CON NGƯỜI HAY SÚC SINH
NHÂN CÁCH NHÀ VĂN
VIẾT TRUYỆN NHI ĐỒNG
NHẬT TIẾN

  
I - Con người hay súc sinh 
Hơn một tuần qua  một số diễn đàn bị tràn ngập một số lượng rác rưởi từ hàng chục năm trước cho đến gần đây do Michael Bùi con nhà văn Bùi Nhật Tiến - một nhà văn nổi tiếng viết truyện cho trẻ con đồng thời cũng là chủ biên của một tờ báo nhi đồng thời Việt Nam Cộng Hòa tung lên. Số lượng bài viết rác rưởi đó toàn bộ  chuyện cổ tích, thần thoại và tiểu sử hư cấu về ông Kim Âu Hà Văn Sơn, có cả những bài viết của nhiều người từng chửi bố cậu Michael Bùi như Nguyễn Thiếu Nhẫn, Trương Minh Hòa.
Có một ông bạn ngạc nhiên hỏi tôi: Sao lại có tên nào hành động lố bịch như vậy ông Kim Âu. Thằng này sao nó có vẻ thù hận ông dữ thế?. Để giài thích hiện tượng văng bùn, ném rác tứ tung vừa nói tới, chúng tôi đăng nguyên văn lá thư của nữ phê bình gia Nguyễn Tà Cúc gởi tới dưới đây. 
Trích Thư Nguyễn Tà Cúc 
Về: Thư gửi âm binh của bọn gian nhân hiệp đảng              
Anh Kim Âu, 
Tà Cúc đã thấy một loạt thư tương tự chửi rủa anh, như cái thư này. Vì anh đăng bài Tà Cúc mà xẩy ra sự thể đó, Tà Cúc xin phép anh cho Tà Cúc có vài lời bàn và xin anh giúp chuyển đi bằng hệ thống forum của anh.
Trước hết, Tà Cúc không ngạc nhiên. Anh nói đúng: đến bây giờ cả Nhật Tiến lẫn Kiều Phong đểu chưa trả lời được Tà Cúc [hay Viên Linh] dù được nhiều cơ hội để phản bác. Hơn thế nữa, họ còn can thiệp với một vài diễn đàn nhắm không cho Tà Cúc quyền cải chính. Nhưng anh đã cho bài Tà Cúc một cơ hội để xuất hiện. Bởi thế, khi họ không thành công sau khi đã sử dụng những thủ đoạn đó mà nay còn bị rơi vào thế thụ động, thì họ phải tấn công đê mạt hơn. Đây là giai đoạn đó. Trước hết, họ sẽ chửi rủa bằng những chữ dơ bẩn để người bị tấn công thương tổn, chịu không thấu và đầu hàng. Thứ hai, họ gieo nghi ngờ để chia rẽ những người làm việc chung hay đang giao dịch với nhau để anh chị em tự động tan rã, nghĩa là không thể hợp sức chống lại họ.
Đó là lý do tại sao bây giờ xuất hiện những bức thư bịa đặt kể xấu anh hay chửi rủa Tà Cúc. Dĩ nhiên không ai nao núng gì nhưng cũng nên dậy cho họ một bài học để đỡ xấu mặt người Việt: Chúng ta không có cái thói chửi bới hạ cấp đê mạt như thế. Gia đình họ đã giáo dục họ ra sao để họ có thể vu vạ và chửi bới người khác tàn nhẫn như vậy? Thường ngày họ có ...mặc quần áo khi ra đường không mà sao nay lại phơi cái-con-người trần trụi bất lương cho mọi người chứng kiến?
Vì vấn đề ở đây không phải là Nguyễn Tà Cúc hay Viên Linh hay thậm chí, Kim Âu Hà Văn Sơn, mà vấn đề ở đây vẫn là tại sao Nhật Tiến ứng xử như thế trước và sau khi rời Miền Nam, nhất là về vụ lấy tài liệu của một bộ sưu tập từ Hà Nội mà chối cãi?
Có phải chính vì thế, chính vì bây giờ sau những chứng cớ rõ ràng ấy trên Chính Nghĩa của Kim Âu Hà Văn Sơn mà họ phải chuyển sang lối tấn công tệ hại này?
Để người ta sợ, mà không dám bênh vực hay giúp đỡ Tà Cúc nữa?
Vấn đề ở đây là tại sao Lê Tất Điều viết ra được những lời đểu cáng tởm lợm đó?
[Người độc giả này tự xưng là đàn bà thì nghĩ sao về việc "ấy cho vào mồm" [nguyên văn Kiều Phong]?!]
Vấn đề ở đây là tại sao Ngô thế Vinh vu oan cho nhà văn/dịch giả Mặc Đỗ là "quy ẩn", ngang nhiên xóa 15 năm ông cộng tác với tạp chí Khởi Hành?
Đấy, những vấn đế đó mới cần mổ xẻ và dĩ nhiên, cho tới nay, ba chàng ngự lâm mà không pháo thủ này vẫn chưa trả lời được Nguyễn Tà Cúc.
Để chấm dứt, Tà Cúc xin có lời khuyên những kẻ ra đường-không-y-phục rằng: Chớ có đụng vào võ lâm cao thủ mà có ngày xấu hổ chạy không kịp. Cái lối --tự xưng là phụ nữ--mà ăn nói bẩn thỉu dơ dáy hạ cấp đó, không nên đâu. Tà Cúc sẽ cho một thí dụ: người này nói rằng "Tôi cũng phận đàn bà như cô, cũng ly dị, nuôi 4 con, nhưng hơn cô là lúc nào cũng có người tâm sự, biết rất nhiều chuyện trên làng Net..."
Nếu gặp một tay tai quái, họ sẽ hỏi lại như sau: "nuôi 4 con" nhưng 4 con 1 bố hay 4 con mà 4 , 5, 6, 7, 8, 9, 10 bố?! Bị một chùy như thế là 1-0 rồi, rất khó mà gượng để đấu tiếp Hồi 2.
Đó là lý do chớ bao giờ  nhục mạ người khác một cách vô cớ, nhắc tới những chữ "đĩ điếm " không cần thiết vì nó rất dễ bật trở lại vào mặt mũi kẻ tung ra đầu tiên.
Còn cái sự "nhưng hơn cô là lúc nào cũng có người tâm sự, biết rất nhiều chuyện trên làng Net..." vv và vv thì quả thật là "hơn " rồi vì Nguyễn Tà Cúc không phải ai cũng bạ ai tâm sự và từng được Lô-Răng Phan Lạc Phúc tặng cho danh hiệu "quả giao" [nghĩa là trái với "quảng giao"] . Hơn thế nữa, NTC còn mang tiếng "the most reclusive researcher of " Văn học Miền Nam đấy. [Không tin cứ hỏi Bùi Nhật Tiến sẽ rõ.]
Còn "biết rất nhiều chuyện trên làng Net " để làm gì thế? Để chửi bới người này người khác với cái giọng mất gà ấy à? ! Thay vì để thì giờ  lo cho 4 con? Thế nên, thôi, xin đừng nhận vơ "như cô" ở đây, khôi hài quá. Không dễ mà được "như cô" đâu.
Kết cục thì vẫn là nhiều điểm mà --như loạt thư này cho thấy-- có một điểm ông Bùi Nhật Tiến chưa hay không trả lời được. Đó là về vấn đề ông lấy tài liệu Tin Sách Số 39 của Nguyễn Tà Cúc mà ông chối cãi.CHÍNH ÔNG phải trả lời cho anh em nghiên cứu, CHÍNH ÔNG phải trả lời cho Nguyễn Tà Cúc, CHÍNH ÔNG  phải trả lời cho độc giả và văn hữu chứ không thể đẩy cho ai khác vì ông chính là người mượn tài liệu này. Tà Cúc không nhận một sự "trả lời" từ ai khác vì, tội nghiệp thay, họ có mượn đâu? Nhưng họ cũng chẳng nên vu cáo tà cúc vì còn độc giả. Và ông Trời nữa. Nhưng phải chăng Bùi Nhật Tiến biết-tự ông-là sẽ không trả lời được vì cái mấu chốt nằm ở ngay trong sách của ông.
Mấu chốt của sự không-thể-chối -cãi được là trang 39 [một con số tiền định] trong cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút VN (1957-1975), nơi Bùi Nhật Tiến đã bất cẩn đăng lại hình bìa tờ Tin Sách Số 39 đầy vết ố xước từ Bộ Sưu tập Hà nội do NTC chuyển và hình MÀU trên blog mặc dầu đúng một năm sau, ông đã viện đến bản đen trắng sao chép của hai ký giả tại Việt Nam hầu dễ lấy cớ qua mắt độc giả không mua sách; nhưng cái mấu chốt với vết ố rất giống hình một trái tim [hay một con mắt?] vẫn còn trong trang sách 39 ấy . Ông chỉ còn một cách bào chữa rất yếu ớt là ông có bản TRẮNG ĐEN của 2 ký giả sao chép cho ông sau này và bởi thế, ông đã sử dụng nó vv và vv
Nhưng điều đó vẫn không giải thích được tại sao TRANG  39 trong sách ông lại Y HỆT NHƯ TÀI LIỆU CỦA Nguyễn Tà Cúc. Điều đó cũng không giải thích được tại sao cho đến nay, Bùi Nhật Tiến chưa từng thú nhận đã được chuyển tài liệu Tin Sách Số 39 của NTC qua email vào giữa tháng 8, 2015, MỘT NĂM TRƯỚC KHI CÓ TÀI LIỆU TỪ VN  Thế nên, cứ dở sách của ông Bùi Nhật Tiến ra mà so sánh TRANG 39 với cái hình bìa TS của NTC, cần gì phải vật mình vật mẩy, đòi lôi hết người này người khác ra làm chứng?! Người chứng mà quý vị cần là chính ông Bùi Nhật Tiến và cuốn sách có trang 39 trong nhà ông ấy. Như đã nói, NTC sẵn sàng cho Bùi Nhật Tiến một cơ hội phản bác vì vẫn thương hại ông và vì lẽ công bằng, nhưng cho tới ngày đó, NTC coi như vấn đế này chấm dứt ở đây.
Bởi thế, đừng tấn công NTC hay những người giúp NTC --như anh Kim Âu--mà vô ích. Cũng đừng giãi bày hộ cho Bùi Nhật Tiến. Càng vô ích. Càng giãi bày hộ, càng làm người ngoại cuộc bắt buộc phải đặt dấu hỏi về bản lĩnh của ông ấy mà thôi.
Cảm ơn anh Kim Âu một  lần nữa đã cho Tà Cúc một chỗ để tự vệ. 
