm láo và nhớ cho moa biết".
Tôi phải rút quyển sổ tay trong túi ra và ghi vắn tắt bằng mật ngữ ghi trong lịch: 12 giờ đêm 3 tháng 1 năm 1963 tiêu N.B.T. Theo dõi tại Hoạt Vụ 4. Để cho chắc chắn, ông Nhu hỏi tôi: "mà toa có biết ban Hoạt Vụ 4 ở đâu không?". Tôi nói với ông là tôi không lạ gì nơi đó, tên trưởng bót là Khưu Văn Hai (một hung thần giống như Trần Bửu Liêm). Xong vụ Nguyễn Bảo Toàn rồi, ông Nhu mới để cho tôi báo cáo sơ qua thành quả chuyến công tác đi xa vừa qua.
"Ông Nhu đi vào phòng biệt thự, vừa đi vừa bảo tôi khoan hãy về. Chờ ông một lát. Tôi đứng đợi ở ngoài phòng khách, không đến 5 phút sau, ông Nhu trở ra và đưa tôi một bao thư lớn và nói: "Tiền đó toa cầm lấy mà tiêu". Tôi nhận lấy bao thư thấy nặng nên phải kẹp vào nách rồi chào ông Nhu ra về. Tôi nhớ là trước khi đi công tác, ông Nhu đã đưa tiền cho tôi dư dả rồi. Chắc có lẽ bắt được ông Toàn nên ông vui vẻ mà đưa thêm tiền cũng không biết chừng.
"Mấy ngày trôi qua, đã thấy đến ngày 3 tháng 1 năm 1963 rồi. Sáng sớm tôi đến tìm Phương, người cộng tác tin cẩn của tôi. Tôi cho anh biết rằng đêm nay tôi với anh ta phải theo dõi Ban Hoạt Vụ để xem chúng làm gì? Tối nay Phương đến đón tôi đúng 11 giờ và xe Jeep mang bảng số VN, vì xe của tôi phải mang vào garage cho thợ xem. Trước khi ra về, tôi còn dặn Phương là phải mang theo hai khẩu súng, một ngắn, một dài và mấy băng đạn để phòng khi hữu sự."
Tôi không cho Phương biết là tối nay họ mang ông Nguyễn Bảo Toàn đi thủ tiêu. Sở dĩ rủ Phương đi theo để đề phòng bọn thuộc hạ của Y và Hay làm ẩu khi chúng thấy có người theo dõi chúng. Ăn cơm chiều xong, tôi đánh một giấc đến khi nghe tiếng chị giúp việc mở cửa trước nhà cho Phương vào. Tôi đi thay quần áo và mang một
lúc hai khẩu súng lục và 8 băng đạn, mỗi khẩu 4 băng. Giắt (tôi chỉ sửa chữ đó khi ông LTV dùng chữ "Dắt") trong mình một khẩu, còn một khẩu thì cầm tay. Lúc chúng tôi đến trước bót Hoạt Vụ thì đúng 11 giờ rưỡi. Tôi bảo Phương lái xe đậu tránh ra một chút và tắt máy, tắt hết đèn. Khoảng chừng 15 phút sau tôi thấy Nguyễn Văn Hay cùng mấy tên thuộc hạ ngồi trên xe Jeep Cảnh Sát đến đậu trước bót. Đàn em của Hay ở ngoài, Hay vào một mình. Độ nửa giờ sau Hay ra xe về.
"Những bóng đèn đường hôm nay sao trông èo uột và xanh xao như những con đom đóm lập loè. Bầu trời u ám không trăng sao. Hai mươi phút sau, chúng tôi nghe thấy tiếng máy xe hơi của nhiều chiếc ở trong bót và ánh đèn pha của xe rọi sáng. Tôi nói với Phương lên xe và để chúng nó chạy trước một khúc, mình tắt đèn chạy sau, giữ khoảng cách vừa phải để bọn chúng không chạy hút.
"Ở trong bót chạy ra, đi đầu là một xe Jeep thứ cảnh sát thường dùng, chiếc thứ hai là một xe bịt bùng loại mà cảnh sát thường dùng để bắt người, chiếc thứ ba cũng là một chiếc Jeep cảnh sát mới tinh. Ra khỏi Sài gòn, đi về hướng Phú Xuân và Nhà Bè. Đến gần Nhà Bè thì đi dọc bờ sông. Đến một khúc vắng vẻ, thì chiếc xe đầu dừng lại, tuy nhiên xe vẫn nổ máy và để đèn.
"Khi thấy bọn chúng ngừng lại, và ra hiệu cho hai chiếc xe đi sau đứng lại thì tôi bảo Phương rẽ vào một bụi cây ở bên đường và tắt máy xe. Chúng tôi xuống xe, súng cầm tay, tôi đi trước, Phương theo sau. Chúng tôi lom khom đi đến gần chỗ bọn chúng đỗ xe, nhờ chung quanh toàn bụi cỏ hôi và cỏ hoang mọc cao nên chúng tôi dễ dàng ẩn mình và quan sát. Theo ánh đèn pin của chúng rọi trong lúc làm việc nên chúng tôi thấy chúng đưa hai người bị còng tay xuống xe. Một tên trong bọn lấy ở đâu ra một khoanh giây kẽm và một cái kìm. Chúng lấy giây kẽm buộc tay, buộc chân hai người lại, đoạn mở còng ra.