-Nguyễn Tà Cúc 
Hết Trích 
Qua lá thư thượng dẫn, nguyên ủy dẫn tới hành động điên rồ của Michael Bùi con của Bùi Nhật Tiến là website Chính Nghĩa đã đưa bài của Nguyễn Tà Cúc viết về việc Bùi Nhật Tiến sử dụng tải liệu do Nguyễn Tà Cúc chuyển cho nhưng không ghi chú từ đâu lên và phổ biến rộng khắp các diễn đàn năm châu. Kề bên đó Chính Nghĩa còn cho đăng bài Nguyễn Tà Cúc phản bác lại Lê Tất Điều – gã nhà văn thiếu liêm sỉ khi chuyên dở trò bẩn tấn công những người không có phương tiện tự vệ. – đánh người thì phải cho người có phản ứng chứ cậy đông hiếp yếu, gian nhân, hiệp đảng dở thói bầy đàn trói tay người phụ nữ mà đánh khác gì tội “cưỡng hiếp bằng loại văn dơ dáy, đê hạ” mà 17 năm trước vì công đạo, chúng tôi đã có lời nhắc nhở hắn. 
Để che chắn sai lỗi của Bùi Nhật Tiến, tên Michael Bùi ra sức “lấy giấy gói lửa”, không biết có sự giật dây chỉ đạo từ ông bố Bùi Nhật Tiến và ông chú Lê Tất Điều hay không. Michael Bùi đánh chặn bằng cách đại tiện vào mồm ông bố Nhật Tiến qua trò quấy hôi, bôi nhọ (Nhật Tiến đã từng chửi người khác: "... là tôi rất đau buồn khi nhìn thấy cái khung cảnh sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại này nó có nhiều ngòi bút quấy hôi bôi nhọ nhiều quá. Nếu anh chịu khó vào những trang web trên Net hoặc đọc một số báo, thì anh thấy nhiều cây bút đã lạm dụng sự tự do ở xứ sở này để viết nên những bài không còn đúng nghĩa là chữ nghĩa nữa. Nó quấy hôi bôi nhọ, nó làm cho nhếch nhác bộ mặt văn học hải ngoại. Khi tôi nghĩ tới điều đó thì tôi rất đau buồn và có lẽ rằng tôi sẽ phải làm cái việc cuối đời tức là góp phần dọn dẹp cho sạch sẻ cái môi trường chữ nghĩa từ lâu bị quấy hôi bôi nhọ như thế này.") khi nhặt nhạnh toàn bộ những bài viết lăng nhăng bịa đặt không bằng cớ, dựng chuyện dơ bẩn về ông Kim Âu của những tên biệt kích phản phúc vong ơn, ăn cháo đá bát do Nguyễn Hữu Luyện đứng đầu giật dây, chỉ đạo. Những chuyện nhảm nhí đấy chúng tôi đã bóp nát từ sau khi chúng mở màn tấn công qua sự tài trợ của đám MT và đài VNHN cho đến khi ông Kim Âu phản công thách thức Nguyễn Hữu Luyện và đám em út, lâu la lên đối chất trên truyền hình VHN, SBTN bầy thú vật này mới chịu cúp đuôi bỏ chạy.
Những người hiểu biết khi đọc về vụ "Vietnamese Commandos vs US Government" đều thấy rõ  toàn bộ sự kiện lịch sử đó đều do một người đơn độc đứng ra làm việc đó là Hà Văn Sơn tức Kim Âu. Không có nhân vật Kim Âu Hà Văn Sơn vĩnh viễn “những con tốt thí đó” là những người lính, người tù bất hạnh nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Lũ vong ân, bội tín do Nguyễn Hữu Luyện cầm đầu là một lũ hạ lưu, tham lam, ngu dốt, bất tài vô dụng lại còn phản phúc, vong ơn bội nghĩa, ăn quỵt đã hạ thấp nhân cách của chính bản thân họ xuống hàng đê tiện mà còn làm nhục lây những người đứng đắn trong lực lượng. Bọn này vẫn không hiểu được sự ngu xuẩn, phản phúc chụp giựt, quỵt tiền luật sư của chúng đã làm mất đi 99% quyền lợi mà lẽ ra những người lính bị bỏ rơi xứng đáng được nhận.
Nếu không có bọn phản phúc, vong ơn, ăn quỵt thì số tiền bồi hoàn danh dự đó sẽ nhân lên vài chục lần theo thông luật –thứ nhất đồng mỹ kim từ năm 1973 tính theo kim bản vị (106,48) so với năm 2000 (272,65) sẽ phải nhân lên gần ba lần, thứ hai tổng số tiền bồi hoàn sau gần 30 năm cộng thêm lãi suất cũng tăng thêm bội phần chẳng khác tiền 401K – Nhưng quan trọng nhất là Kim Âu Hà Văn Sơn đã bí mật soạn thảo kế hoạch tiến hành một vụ kiện khác để yêu cầu US Government bồi hoàn sự thiệt hại về thể chất và tinh thẩn do bị giam giữ tra tấn hàng mấy chục năm.
Khi đối diện với thái độ vô lại, vô ơn của bọn ngu đần hạ tiện. Chúng tôi đã xếp lộ đồ đấu tranh vào ngăn tủ vĩnh viễn. Vì thà bỏ không làm chứ không thể làm cho bọn vô học, bất tài lưu manh mạt hạng ngồi chờ sung rụng mà còn bố láo, bố lếu.(vì vụ kiện là class action nên người nào cùng nhóm đều được hưởng quyền lợi như người tố tụng) 
Những bài viết của Kim Âu viết về sự việc này nằm trong tàng thư website Chính Nghĩa nhưng chúng tôi hoàn toàn không muốn dùng đến. Qúy độc giả nếu tò mò muốn biết, mời vào các links dưới đây sẽ thấy đủ tài liệu và phim ảnh
Cuộc đấu với bọn lưu manh vô lại đó kết thúc bằng sự suy sụp của đài VNHN và sau đó tan ra làm nhiều mảnh, Nguyễn Hữu Luyện mất mặt bán xới đất Boston bò về San Jose, Cali để sống kiếp người nhái
Sau trận này  tên Nguyễn Hữu Luyện lặn không sủi bọt và vụ kiện WJC hoàn toàn thất bại làm rớt luôn cái mặt nạ đểu cáng lừa đảo cộng đồng lao vào một vụ kiện đòi bồi thường vì bị kỳ thị hết sức ngu xuẩn. (trong vụ WJC chính Kim Âu Hà  Văn Sơn vô tình tiếp tay cho Nguyễn Hữu Luyện tìm được sự giúp đỡ của cộng đồng mãi cho đến khi Nguyễn Hữu Luyện fax bản motion của LS Keane file vào tòa đến chúng tôi lúc đó mới phát giác ra Nguyễn Hữu Luyện chỉ kiện WJC vì bản thân hắn không đủ trình độ kiếm được “job” trong chương trình nghiên cứu Vietnam Diaspora. Việc này lúc đó Kim Âu chỉ nói riêng với Phan Nhật Nam và VIP Kaka Nguyễn văn Chức biết tại nhà của Phạm Nhã Dự, Dorchester, sau khi gặp nhau ở buổi khởi động vụ kiện WJC tại Boston) 
Tên lưu manh Michael Bùi này còn lượm rác rải thêm để dùng chiêu “mượn sức đánh sức” khích tướng chúng tôi bằng cách đưa bài của một lũ bại binh lên post lại (theo như hắn nghĩ chúng tôi sẽ phải trả lời, phản công NTN, TMH). Nhưng thánh Kim Âu đâu có mất công lập lại những chuyện đã giải quyết thắng bại từ lâu vì bài viết về những cuộc đối đầu đó vẫn nằm nguyên trên website Chính Nghĩa. 
Những bài viết này chúng tôi không bao giờ muốn đưa trở lại diễn đàn vì đó chỉ là kỷ niệm, bài học kinh nghiệm cho bản thân chúng tôi nhìn lại một thời đã qua, moi lại chuyện cũ theo kiểu “con bò nhai lại” trái với phong độ của người quân tử, trượng phu nền dành ưu tiên cho Michael Bùi con đích tôn của “nhà văn tuổi thơ”  Bùi Nhật Tiến thực hành. 
Kim Âu Hà Văn Sơn hiểu bản thân đã “Viết Lại Lịch Sử” đã lưu danh muôn thuở. Những chuyện tiểu tiết không đáng để chúng tôi phải tốn nhiều thời gian. 
Lịch sử không cần đến sự biện giải bị động theo chu kỳ. Sự kiện lịch sử đã hình thành từ nỗ lực phấn đấu của bản thân chúng tôi, không bất cứ thế lực nào thay đổi được huống hồ chi loại vô danh, tiểu tốt, tép riu chỉ quen ăn mày dĩ vãng trong khi thời gian nhanh chóng đưa con người  tới điểm hẹn sau cùng. 
Ở đời giòng dõi thuộc loại ngu gia truyền thì có cố giở tài khôn vặt cũng vẫn hoàn ngu. Michael Bùi cứ làm như chuyện Đàng Thiện Hưng sẽ làm Thánh Kim Âu phải bận tâm nhưng người nào biết đọc đều thấy Đàng Thiện Hưng đã từng quý trọng Kim Âu hơn cha của hắn. Nhất nhất công việc hắn đều hỏi ý kiến thánh Kim Âu và thường xuyên mua vé phi cơ để Kim Âu từ xa nghìn dặm về Dallas giúp hắn. Câu chữ của ĐTH viết ra tự nhận là kẻ thọ ân nên Kim Âu cần gì phải post lại bài cũ hay viết thêm vì Đàng Thiện Hưng ngày nay đã thấm thía, bị sỉ vả là kẻ vong ơn bội nghĩa. 
Tóm lại những trò cuống quýt đối phó theo cái cách bất lương “quấy hôi, bôi nhọ” như Michael Bùi, chúng tôi không quan tâm nhưng qua hiện tượng “con thua cha là vô phúc” đó, chúng tôi thấy rằng bố của tên này là Bùi Nhật Tiến đầu óc cũng không thông minh, sáng suốt gì hơn vì “hổ phụ chẳng lẽ sinh khuyển tử”. Điều đáng nói là bọn này đã tuyên chiến với Kim Âu khắc tinh của lũ gian nhân, hiệp đảng, bầy đàn, bọn làm tay sai Việt Cộng. 
Chúng tôi đợi Bùi Nhật Tiến và Lê Tất Điều lên tiếng nhưng chắc rất khó vì kinh nghiệm của những tên này đã dạn dầy, đâu dại gì ló mặt mà chỉ đứng sau giật dây và suy cho cùng chúng tôi chỉ làm việc theo luật công bằng, giữ gìn đạo tắc của người làm công tác truyền thông nên họ cũng chẳng thể nào lên tiếng. 
Trước đây tuần báo Chính Nghĩa có đăng nhiều bài về Nhật Tiến của tác giả Nguyễn Mạnh Trinh gởi đến “free of charge”, nợ ân tình đó chúng tôi không quên và cũng chưa có một lần đối diện. Rồi Công Tử Hà Đông cũng viết nhiều bài chỉ trích Nhật Tiến sau khi Hoàng Khởi Phong hai lần xuất bàn cuốn Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thủy dưới mặt nạ WJC (cuốn sách này gần như in lậu không nằm trong chương trình của WJC). Xem như vậy khen chê Nhật Tiến đều được đăng trên báo giấy Chính Nghĩa đầy đủ, phần chúng tôi giai đoạn đó giữ đúng vai trò chủ bút hoàn toàn để cho công luận phê phán nên không tham gia ý kiến. 
Tuy nhiên đến nay khi xem lại tì vết tội lỗi (không phải sai lầm) của Nhật Tiến lưu lại và thái độ trâng tráo đến mức thô bỉ của kẻ phản phúc vong ơn đối với xã hội miền Nam thiết tưởng cũng nên có vài lời phong tước cho hắn để những kẻ đã đánh giá sai lầm cần phải tự điều chỉnh lại sự hiểu biết về Nhật Tiến. 
Như nhiều người đã biết Nhật Tiến là một nhà văn thời VNCH tên thật là Bùi Nhật Tiến, sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ. Năm 1950 hồi cư, di cư vào Nam năm 1954 mới 18 tuổi; ban đầu sống ở Đà Lạt, Nhật Tiến viết kịch truyền thanh cho Đài tiếng nói Ngự Lâm Quân [thời còn Hoàng Triều Cương Thổ]. Ít lâu sau đó, gia đình Nhật Tiến rời khỏi Đà Lạt. Không tốt nghiệp trường sư phạm nào nhưng năm 21 tuổi anh đã bắt đầu đi dạy học môn Lý Hoá tại các trường trung học tư thục ở các tỉnh Miền Tây như Bến Tre, Mỹ Tho, ba năm sau đó mới về sống hẳn ở Sài Gòn, chủ trương nhà xuất bản Huyền Trân từ năm 1959 (23 tuổi). 
Truyện dài đầu tay Những Người Áo Trắng ra đời trong giai đoạn này. Nghề giáo là sinh kế chính của Nhật Tiến nhưng nuôi mộng lớn văn chương nên Nhật Tiến liên tục viết rất khoẻ từ truyện ngắn, truỵện dài và cả một tiểu thuyết kịch đăng trên các tạp chí: Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong, Đông Phương, Bách Khoa, Văn, Văn Học;. Theo một số người Nhật Tiến là nhà văn của tuổi thơ và như vậy sự nghiệp tột đỉnh của Nhật Tiến hẳn là giai đoạn làm chủ bút tuần báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí xuất bản từ 1971 tới 1975. 
Mặc dù viết nhiều nhưng do trình độ giới hạn (giáo làng chưa đủ phẩm chất) nên văn chương Nhật Tiến chỉ thuộc loại xoàng nhưng trạng huống bất ngờ xảy ra sau năm 1975 đã đưa Nhật Tiến trở thành người có chút tiếng tăm vào tháng 10 năm 1979 khi Nhật Tiến vượt biển (ra đi bán chính thức từ Sài Gòn) gặp tai ương thừa sống, thiếu chết mới qua được Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1980.
Nếu thật sự có văn tài thì những lá thư kêu cứu ở trại tỵ nạn đã trở thành đỉnh cao văn nghiệp của Nhật Tiến nhưng khi đọc những lá thư này, chúng tôi thấy văn phong không có gì xuất sắc nếu không muốn nói là quá tầm thường. 
Trong tiểu sử có viết Nhật Tiến làm chủ nhà xuất bản Huyển Trân từ 1959 – đến sau này. Tôi tự hỏi không biết có phải Nhật Tiến đã là con tin của Việt Cộng từ thời 1959 hay không? Vì cái tên nhà xuất bản Huyền Trân khiến chúng tôi liên tưởng đến một địa điểm tập hợp của bọn tình báo văn hóa thuộc cơ quan trí vận của Việt Cộng. 
Người Việt Nam nào cũng biết Huyền Trân là tên của một vị công chúa con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông đời nhà Trần. Năm 1306, Huyền Trân công chúa được (bị) gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung cướp về, sau đó xuất gia. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến công chúa trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, một số người đời sau cho rằng câu chuyện này có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép hủy thân trên giàn hỏa với chồng của mình. Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. (tóm lược từ Wikipia). 
Huyền Trân mang ẩn dụ của một công chúa miễn cưỡng phải làm quý phi cho một quân vương ngoại chủng nhưng tâm hồn lúc nào cũng canh cánh trông đợi tin nhạn từ cố quốc. Quan sát theo khía cạnh của hoạt động trí vận, cái tên Huyền Trân có thể là cơ sở an toàn cho bọn tình báo chiến lược ẩn náu (như Lữ Phương, Vũ Hạnh chẳng hạn). 
Nhìn kỹ lại, năm 1956, Nhật Tiến rời Đà Lạt đi dạy học ở vùng làng quê Bến Tre là “vùng sôi đậu” sau này trở thành trung tâm của phong trào Đồng Khởi. Thời gian đó Nhật Tiến mới vào tuổi hai mươi, sự nghiệp là con số không to tướng, cô đơn, nghèo khổ. Vì thế “vô sản hóa tư tưởng” hay “giác ngộ cách mạng” cho một thanh niên bạch đinh mới lớn là chuyện không khó đối với những con cáo già hoạt động trí vận....
Ba năm sau cậu Nhật Tiến về Sài Gòn có lẽ trúng số hay có nguồn tiền trên trời rớt xuống nên Nhật Tiến mở nhà xuất bản lấy tên Huyền Trân khi mới hai mươi ba tuổi. Điều kỳ lạ nhất khi Nhật Tiến vốn chẳng có bằng sắc gì, đi dạy học (tạm gọi là chui) nhờ sự rộng rãi của Bộ Giáo Dục đối với những tư thục vì thời điểm đó ngân sách giáo dục không đủ xây dựng trường lớp cho học sinh và đào tạo giáo chức chính quy nhưng việc lạ hơn nữa là Nhật Tiến leo cao, trở thành một hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục ngồi chung chiếu với những nhà giáo dục khoa bảng chính thống. (http://luutruvn.com/index.php/2016/11/02/phong-hoi-dong-van-hoa-giao-duc/), 
(trích Nhật Tiến)
Nhật Tiến giải thích sự việc như sau: Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục được thành lập năm 1969 thì năm 1970 đã hình thành Nhiệm kỳ I (1970-1974) mà Trung Tâm Văn Bút đã có một thành viên đắc cử Hội viên Thực Thụ, đó là LM. Thanh Lãng. Qua Nhiệm kỳ II (1974-1978), tôi đại diện Trung Tâm Văn Bút tham gia Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục do sự đề cử của các văn hữu lão thành trong Văn Bút như Vũ Hoàng Chương, Vi Huyền Đắc, Đào Đăng Vỹ, Tam Lang Vũ đình Chí, Lê văn Hoàn, Nghiêm Xuân Việt, Hồ Hữu Tường..v..v…” Sau đó tôi lại phải trải qua một cuộc bầu phiếu giữa các Hiệp Hội Văn Hóa, Văn Nghệ khác nữa thì mới được trở thành Hội viên HĐ/VHGD nhiệm kỳ II (1974-1978) mà trong đó có GS. Phạm Cao Dương là một ứng viên đại diện cho ngành Giáo Dục ( GS Phạm Cao Dương hiện cư ngụ ở Quận Cam, Nam Cali). (trích Nhật Tiến) 
Việc bổ nhiệm nói theo văn chương bình dân truyền khẩu “không có chó bắt mèo ăn cứt” này giúp cho Việt Cộng dễ thi thố đòn phép chính trị và hối lộ để mua chức, mua quyền cho những tình báo chiến lược nằm vùng.
Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục rõ ràng là một định chế quốc gia nhưng kỳ lạ thay?! ...sau khi Sài Gòn thất thủ Nhật Tiến vẫn bình chân như vại trong khi Uỷ Viên Hội Đồng Xã tỉnh lẻ cũng ăn cơm độn bo bo trong tù và đến tháng 10 năm 1979  vào thời đoạn Võ Văn Kiệt cho xuất ngoại chính thức và bán chính thức Nhật Tiến ra đi (như con sáo Huyền Trân sang sông) do Hải Quân Mã Lai đã ngưng kéo ghe thuyền nhân ra biển mà  cho vào bờ làm thủ tục theo kết quả Hội Nghị Tháng 7-1979.


Tai ương xảy đến cho chuyến tàu của Nhật Tiến đã được nói rõ không cần phải nhắc lại. Nhật Tiến nhanh chóng được vào Hoa Kỳ. Mùi tân khổ mới nếm sơ sơ chưa đủ “dose” nên Nhật Tiến lại tiếp tục làm những chuyện kỳ lạ. Trong khi người dân thường ở quê nhà đang tìm đủ mọi cách để ra đi. Người tù VNCH còn rải khắp các trại tù từ Bắc chí Nam. Nhiều người cầm bút cũng góp phần làm chật trại giam. Thuyền nhân vượt biển còn nằm đầy các trại tỵ nạn chờ “asylum”. Dù vậy, làn sóng thuyền nhân vẫn đều đặn ra đi. Nhiều nước lại bắt đầu mất kiên nhẫn vì gánh nặng thuyền nhân.
Hồng Kông là nước đầu tiên quyết định không tự động đón nhận người mới và sau ngày 16-6-1988, tất cả thuyền nhân tới Hồng Kông sẽ bị thanh lọc. Dù vậy, gần 34,000 người Việt đã tới Hồng Kông trong năm 1989, hầu hết hy vọng vào kịp trước khi cánh cửa tự động định cư bị đóng sập lại.
Sau 10 năm không áp dụng, Mã Lai lại bắt đầu chính sách đẩy ghe thuyền nhân ra biển, và đưa ra thời hạn kết thúc định cư: ngày 14-3-1989. Tình hình này buộc LHQ phải mở ra một hội nghị mới, tổ chức vào các ngày 13-14 tháng 6-1989. Trong hội nghị, khoảng 70 nước chấp thuận Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện 1989 (Comprehensive Plan of Action, viết tắt CPA). Mục tiêu chính lúc đó là giải quyết khoảng 100,000 thuyền nhân Việt đang trong các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á và Hồng Kông, và đối phó với những người có thể ra đi các năm tới. Theo kế hoạch CPA, mỗi nước trong khu vực có một ngày ấn định để khép luôn cánh cửa tị nạn. Sau các ngày này, thuyền nhân phải bị thanh lọc; những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về VN. Kết quả của CPA là số thuyền nhân giảm nhiều. Trong năm 1989, khoảng 70,000 thuyền nhân Việt rời bỏ VN. Trong năm 1992, chỉ có 41 người Việt tới các trại tị nạn.