"Một trong hai người bị trói lên tiếng: "Các ông làm gì vậy?". Tên Liêm nạt đàn em: "Lấy giẻ nhét miệng chúng nó lại", tức thì một tên đàn em Liêm ra xe lấy giẻ nhét vào miệng hai người, rồi thấy một tên khác ôm một đống gì trong xe vứt xuống, lúc đầu tôi tưởng là chăn, sau mới nhận rõ ra là bao bố đựng gạo. Hai tên cầm bao bố, hai tên khác xách nách người bị trói nhét vào trong bao bố, xong chúng đè hai người xuống và lấy giây kẽm luồn như người ta may miệng bao bố bằng chỉ cho kín lại. Hai người giẫy giụa trong bao, bọn chúng thi nhau đá túi bụi vào hai cái bao. Có một đứa trong bọn hỏi: "Giây và đá có sẵn chưa?", có tiếng đáp: "có sẵn dưới ghe rồi". Dưới ánh đèn pha của xe hơi, tôi thấy còn có cả sự hiện diện của Khưu Văn Hai bên cạnh Trần Bửu Liêm.
"Có lẽ hai người bị tra tấn đã nhiều nên không còn sức giẫy giụa tiếp nữa, mặt khác bị trói bằng gây kẽm gai cả tay lẫn chân. Sau đó cứ bốn tên xúm vào ôm một bao bố xuống sông, hai tên xuống ghe, hai tên ở lại chỗ đậu xe. Liêm và Hai đi theo cầm đèn pin và chiếu xuống dưới ghe.
"Tôi và Phương phải lùi ra xa vì chỗ đường mòn đi xuống dưới ghe không có chỗ nấp. Một lát chúng tôi nghe tiếng mái chèo khua nước, ánh đèn pin vẫn theo chiếc ghe. Ghe chèo đến giữa sông thì thấy chúng hè nhau quăng hai cái bao xuống nước nghe tiếng "Bõm, bõm".
"Giữa bốn bề cảnh vật lặng ngắt, chỉ còn lại những tiếng chèo khua nước. Xa xa, dọc bờ sông, một hai ánh sáng lập loè không rõ là của nhà người ta hay của ghe thuyền nào. Một luồng khí lạnh chuyển động từ ót tôi xuống xương sống dưới lưng. Tôi nghe tiếng thở dài của Phương và thấy anh ta rút khăn tay ra lau nước mắt. Chúng tôi như hai tên ăn trộm, lặng lẽ đi vòng lại chỗ đậu xe của chúng tôi. Để cho 3 chiếc xe của bọn chúng về trước, Phương hỏi tôi: "Anh có biết hai người bị chúng thủ tiêu là ai không?". Tôi vì quá xúc cảm nên không giấu, đáp giọng run run: "Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia".
"Bây giờ tôi mới biết, thì ra chúng đã chuẩn bị chu đáo từ trước, từ những cục đá, những vòng giây, chiếc ghe, những bao bố, giây kẽm để chuẩn bị thủ tiêu hai người như hai con mèo mà người ta thường nhốt vào trong giỏ, hay vào bao, cột lại, trấn nước cho chết trước khi làm thịt mà không muốn đập đầu. Các bạn cũng như tôi, nếu chứng kiến cảnh thê lương hãi hùng đó thì không sao cầm được nước mắt. Đồng thời cũng là một cái chết, nhưng tại sao ông Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt không bị xử bắn mà lại chém đầu? Giờ đây đến lượt ông Nguyễn Bảo Toàn và ông Phạm Xuân Gia sao cũng không được chết một cách êm đềm?
"Suốt quãng đường từ Nhà Bè về đến Sài gòn, Phương và tôi vẫn im lặng (như sấm sét? - TQD), không trao đổi với nhau một lời nào. Tôi nghĩ, sự im lặng đó là một kính cẩn của chúng tôi trước vong linh người chết mà chúng tôi đã chứng kiến, sự tàn ác có một không hai của thời đại văn minh này. Ôi Nhân Vị và Duy Linh! Mi đang ở phương nào?" (Cửu Long Lê Trọng Văn).
Nguyệt Đam và Thần Phong trong quyển "Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm" , với giấy phép xuất bản ngày 17.9.1964 - số 340/XB cũng đã có nêu vụ Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia bị thủ tiêu từ trang 187 đến 192.
Tưởng chúng ta cần hiểu lại, ông Nguyễn Bảo Toàn là một trong những chính khách ủng hộ ông Ngô Đình Diệm mới chân ướt chân ráo quay về nước từ hải ngoại. Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1955, ông Toàn là Chủ tịch "Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội" đại diện cho trên 15 hội đoàn, đoàn thể, các đảng phái nhằm ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ, cầm quyền miền Nam.
Thế rồi, trong vụ đảo chánh hụt ngày 11.11.1960 thì sở Trung ương Tình báo Tổng Nha Cảnh sát nhận lệnh của ông Diệm, ông Nhu cho truy nã, xử tử hình khiếm diện ông Nguyễn Bảo Toàn khi ông ấy có chân trong thành phần đảo chánh.
Anh em trong gia đình của tổng thống Ngô Đình Diệm "xử trị" những thành phần âm mưu lật đổ lãnh tụ, lật đổ chính quyền là như thế đó.

Ngày 27.4.2011

Comments

Popular posts from this blog