Vào lúc CPA chính thức kết thúc ngày 30-6-1996, với tốn phí hơn 500 triệu Mỹ Kim, người Việt trong các trại Đông Nam Á và Hồng Kông hoặc là được cho định cư, hoặc là được chiêu dụ tự nguyện hồi hương về VN. Những người đầu tiên về VN là 75 người về VN từ Hồng Kông trong tháng 3-1989. Nhưng không phải ai cũng chịu tự nguyện hồi hương. Cho nên chính phủ Hoa Kỳ cho lập chương trình ROVR để sẽ tái phỏng vấn tại Việt Nam những thuyền nhân nào chịu về nước. Nhóm cuối cùng 486 người Việt rớt thanh lọc đã rời Trại Galang trong tháng 9-1996. Tính chung trong cả năm này, có 3,117 người Việt tự nguyện hồi hương, và có 1,377 người bị cưỡng bách hồi hương. 
Trong giai đoạn tỵ nạn, nóng bỏng, khốc liệt đó, Nhật Tiến tự biến mình thành cái loa tuyên truyền ra sức rủ rê, tích cực vận động lũ đầu chồn để phát hành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” viết về những người đang hưởng ơn sủng của chế độ xã hội chủ nghĩa.Tự biến mình trở thành động cơ chính cho chuyến tàu chở khách “hòa giải, hòa hợp” kéo còi hồi hương hôn đít bạo quyền. Tất nhiên chuyện không bình thường như thế khiến người tỵ nạn có phản ứng, chỉ trích, thậm chí chửi bới Nhật Tiến và bọn “Người Đầu Chồn” thậm tệ nhưng sống trên nước Mỹ, tất cả mọi người đều được luật pháp bảo hộ trước tất cả mọi đe dọa vũ lực, không ai có quyền ngăn cấm bọn hèn hạ khấu đầu vái lạy xin bọn cộng sản cho “hòa hợp-hòa giải” mà mọi người đều hiểu rằng bọn Việt Cộng chỉ chấp nhận sự quy thuận, đầu hàng chứ chúng không cần phải hòa giải với những kẻ chúng đã đánh giá là thứ phản quốc, ma cô, đĩ điếm, sớm đầu  tối đánh.... 
Tôi muốn hỏi tất cả những người Việt Nam tỵ nạn còn biết thế nào là liêm sỉ một câu: 
Nếu quý vị trở lại thời kỳ năm 1986-89 trong trạng huống là một người vừa đến bến bờ tự do, liệu quý vị có nỡ lòng kêu gọi mọi người quỳ gối xin hòa hợp, hòa giải với Việt Cộng khi đồng bào của quý vị ở các trại tỵ nạn đang biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu để phản đối việc cưỡng bách hồi hương hay không? 
Nhật Tiến làm được, dưới nhận xét của chúng tôi Nhật Tiến là một loại thú vật nên không chút ý thức thế nào là liêm sỉ, hành động quay quắt, trơ trẽn, trâng tráo của hắn đã nói lên tất cả.
Nhật Tiến là ai? đứng ở vị trí nào trong khối người đông đảo sôi sục hận thù hầu hết là nạn nhân của cộng sản quanh hắn? 
Khi Nhật Tiến đã được phép trở về Việt Nam, những người quan tâm đến sự việc đều biết nghề văn của Nhất Tiến thì chẳng đến đâu nhưng lưỡi của Nhật Tiến khá nhám và mặt của Nhật Tiến rất dày. Năm 1980 thoát chết ở Thái Lan, đến Hoa Kỳ nhưng năm 1988-1989 khi những người CTNCT, thuyền nhân đang trong thời kỳ bị truy bức ác liệt thì Nhật Tiến đã trâng tráo đâm những nhát lưỡi lê chí tử vào lưng người quốc gia để đổi lấy việc “cẩm y hồi hương” úp mặt vào đít bọn đầu nậu, quan văn nghệ của nền “văn hóa dép lốp, nón cối”. 
II-Nhật Tiến Thay Máu Từ Bao Giờ? 
Thái độ và hành động của Nhật Tiến là thái độ vô liêm sỉ của một kẻ bất nhân đúng hơn là một con thú bốn chân thản nhiên vẫy đuôi mừng rỡ, liếm láp tay chân ghẻ lác của bọn dép râu nón cối, rối rít cuống quýt bợ đỡ bọn tiểu nhân gặp thời đắc chí, sau đó lại trâng tráo lên mặt, vênh váo chê bai, chửi rủa, mạt sát những người mà hắn gọi là đồng bào, đồng nghiệp, văn hữu thủy chung với xã hội miền Nam là loại người “đầu đông đá”. 
Nhật Tiến huyênh hoang, khoác lác về cuốn sách “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương : cao trào văn nghệ phản kháng tại Việt-Nam, 1986-1989 : tuyển tập.” xuất bản từ 26 năm trước. Cuốn sách này ra đời hơn ¼ thế kỷ nhưng chẳng mấy người biết đến, nay đã tuyệt bản, thất tung. 
Đến thời gian gần đây Nhật Tiến có lẽ đã ở trạng thái hồi quang cố gom lại được vài đoạn, làm một bài tóm lược chuyển cho Văn Đoàn Việt do Nguyên Ngọc chủ xướng để báo công nên mới dẫn đến việc những Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản phải tháo lớp mặt nạ đạo đức, nhân bản để chỉ rõ bản lai diện mục của Nhật Tiến cho những người “học làm văn” sau này tránh khỏi những sai lầm trong nhận thức về những kẻ phản bội khi thấy Nhật Tiến có tiếng là “nhà văn của tuổi thơ”. Người đời thấy Nhật Tiến là người có giải thưởng quốc gia lá quý vì vậy không hiểu rằng mấy chữ “nhà văn của tuổi thơ” xét về nghĩa đen hay nghĩa bóng đều là loại nhà văn viết cho con nít, nhi đồng đọc. 
Đẳng cấp văn chương của loại truyện sách viết cho trẻ con dĩ nhiên cao hơn loại sách tập đánh vần ở lớp mẫu giáo chút chút. Mấy bạn văn nghệ, văn gừng có thói quen “ông vái qua, bà vái lại” tặng cho ông Nhật Tiến  thêm một số mỹ từ, sáo ngữ khen tặng “thế giới nhân bản trong truyện của Nhật Tiến” làm tăng thêm tính toàn cầu!! cho văn chương của Nhật Tiến. Đọc những lời các ngài “học làm văn bằng tay trái”.kính cẩn viết ra như vậy chúng tôi chỉ biết cười trừ. 
Mục đích tối hậu của văn chương, nghệ thuật hay bất kỳ loại hình, lĩnh vực nào chăng nữa đều hướng tới   con người cho nên cái việc cãi cọ vị nghệ thuật, vị nhân sinh, tính nhân bản nhiều lúc thấy chỉ làm rối rắm sự thật. 
Dưới đây là lời giới thiệu của Nhật Tiến về cuốn sách khởi xướng "hòa giai hòa hợp" với trào lưu "Đổi Mới" 
Trích : 
“TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG là nhan đề một cuốn sách được biên soạn bởi 27 người viết ở hải ngoại vào cuối thập niên 80 khi ở trong nước có vấn đề “đổi mới” và “cởi trói cho văn nghệ sĩ”.
Chính nhờ đường lối cởi mở này (dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi rồi lại bị khép lại) mà nhiều tâm tình thầm kín, nhiều ước vọng tự do của cả người viết lẫn người đọc có dịp được bung ra, in ấn tràn lan trên nhiều  mặt báo ở trong nước.
Là những người sinh hoạt trong giới Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình hay biên khảo đã cảm thấy mình có liên đới trách nhiệm đến sự kiện kể trên và nhất là thấy nội dung vấn đề rất gắn bó với nhu cầu đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ trên đất nước. Vì thế, một số đông đảo anh chị em cầm bút đã ngồi lại với nhau trong những buổi gặp gỡ cuối tuần  ròng rã trong cả một, hai năm trời để:
1) Tìm hiểu cặn kẽ diễn tiến của phong trào văn chương đổi mới mà chúng tôi gọi tên là Văn chương Phản kháng để nêu rõ mục tiêu “không chấp nhận loại văn chương cung đình” vốn đã tồn tại trước đó ở trong nước.
2) Góp phần phổ biến những lời tâm huyết, những sáng tác mang đầy những ước mơ về quyền làm người của nhiều văn nghệ sĩ trong nước, như thể : “ Mình trót nói dối hết hai phần ba thì cũng phải tự phủ định hai phần ba ấy. Đến tuổi này, lúc này, không nói dối được nữa.” (nhà văn Nguyễn Khải), hay “ Không phải cứ là nhà chính trị thì cao hơn nhà nghệ sĩ. Nhà văn lớn phải là nhà tư tưởng lớn. Chính trị có nhiều cấp độ, thật đáng buồn khi người ta đòi văn nghệ trở thành sự vụ, đòi phải múa lợn lai kinh tế v.v… tức là hạ chính trị xuống những cấp độ thông tục nhất và bắt văn nghệ “phục vụ” ở cấp độ ấy.” (Tạ văn Thành –Học viện Nguyễn Ái Quốc) hay là : Kiểu bảo trợ có nhiều mức, nhiều dạng, nhưng mức cao nhất là đẻ ra nghệ thuật quan phương, như kiểu “tao đàn” của Lê Thánh Tông. Dạng nghệ thuật này khó mà có giá trị cao, vì nó gắn với “cảm hứng nhà nước” (chữ mà anh Hoàng Trinh vừa nói) diễn đạt tư tưởng của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước. Trong khi đó, nghệ thuật chân chính phải phát ngôn ý thức nhân dân, ý thức thời đại, phải diễn đạt nhu cầu phát triển con người và xã hội cao nhất của thời đại và dân tộc. Những nghệ sĩ lớn bao giờ cũng phải “bung ra” khỏi ý thức ấy: độ lớn về tư tưởng và nghệ thuật của họ, đến thời đại còn chưa dễ chấp nhận, nói gì đến cái khung hẹp và thực dụng của tư tưởng và nghệ thuật cung đình.(Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm).
3) Gióng lên lời đáp ứng nhiệt thành rằng những nguyện vọng chính đáng của anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung sẽ luôn luôn được hỗ trợ bởi khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút.
4) Gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán để in thành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương”. 
Ngưng trích 
Đọc qua những lời rù quyến của Nhật Tiến chúng tôi thấy anh ta quả đúng với cái tên được người tặng cho “nhà văn của tuổi thơ”. Nhà văn viết cho trẻ thơ đọc nên không thể vươn lên thành Phù Đổng vì nội lực, tư tưởng vốn còn quá ấu trĩ. Cái gọi là cao trào văn chương phản kháng mà Nhật Tiến nói tới thật ra chỉ là một hiện tượng bắt buộc phải diễn ra vì chính “Đảng và Nhà Nước” đã yêu cầu, đã năn nỉ những người làm công tác văn nghệ văn học phải làm thế và người thủ lĩnh phất cờ, gióng trống, khua chiêng, đánh cồng, đập phén la, tru tréo kêu gào  ra quân tiến vào mặt trận “đổi mới” không ai khác là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh với bút danh NVL (N V L).
Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm đã kể lại trong hồi ký của ông ta như sau: 
Trích (Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm). 
Năm 1986, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI chính thức phát động công cuộc đổi mới đất nước. Đời sống văn nghệ chưa bao giờ vui đến thế. Lúc nào cũng như sống trong hội hè. Đúng là không có gì sướng bằng dân chủ thật sự, được tự do nghĩ và nói thực sự.Trần Độ lên thay Hà Xuân Trường phụ trách Ban văn hóa Văn nghệ trung ương. Hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987, tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh gặp gỡ các văn nghệ sĩ (4 Nguyễn Cảnh Chân). Lần đầu tiên giới văn nghệ sĩ được nghe những lời phát biểu đầy tính kích động tự do dân chủ ở một ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản. Nào là “cởi trói”, “hãy tự cứu lấy mình”, “không bẻ cong ngòi bút”, “nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng sự thật”, “giờ không phải là lúc bón phân cho lúa, phải nhổ cỏ cho lúa có sức mọc lên”, “hồi phụ trách bí thư ở Sài Gòn, tôi đã làm chui nhiều việc đấy. Những anh em dưới quyền tôi sợ quá mỗi khi có Trung ương về thăm. Tôi nói với họ: Các anh cứ làm, nếu phải đi tù, tôi vào tù với các anh”, “hãy giải phóng cho con chim văn nghệ bay cao”..vv…
Những lời lẽ và khẩu khí ấy khiến mọi người không còn nghi ngờ gì ở chủ trương đổi mới thật sự của Đảng.
Ông Nguyễn Văn Linh đích thị là Goócbachốp của Việt Nam rồi – chúng tôi lúc đó đều đinh ninh như thế.
Buổi trưa, tổng bí thư ngồi cùng bàn ăn với anh em, mỗi người một bát phở. Buổi tối lại cùng ngồi xem phim Tướng về hưu và Chuyện tử tế. 
Hai ngày liền, ông Linh chỉ nói mấy câu mở đầu còn để cho anh chị em tha hồ phát biểu tự do. Toàn phê phán lãnh đạo làm nhiều chuyện thậm vô lý. Chẳng hạn Ái Vân thuật chuyện anh chị em sân khấu khổ cực như thế nào. Cấp phát thì cấp áo, không cấp quần, tất rách không có để thay, khi biểu diễn phải đứng thế nào để che được phía chân đi tất rách.
Trong khi người này biểu diễn trên sân khấu thì người khác bán trà chén ở cửa rạp. Ca sĩ Xuân Thanh xưng hô bác cháu với ông Linh, vừa nói vừa khóc: “Đi thi quốc tế, lãnh đạo không cho đi sớm để chuẩn bị, không cho tiền để bồi dưỡng bà giáo Liên Xô tập luyện cho. Nhưng khi được giải thì thu hết tiền.” Hoạ sĩ Nguyễn Thụ tố cáo: “Sang Liên Xô triển lãm tranh, tranh bán được, tiền bị thu hết.” 
Trường hợp Nguyên Ngọc cũng tương tự. Anh được nhận giải thưởng quốc tế Á Phi (Đất nước đứng lên), tiền thưởng cũng bị thu hết, không bớt cho lấy một xu để chiêu đãi những người đến chúc mừng. Anh lại nói, hồi lãnh đạo Văn nghệ ở quân khu năm, cứ vài tháng anh lại phải lên Cục chính trị lĩnh tư tưởng về cho anh em viết. Hết tư tưởng lại đi lĩnh chuyến khác, y như lĩnh tiền hay lĩnh gạo vậy. 
Phạm Thị Thành thì nói về chuyện duyệt kịch. Mỗi lần duyệt, chị không quan tâm gì đến hội đồng chuyên môn, mà chỉ chăm chú theo dõi một ông to đầu nào đấy vui chân tạt vào xem. Ông ta gật gù là yên trí lớn, ông ta lắc đầu là hỏng bét.Tào Mạt, sau Cách mạng tháng Tám đã là huyện uỷ viên. Nhưng anh không đi tiếp con đường chính trị mà chuyển sang làm văn nghệ. Anh nói, nếu cứ làm chính trị, anh là người tiến bộ, nhưng chuyển sang làm Văn nghệ thì bị coi là phức tạp. 
Nguyễn Khắc Viện thì nói về những cái án Văn nghệ gọi là “xét lại” “phản động” “gây rối”, “phạm nhân” văn nghệ sĩ phải chịu hình phạt suốt đời. Hồ Ngọc thì lên án lãnh đạo biến văn nghệ thành thứ văn tuyên truyền phục vụ chính trị… Vui nhất là cuộc xung đột giữa Dương Thu Hương và Nguyễn Đình Thi. Hương bảo Thi là đồ hèn, trí thức hèn hạ, đã tự nhận là hạt bụi. Thi thì cho Hương là lưu manh, nhà văn đã đến lúc bị lưu manh hoá. Anh nói: “Đúng, tôi hay nói hạt bụi, giọt nắng, giọt lửa. Nhưng có hiểu gì không – anh gào to – tôi nói nhà văn là hạt bụi có tư tưởng.” Thực ra anh đã không nhắc lại đầy đủ lời anh phát biểu ở đại hội nhà văn lần thứ ba: “hạt bụi lấp lánh tư tưởng của các anh” (vừa nói vừa chỉ tay lên chủ tịch đoàn). ý kiến này chẳng qua cũng là học theo câu nói của một nhà văn Pháp: “con người là cây sậy có tư tưởng.” Tôi cũng phát biểu rất thẳng thắn và thoải mái, đại ý rằng, “tôi đã từng được gặp một ông to, không to bằng anh Linh đâu (ý nói Tố Hữu), tôi thấy ông ấy cứ nói liên miên, chỉ lo ban phát chân lý chứ không nghe quần chúng nói. Nay anh Linh nói ít, để anh em nói nhiều, nội điều đó thôi cũng là rất mới rồi. 
Về lãnh đạo văn nghệ, tôi cho “lãnh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ”, và dùng lối chăn vịt, “lãnh đạo văn nghệ theo lối chăn vịt đàn.” “con người mà bị khinh bỉ mãi thì tự nhiên cũng thấy mình nhỏ bé lại, cũng hèn kém. Biết tôn trọng con người thì con người tự thấy mình cao lớn hơn.” Tôi lại ví văn nghệ như con chim. “Nhốt lại nó không hót hay hót không ra gì. Thả nó ra nó hót hay hơn, nhưng lại sợ nó bay mất…” 
Còn nhiều người phát biểu nữa như mấy anh đạo diễn điện ảnh, Nguyễn Quang Sáng, Lưu Quang Vũ, Anh Đức…, nhưng tôi không còn nhớ. Hồi đó giá có băng ghi âm ghi lại, giờ mở ra nghe thì thật thứ vị. Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu không thấy nói gì.Về lý luận phê bình văn học, tôi là người duy nhất được dự cuộc gặp mặt này. 
Trần Độ gọi cuộc gặp gỡ này là “Hội nghị Diên Hồng của văn nghệ.”
Sau cuộc gặp Nguyễn Văn Linh, đời sống văn học nghệ thuật còn sôi nổi và vui hơn nữa với những cuộc tranh luận rất dân chủ trên báo Văn nghệ của Nguyên Ngọc và những cuộc hội thảo rất thẳng thắn chuẩn bị cho nghị quyết 05 của Bộ chính trị về văn nghệ tổ chức thường xuyên ở Ban văn hóa Văn nghệ của anh Trần Độ. Tôi nhớ anh Nguyễn Minh Châu nói, nhà văn Việt Nam cả ba thế hệ đều hèn. 
Trước Cách mạng là nhà văn nô lệ; từ 1945 đến 1975 là nhà văn – lính, rất sợ cấp trên; sau 1975 là nhà văn đói nên cũng hèn. Anh lại nói Thánh Gióng ngày xưa đánh xong giặc thì bay lên trời. Bây giờ các ông đánh xong giặc lẽ ra cũng phải biến đi để người khác quản lý đất nước. Như anh Độ, anh cũng nên thôi đi thì phải. Đấy, hồi ấy cứ ăn nói thoải mái như thế nên rất vui. 
Cánh đổi mới thường tụ họp với nhau, vừa nhậu vừa trao đổi những suy nghĩ của mình. Ngoài Bắc có Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Xuân Cang, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Ngô Thảo, Văn Tâm, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Quang Thân, Trần Quốc Vượng, Hồ Ngọc Đại..vv… Trong Nam thì có Thu Bồn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hữu Tá, Lê Ngọc Trà, Phan Đắc Lập…vv… Hoàng Phủ Ngọc Tường mỗi lần vào Sài Gòn cũng nhập vào nhóm này. Trần Mạnh Hảo một thời gian đóng vai đổi mới, thỉnh thoảng cũng đưa vợ đến tụ tập ở chỗ Thu Bồn. 
Ở Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi cũng hăng hái đứng ra tổ chức nhiều cuộc hội thảo rất vui về thời sự văn học, về đổi mới giảng dạy văn học, về cải cách chương trình và sách giáo khoa, thu hút được khá nhiều cây bút cấp tiến trong trường, ngoài trường như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Nguyễn Trọng Oánh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dư Thị Hoàn…
Nguyễn Khải hồi này được ông Trần Độ triệu ra Hà Nội để chuẩn bị Đại hội nhà văn lần thứ IV. Anh cùng Nguyên Ngọc hoạt động rất hăng hái, hô hào văn nghệ sĩ nói thẳng nói thật. 
Ngưng trích 
Đọc qua đoạn hồi ký thượng dẫn chắc chúng ta có thể thấy rõ phong trào đổi mới toàn diện do Đảng Cộng Sản chính thức phát động, khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986. 
Hải ngoại thời gian đó Việt Cộng còn đang bị Hoa Kỳ cấm vận nên không có tòa đại sứ ở Hoa Kỳ để tuyên truyền. Mọi việc hoàn toàn trông cậy vào những nhóm tình báo chiến lược phái khiển thi hành. 
Nhật Tiến đã trở thành nhân vật tiên phong, núp dưới “bình phong hòa hợp, chiêu bài hòa giải" phát động chiến dịch quyết tâm làm theo lời kêu gọi Đổi Mới của đảng cộng sản Việt Nam bất kể sự khuyên can, phê phán của đại khối người Việt Tỵ Nạn và một số người cầm bút quốc gia không chấp nhận thỏa hiệp vô điều kiện với cộng sản.
Nhật Tiến hành động, ăn nói như kẻ phát cuồng vì viễn tượng huy hoàng sáng lạn của sự nghiệp tương lai. 
Tất nhiên chúng ta rất khó có bằng chứng đề quyết đương sự là một cán bộ phái khiển. Như ngày xưa có ai dám bảo Phạm Xuân Ẩn là điệp viên chiến lược của Việt Cộng.Tuy nhiên khách quan nhận xét thì hoạt động, lời ăn, tiếng nói  của Nhật Tiến đáng ngờ vực vì rất đồng bộ với những gì đang diễn ra ở Việt Nam cùng thời đoạn.
Vai trò chủ xướng “hòa hợp hòa giải” của Nhật Tiến ở hải ngoại chẳng khác gì tổng bí thư đổi mới Nguyễn văn Linh ở quốc nội. Trong ứng ngoài hợp rất nhịp nhàng đúng theo tinh thần Đại Hội VI.
Thời Việt Nam Cộng Hòa chúng ta có chính thể, có luật pháp, hiến pháp có quân đội, lực lượng bảo vệ an ninh, có nhà tù để tống giam, xét xử, trừng trị  những tên cộng sản nằm vùng khi chúng bị phát giác. Nghi ngờ thì có cơ quan an ninh theo dõi để ngăn chặn. Ở đất nước tạm dung, Người Việt Tỵ Nạn chỉ có lòng căm hận và nguyền rủa những kẻ trở cờ, phản bội đó là cái ngưỡng không thể vượt qua. Tuy nhiên chúng ta cần phải tìm tòi, phải suy nghĩ để chứng minh những điều chúng ta cảm nhận từ những hành động, ngôn từ bất bình thường của những gã hoạt đầu ngõ hầu đi tới việc vạch rõ Lằn Ranh Quốc Cộng để phân minh sự khác biệt về tư tưởng.
Nhật Tiến quả là kẻ đã đánh mất nhân phẩm khi buông ra những lời chỉ trích người tỵ nạn, người cầm bút tỵ nạn sắt son gìn giữ tinh thần chống cộng, không đồng tình với hành động hèn hạ, vô liêm sỉ trở cờ, quay giáo của ông ta là những người có “đầu đông đá”.
Nhật Tiến là một gã mù lòa trí tuệ khi không thấy rằng bản thăn hắn và bầy đàn a dua ủng hộ hắn chỉ là một thiểu số quá nhỏ bé trong khối người đông đảo oán hận cộng sản ở Hoa Kỳ, ở hải ngoại. Tổng cộng bọn người có tên trong tuyển tập là 27 nhưng vẫn có những kẻ bị “bắt cóc bỏ đĩa”.
Đám người này không nghĩa lý gì trong cái biển người mênh mông thù hận quanh chúng. Nhật Tiến và đồng bọn làm lợi cho Việt Cộng tất nhiên người quốc gia khinh bỉ tẩy chay chúng nhưng ngay cả bọn Việt Cộng cũng không chấp nhận chúng. Bọn Việt Cộng chỉ ban ơn cho những kẻ thừa hành mẫn cán nhưng ngay cả sự ban ơn đó cũng mau chóng biến mất khi kẻ đó không còn tác dụng. 
Ở Việt Nam màn kịch đổi mới mau chóng mất thiêng mời độc giả đọc tiếp một đoạn hồi ký. 
Trích (Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm):   
Nhưng chẳng bao lâu, thế cờ bị lật ngược. Nguyên Ngọc mất chức Tổng biên tập báo Văn nghệ. Nguyễn Khải thấy động, lặn biến vào Nam. Tố Hữu nắm lại lá cờ Văn nghệ. Trần Độ mất chức (1989). Tố Hữu phê phán bản Đề cương văn hoá văn nghệ của Nguyên Ngọc ở hội nghị nhà văn đảng viên. Nguyễn Đình Thi trở lại cùng với cánh bảo thủ chuẩn bị Đại hội nhà văn lần thứ IV. Cánh đổi mới bị đánh dồn dập: Lê Ngọc Trà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đăng Mạnh, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Văn Tâm, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bị tước giải thưởng. Hội đồng chung khảo phải viết bài sám hối (riêng Nguyên Ngọc và Lê Ngọc Trà không chịu).
Bọn bảo thủ và cơ hội chủ nghĩa nổi lên, ngày càng làm mưa làm gió. Trong Nam có Chế Lan Viên, Bảo Định Giang, Anh Đức, Vũ Hạnh, Diệp Minh Tuyền, Mai Quốc Liên, Trần Thanh Đạm, Hoàng Nhân, Phạm Tường Hạnh, Trần Trọng Đăng Đàn… Ngoài Bắc có Hà Xuân Trường, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Đông Hoài, Hồ Phương, Bùi Đình Thi, đám Văn nghệ quân đội, Thành Duy, Lưu Trọng Lư, Nông Quốc Chấn, Hoàng Xuân Nhị, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phương Lựu, Nguyễn Văn Lưu, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hữu Thỉnh, Hồng Diệu… Cánh này rất có thế lực vì đằng sau có Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Bình, Trần Trọng Tân… Nguyễn Văn Linh giờ lại xoay ra chửi Dương Thu Hương và Nguyễn Khắc Viện.
Vào cuối những năm 80, hai lực lượng cấp tiến và bảo thủ, cơ hội, từ chỗ tương đương về thế và lực, chuyển dần đến chỗ cánh bảo thủ hầu như làm chủ trận địa. Lãnh đạo về sau dùng cả đến bọn lưu manh, đầu gấu trong văn nghệ như Nguyễn Văn Lưu, Trần Mạnh Hảo…Vì những lẽ đó, từ cuối những năm 80, đặc biệt là từ đầu những năm 90, tình hình văn học xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, nhất là về lý luận, phê bình. 
Ngưng trích 
Người mà Nhật Tiến kính trọng, ái mộ nhất chúng ta thấy rõ là Nguyên Ngọc vì nếu không kính quý hay căm ghét không ai đi chọn để viết về một con người. Nguyên Ngọc, là chủ tịch Chi Hội Văn Nghệ Giải Phóng miền Nam Trung Bộ, phụ trách báo Văn Nghệ Quân Giải Phóng Khu 5, ông ta có những bút hiệu  khác như Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim. Sau 1975, ông ra Hà nội, công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, rồi phụ trách Ban Thường Vụ Hội Nhà Văn V.N trong cương vị Bí thư Đảng Đoàn. Nhật Tiến xem Nguyên Ngọc như một bậc tôn sư dẫn đường chỉ lối trong bài viết ”Nhà văn Nguyên Ngọc : những suy nghĩ và hành động trong cao trào văn nghệ phản kháng” đều trích dẫn từ bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở Hội Nghị Đảng Viên bàn về sáng tác văn học “. Tháng 6/1979.
Chúng tôi tin rằng Nhật Tiến đã có bản đề dẫn này trước khi xuống tàu vượt biển tháng 10/1979. Lòng ái mộ, tin tưởng của Nhật Tiến đi đến mức sùng bái khi năm 1986 diễn biến về mặt văn học, văn nghệ ở Việt Nam xảy ra phù hợp với những suy nghĩ Nguyên Ngọc đã viết.
Nhưng “Đổi Mới” đến ba năm là đã đủ xoa dịu những bất mãn của quân chúng trong mọi mặt để cứu Đảng và Nhà Nước, đủ để cho “cỏ dại và rắn độc chống lại chủ nghĩa cộng sản bò ra hết để diệt hết một lần”. Đảng Cộng Sản đã tìm ra biện pháp điều tiết phản kháng và mâu thuẫn nội tại nhằm duy trì sự độc tài, độc đảng của họ để tồn tại.. Đó là lý do chính khiến Nguyên Ngọc  bị cách chức vào ngày 2-12-1988.
Dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản số phận của dân tộc Việt Nam là số ba đào nên không gì đúng hơn khi mượn  lời của bậc tiền bối Nguyễn Du:
“ Chém cha cái số ba đào.
Cởi ra rồi lại thắt vào như chơi” 
Tết Canh Ngọ ra ngày 13-1-1990, nhà văn Nguyên Ngọc đã thổ lộ:
“Những năm gần đây, tôi thấy viết càng khó hơn. Lần này thì có lẽ không phải chỉ vì “tính trời”; tôi thấy cần tìm cho mình một tiếng nói khác, một ngôn ngữ nghệ thuật khác. Quanh tôi, và trong tôi đã có biết bao thay đổi không nhỏ, không giản đơn. Phải viết khác. Mà đối với người cầm bút đã có nghề đôi chút, thì có lẽ không có gì khó hơn là viết được khác đi. Đó là “thay máu” như anh Nguyễn Minh Châu từng nói.
Thay vì nhận thấy sai lầm của bản thân để ăn năn , hối ngộ. Nhật Tiến còn ngoan cố buông ra những lời lẽ ngu đần, dốt nát cực kỳ khi lập lại ý kiến chỉ đạo của Nguyên Ngọc như sau:
“Quả là quanh con người và trong con người của mỗi nhà văn đã có biết bao nhiêu thay đổi không nhỏ, không đơn giản. Khát vọng về một đời sống tốt đẹp hơn, về một sinh hoạt xã hội có đầy đủ tự do dân chủ đã như một cao trào không thể ngăn cản được của con người đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới. Nhà văn Việt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không nhìn thấy khuynh hướng đó và không thể không “thay máu” để chia xẻ nhịp tim đập chan hoà niềm tin mới về một vận hội mới của tương lai dân tộc. Niềm tin đó, không chỉ là mối ấp ủ riêng tư của Nguyên Ngọc hay những nhà văn, nhà thơ trong phong trào văn chương đổi mới ở quê nhà, mà hẳn còn là những ước mơ của toàn thể người Việt Nam vẫn từng thiết tha đến tiền đồ của dân tộc.” Trích Nhật Tiến : “Nhà văn Nguyên Ngọc : những suy nghĩ và hành động trong cao trào văn nghệ phản kháng” tháng 4 năm 1990. 
Nguyên Ngọc trích hai chữ “thay máu” của Nguyễn Minh Châu trong cái tâm thế của một bút nô cộng sản cảm thấy hương vị quyến rũ của tự do nên muốn tẩy sạch máu dơ, máu nhiễm trùng đại dịch cộng sản để được viết như con chim tự do phóng khoáng bay cao trong bầu trời mênh mông, bao la, bát ngát. 
Nhật Tiến gã học trò ngu dốt, đần độn của Nguyên Ngọc trở thành con vẹt lập lại hai chữ “thay máu” qua sự truyền đạt từ sư phụ hắn học được của Nguyễn Minh Châu đã biến những nhà văn tự do của dân tộc Việt Nam ở mảnh đất quốc gia bị cộng sản chiếm đoạt trở thành những con người cần phải thay dòng máu dũng cảm sẵn sàng chết cho quyền tự do phát biểu, sáng tạo như Nguyễn Mạnh Côn, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tú bằng dòng máu nô lệ, hèn hạ, đê mạt của bọn bút nô Việt Cộng. Nhật Tiến quả xứng đáng là nhà văn của nhi đồng khi không nhận thấy giữa hai người đối nghịch, đem chữ nghĩa của người này sử dụng đặt vào một  người khác lập tức biến đổi kết quả từ tốt thành xấu, ngược lại hoàn toàn. 
Lời lẽ phát đi từ cửa miệng Nhật Tiến đồng tình với những bút nô Việt Cộng cho thấy Nhật Tiến thân ở miền Nam từ năm 1954 nhưng tâm thì như Huyền Trân ở kinh đô của Chàm nhưng vẫn nhớ về Thăng Long. Nhật Tiến trở cờ quá sớm từ những năm đầu 1980 nhưng việc hoàn toàn lột xác "thay máu" để  đứng về phía đối lập với người quốc gia khiến chúng tôi tự hỏi Nhật Tiến đã "thay máu" từ bao giờ?
III-NHẬT TIẾN VỚI CHIÊU BÀI HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC.
Hòa giải hòa hợp dân tộc là một chiêu bài Hồ Chí Minh đưa ra từ thời kỳ hậu thế chiến II ở Việt Nam, khi quân đội Nhật đầu hàng Đồng Minh năm 1945, đảng cộng sản D9o6ng Dương đã nhanh tay “cướp chính quyền”  vào ngày 19/8/1945 ngay sau đó ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh lãnh tụ CSVN đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quãng trường Ba Đình và thành lập chính phủ Việt Nam DânChủ Cộng Hòa với mưu toan độc quyền cai trị đất nước nhưng các cường quốc trong lực lượng Đồng Minh không thừa nhận chính phủ này. Họ vẫn tiến hành giải pháp do tối hậu thư Potsdam đưa ra ngày 26-7-1945, theo đó việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương ở bắc vĩ tuyến 16 do quân đội Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) phụ trách và ở nam vĩ tuyến 16 do quân Anh phụ trách.  
Theo tối hậu thư Potsdam, 200,000 quân Trung Hoa vào Việt Nam giữa tháng 9-1945. Ở  miền Nam, quân Anh đến Sài Gòn do tướng Douglas Gracey chỉ huy, vào đầu tháng 10-1945, nhờ sự giúp đỡ của người Anh, quân Pháp do tướng Leclerc cầm đầu đổ bộ khá đông ở Nam Kỳ. Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ nam ra bắc, dự tính tái chiếm toàn bộ Đông Dương. Cùng giai đoạn đó các lãnh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, quyết liệt chống đối Hồ Chí Minh và mặt trận VM. Khi Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách cùng với Tiêu Văn, từ Quảng Châu về Việt Nam,  liên lạc và hội họp với Jean Sainteny, đại diện Pháp ở Bắc Kỳ ngày 12-10 và 15-10-1945 tại Hà Nội, để thảo luận về tương lai chính trị Bắc Kỳ. Trước tình hình đó, ngày 23-10-1945, Hồ Chí Minh liền mời Nguyễn Hải Thần họp tay đôi giữa hai bên, và ký thỏa thuận hợp tác giữa VM và Việt Cách. Trong khi đó, Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ VNQDĐ  đến ngày 6-11-1945, mới về tới Hà Nội.
Ngày 8-11-1945 Nguyễn Hải Thần đòi thành lập một chính phủ liên hiệp phù hợp với ý muốn của các tướng lãnh Trung Hoa vì trước khi Lư Hán qua Việt Nam, Hoa Kỳ gây ảnh hưởng để Tưởng Giới Thạch bắt tay với Mao Trạch Đông. (T.E. Vadney, The World Since 1945, London: Penguin Books, 1987, tr. 121.) Ngày 14-8-1945, chính phủ Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước thân hữu với Liên Xô. (Trevor N. Dupuy, Curt Johnson và David L. Bongard, The Harper Encyclopedia of Military History, New York: HarperCollins, 1993, tr. 1423.) Do đó, chính phủ và các tướng lãnh Trung Hoa, vừa ủng hộ các nhà lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, vừa muốn Việt Nam theo công thức quốc cộng liên hiệp như Trung Hoa, nên họ áp lực cả hai phía ngồi lại với nhau. Các tướng lãnh Trung Hoa còn muốn giải quyết cho xong vấn đề Việt Nam để rút quân về ứng phó với tình hình Trung Hoa.
Để gây lòng tin nơi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là các tướng lãnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng đang có mặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-xít do Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) làm tổng thư ký. Lúc đó, VM chỉ có khoảng từ 2,000 đến 5,000 đảng viên Cộng sản, lực lượng còn non yếu nên Hồ Chí Minh đã chủ trương dùng “trì hoãn kế” để đối phó với Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách).
Phía lãnh tụ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà trí thức yêu nước không phải là không biết về lai lịch Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngờ đối với VM cộng sản. Tuy nhiên, các đảng phái quốc gia ở thế chẳng đặng đừng, phải gia nhập chính phủ liên hiệp, vì đã chậm chân để cho VM chiếm được chính quyền trước; nay muốn tranh đấu giành lại chính quyền khỏi tay VM, thì phải chấp nhận ngồi lại tranh đấu chính trị. Theo thỏa thuận ngày 24 tháng 12 năm 1945 giữa Việt Minh và hai đảng này, trong đó Việt Cộng tự nguyện biếu tặng 70 ghế đại biểu quốc hội năm 1946 cho hai đảng, không qua bầu cử. Thái độ của VM tỏ ra hòa hoãn, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết và liên hiệp để cùng nhau chống ngoại xâm nhưng sau lưng họ thực hiện các cuộc khủng bố ngầm, thủ tiêu lẻ tẻ những địch thủ chính trị và đe dọa những ai không theo VM. Kết cuộc thảm hại từ sự ngây thơ của các tiền bối trong Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) trước những thủ đoạn ám toán thâm độc của VM đã đẩy các thành phần quốc gia vào thế bại vong đến nay vẫn chưa gượng dậy nổi.
Lịch sử Việt Nam từ đó đến nay trải qua nhiều biến chuyển người quốc gia mỗi khi nói chuyện với Cộng Sản là nhận thêm một lần thất bại, lần sau đau đớn hơn lần trước. Điều này không có gì là khó hiểu khi người quốc gia sẵn sàng đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lện bản vị tối thượng sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân, đảng phái cho đại cục ngược lại người Cộng Sản đặt quyền lợi của đảng cộng sản lên trên hết, nhân danh chủ thuyết phi nhân không tưởng đấu tranh cho giai cấp, bảo vệ chuyên chính vô sản (giả hiệu) họ sẵn sàng xuống tay bán đứng, chà đạp tất cả từ tình yêu tổ quốc, tình gia đình, tình phụ tử, mẫu tử, tình đồng chí, đồng đội, tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Vì thế đã là người quốc gia phải tự hiểu rằng không người nào, tập thể nào, tổ chức nào hay thế hệ nào được phép đi vào con đường ngu xuẩn nói chuyện ”hòa giải, hòa hợp” với cộng sản để không những chuốc lấy họa hại ô nhục cho bản thân, tổ chức mà còn gieo rắc hậu họa cho xã hội nhân quần tỵ nạn hải ngoại.
Trước 30 – 4- 1975 Hoa Kỳ cứu vớt số người làm thuê ra khỏi Việt Nam, bám đuôi là nhóm lính tráng, văn võ bá quan thuộc triều đình Nguyễn VănThiệu tham sống sợ chết tự ý đào ngũ, đào nhiệm chạy theo Hoa Kỳ bỏ mặc Sài Gòn cho dép râu  chà đạp. Vài năm sau phong trào liều mạng trốn khỏi Việt Nam vì không chịu nổi cuộc sống cơ cực dưới sự cai trị của Việt Cộng đã chạy trốn điên cuồng tới mức có câu:”Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá”.
Chắc chắn Nhật Tiến bước chân xuống tàu tháng 10/1979 cũng không ngoài nguyện vọng như mọi người vượt biển thời đó. Chính Nhật Tiến đã viết ra: Sau 30-4-1975, tôi không có cơ hội đi thoát và đã ở lại Việt Nam.Trong hơn 4 năm trời ròng rã, tôi đã chứng kiến hay đã trải qua khá đầy đủ những hệ lụy của một con người sống trong cái mô hình xã hội do những người Cộng Sản tạo dựng nên. Ðấy là một xã hội hoàn toàn mất tự do, đầy dẫy những bất công phi lý và toàn bộ guồng máy điều hành đất nước đã được đặt trong tay những con người ngu muội, thiển cận, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và sẵn sàng áp đặt mọi thứ luật lệ bất công lên đầu các tầng lớp quần chúng để dễ dàng trấn áp. Cho nên cùng với hàng triệu con người VN khác, tôi đã xuống thuyền đi tìm Tự do !
Nhưng khi nghe lời “bác Nguyễn Văn Linh” kêu gọi giới văn nô cộng sản diễn trò phản kháng, ông Nhật Tiến đã tách khỏi đám đông “hàng triệu con người VN khác“ dùng lại chiêu bài cũ kỹ xóa bỏ hận thù, chủ xướng giao lưu, hòa giải hòa hợp với Việt Cộng (chủ yếu là trong đám học làm văn) hợp xướng với đám bút nô vừa được lệnh dấy lên cao trào đổi mới, cởi mở. Trở mặt miệt thị đám đông hàng triệu người đi tìm tự do như ông trước đó.
 Nếu không phải ra đi do có nhiệm vụ được giao phó thì việc này rất đáng ngạc nhiên vì chỉ sau vài năm ở Hoa Kỳ, ông Nhật Tiến đã thay máu, lột xác một cách thần tốc, nhẹ nhàng như diễn viên hết trò cởi y trang và gỡ bỏ cái mặt nạ “ông Thiện”.  Thành quả “bó thân về với triều đình làm hàng thần lơ láo” ngoài cuốn tuyển tập tai tiếng thất tung, ông Nhật Tiến và Khánh Trường còn dự định đưa về Việt Nam in một cuốn tuyển tập của những “nhà học làm văn” ở hải ngoại (35 người) nhưng rốt cuộc chuyện không thành. Lý do Việt Cộng không cho in, Khánh Trường phải đơn phương xin hủy hợp đồng, tiền đã quyên góp sau phải trả lại cho đám tập viết, háo danh, thiếu liêm sỉ, đói độc giả.
Tại sao chúng tôi lại nặng lời như vậy vì dưới chế độ có tham vọng kiểm soát, khống chế cả tư tưởng con người đừng có ảo tưởng cơ quan kiểm duyệt, cắt xén của Việt Cộng sẽ để lọt qua bất cứ một thông điệp tự do nào đến với đồng bào, người đọc trong nước. Những con người sính văn chương, yêu tự do sáng tạo mà bỗng lên cơn “bệnh dại” tự rủ nhau chui đầu vào để cộng sản rọ mõm thì thật khó mà bảo rằng đó là những người có tri thức.
Cuối cùng Nhật Tiến chỉ được người hải ngoại nhớ tới vì tai tiếng chủ xướng làm “văn chương đầu hàng” gieo được hai cái mầm ung thư Hợp Lưu và Văn Học mà ngày nay những người được sang tay đang cố chữa trị, hay cố duy trì. Chốt lại cả giai đoạn bán mình, vong thân đó chỉ có mình Nhật Tiến được in chung với Nhật Tuấn, người em ở lại miền Bắc một cuốn sách Quê Nhà Quê Người  vào năm 1994.. Nhật Tiến đã không trở về sống ở trong nước để hòa giải, hòa hợp, giao lưu văn hóa với những người cộng sản. Ông ta chỉ mò về hàng năm như để chứng minh những toan tính trước đây là viễn kiến. Thật tội nghiệp khi thứ viễn kiến mù lòa, tráo trở của Nhật Tiến đã bị bóp chết sau một giai đọan ngắn ngủi gần ba năm. Nhật Tiến đã 80, dân gian ta có câu ”ốm tha- già thải”, tuổi của ông ta không đáng để bị kéo trở lại để chỉ trích nếu ông đừng tỏ thái độ hung hăng áp bức người cô thế.
Nếu không vì thái độ vô giáo dục của Michael Bùi con ông ta khiến chúng tôi nghi ngờ phải xem lại những bài viết về Nhật Tiến chắc không còn ai nhìn thấy những sự thật đầy nghi vấn về ông ta và cũng chẳng ai cần vạch trần bản lai diện mục của một con người tráo trở, chủ trương, lĩnh xướng phong trào “văn chương đầu hàng”.
Đọc “Hồi Ký Trong Những Năm Tháng Lưu Đầy Trong NgụcTù Cộng Sản” của Duyên Anh, chúng tôi thấy viết về chuyện bắt bớ các nhà văn miền Nam có đoạn như sau:”Từ 30-4-1975 đến 2-4-1976, cộng sản dành một thời gian khá dài để tiêu diệt ảnh hưởng của các nhà văn Sàigòn, đồng thời, chờ đợi nơi họ một thái độ mới thích nghi với chế độ mới. Cộng sản đã thất vọng. Những người có tiếng tăm, đa số, không thích khước bỏ vinh quang cũ của họ. Họ im lặng.
Chỉ còn bọn cầm bút vớ vẩn, khờ khạo là lăng xăng trong trụ sở Hội Văn Nghệ Giải Phóng để mưu cầu công danh, hi vọng chiếm địa vị của đàn anh đã bị khu trừ khỏi sinh hoạt văn nghệ. Người ta thấy vô số những khuôn mặt “bốn sáu” trên tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng, trên giai phẩm Xuân Tin Sáng với những câu trả lời “phỏng vấn” cộng sản hơn cả cộng sản. Người ta đọc những bài thơ, những truyện ngắn của “nhà văn Sàigòn phản tỉnh”! Có cần thiết phải nêu tên họ ra không nhỉ? Với tôi thì không, mặc dù, trong đám họ, có kẻ vẫn tiêu bạc giả ở Mỹ, ở Pháp, sau khi cộng tác với cộng sản chán chê đến chán chường, họ đã trốn khỏi Sàigòn.
 Đảng chờ đợi nhà văn, nhà thơ Sàigòn đến. Mà nhà văn, nhà thơ Sàigòn thì cứ lơ lơ láo láo đi giữa đời sống mới, bất chấp mọi sự. Bọn này không sĩ quan, không viên chức chế độ cũ, không đảng phải, không tư sản mại bản, không tình báo nên không thể bắt chúng nó đóng 10 ngàn đồng đi trình diện học tập được. Phải tìm cách bắt chúng nó, phải chụp lên đầu chúng nó một cái tội thật …”lô-gích”, không phải là tội nhà văn. Trần Bạch Đằng thảo kế hoạch.”
Trong cuốn hồi ký này tác giả liệt kê một bản danh sách khá đầy đủ các nhà văn miền Nam, từ kẻ còn sống đến người chết. Nhật Tiến không hề được nhắc đến, nhớ tới, việc này có hai khả năng một là Duyên Anh thấy không đáng để nhớ tới, hai là Nhật Tiến nằm trong loại Duyên Anh khinh bỉ. Duyên Anh viết nguyên văn:
Qua danh sách này, trừ những nhà văn, nhà báo di tản trước 30-4-1975, và trừ những nhà văn ngàn đời không chính kiến, người đọc sẽ có 2 câu hỏi:
1. Tại sao một số khuôn mặt văn nghệ sừng sỏ cỡ tác giả “Bão thời đại” không hề bị bắt mà còn được leo lên máy bay … vượt biên?
2. Tại sao một số khuôn mặt văn nghệ có giải thưởng đã không bị bắt mà còn được cộng tác với văn nghệ của chế độ mới? “
Nhật Tiến có lẽ nằm theo nhóm thuộc câu hỏi số 2..
Hon hai mươi lăm năm trước đã có nhiều người chỉ trích, thậm chí rất nặng lời với Nhật Tiến. Cuộc chiến ngôn ngữ giữa đôi bên nặng mùi uế tạp nhưng bất kể hai bên đã sử dụng những thủ pháp nào vẫn chỉ có một sự thật đọng lại là có những thành phần núp bóng quốc gia “trốn đói” đến Hoa Kỳ đã đón gió, trở cờ kêu gọi giao lưu, hòa giải – hòa hợp với bọn bút nô, thợ viết cộng sản ngay khi đảng cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới, cởi mở để tìm biện pháp cứu đảng. Nhật Tiến không hề chối bỏ chủ trương của ông ta qua những lần sắp xếp dàn dựng trò phỏng vấn.
Bà Thụy Khê đã viết :” Trong mười ba năm ở hải ngoại, ông đã chắn mũi chịu sào, mở luồng cho tư tưởng xoá bỏ hận thù, để mọi người – bên này cũng như bên kia – xích lại gần nhau. Và ở thời điểm này – mười bảy năm sau ngày thống nhất đất nước – việc đối thoại giữa người Việt với người Việt vẫn chưa phải là chuyện hiển nhiên – mà còn phải qua nhiều khó khăn, thử thách…
và đặt câu  hỏi như sau :
 “Thụy Khuê: – Anh là người tha thiết, muốn thực hiện giao lưu văn hóa bằng thực chất của vấn đề.  Nghĩa là muốn các tác phẩm viết ở hải ngoại được in ở trong nước và ngược lại những tác phẩm viết trong nước được in ở hải ngoại.  Anh đã làm việc đó với họa sĩ Khánh Trường và một số bạn văn khác. Xin anh kể lại quá trình của công việc ấy.”………….
Trong một cuộc phỏng vấn khác vào năm 1995
Vị Giang cũng đặt ra câu hỏi: Theo tôi được biết thì nhiều người chống đối anh vì anh có chủ trương giao lưu  văn hóa. Thực sự anh quan niệm thế nào về chủ trương đó ?..........
Nhật Tiến trả lời :  Một cách tổng quát, giao lưu văn hóa không có nghĩa là thỏa hiệp với cường quyền hay bạo lực để tiếp tục kéo dài mãi tình trạng bi thảm trên quê hương. Giao lưu văn hóa cũng không phải là là một sự kết hợp bừa bãi giữa tất cả mọi người ai cũng tự cho mình là kẻ cầm bút. Thực chất của sự giao lưu thật ra sẽ không có chỗ cho những ngòi bút vẫn còn tiếp tục ca ngợi bạo lực hay thỏa hiệp với bạo lực. Nó cũng không có chỗ cho những ngòi bút tiếp tục khơi mãi vết thương đau của dân tộc mà không cho thấy một lối thoát nào có thể coi là con đường thích đáng nhất đem lại được sự hàn gắn vết thương mà không phí phạm thời gian. Giao lưu văn hóa do đó là sự chấp nhận cùng là bạn đồng hành của những người làm văn hóa, không phân biệt quá khứ hay điều kiện địa dư, miễn là họ biết cùng nhìn về một hướng trong mục tiêu tối hậu là khôi phục lại được tất cả giá trị nhân bản của con người và những giá trị cổ truyền của dân tộc……..
…….
Câu trả lời của Nhật Tiến cho thấy lập luận của ông ta là một cách ngụy biện quá ấu trĩ. Nhật Tiến cho rằng ông ta và bầy đàn ngu dốt nghe theo ông ta chỉ giao lưu với những người trong “cái gọi là cao trào phản kháng” chứ không thỏa hiệp với cường quyền hay bạo lực. Sự thực những người mà Nhật Tiến sùng bái thiết tha được giao lưu đó vẫn chỉ là những con robots, những con chó canh giữ “nền văn hóa, văn học mang tính đảng, tính giai cấp” vừa mới được cởi xích, tháo rọ mõm để làm công việc theo mệnh lệnh của đảng và nhà nước Cộng Sản để tìm cách cứu đảng. Lý luận của Nhật Tiến chẳng khác gì đứa trẻ muốn vào vườn nhà hàng xóm bị chủ nhà đuổi đi, ra đến ngoài đường thấy một vài con chó của chủ nhà vẫy đuôi sủa khống vội vã cho rằng đã giao lưu được với ..mấy con chó…của chủ nhà.
Thật ra dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đánh mất tình tự dân tộc nên không cần gì phải kêu gọi hòa giải, hòa hợp. Tất cả mọi cuộc chiến tranh chấp vương quyền giữa các giòng họ trong lịch sử sau khi kết thúc không hề lưu lại hận thù trong lòng dân tộc. Thời đại mù quáng vừa qua là cuộc chiến đầu tiên để lại hậu quả tai hại ảnh hưởng đến tương lai phát triển của đất nước vì sự đụng độ giữa chủ thuyết cộng sản phi nhân với chủ nghĩa tam dân bị các thế lực quốc tế giật dây tạo ra những tập đoàn tay sai đắc lực để tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” còn gọi là “chiến tranh ý thức hệ” đến khi kết thúc còn để lại hận thù tư tưởng sâu sắc trong lòng dân tộc.
Muốn lòng người quy về một mối điều quan trọng nhất là phải vận động toàn dân rũ bỏ óc nô lệ vọng ngoại, loại trừ tận gốc những chủ thuyết độc hại nhất là chủ nghĩa cộng sản, giải thể đảng cộng sản trả lại quyền quyết định vận mệnh đất nước cho dân tộc chứ không phải những trò hề nhân danh bừa bãi để thêm một lần hạ nhục những người đã quyết không chấp nhận sống dưới sự cai trị của bọn cộng sản phi nhân. Lịch sử nằm trong giòng chảy của thời gian, con người không thể vượt qua được quy luật đào thải. Bạo quyền cộng sản không thể thoát ra ngoài sự tác động của quy luật và nhân tâm.
Trong thời điểm hiện nay, người Việt tỵ nạn ở hải ngoại hầu như đã về thăm quê hương, bản quán đến hơn 95% . Người Việt ở hải ngoại vẫn sẵn sàng cứu trợ thiên tai, lụt lội, vẫn giúp đỡ  xây dựng trường học, chùa chiền, giáo đường, thánh thất ở Việt Nam, vẫn lưu tâm đến mọi hiện tượng xã hội ở Việt Nam, vẫn lo lắng cho sự tồn vong của dân tộc và tổ quốc Việt Nam những hiện tượng đó cho thấy người Việt ở hải ngoại và quốc nội vẫn hòa hợp trong tình tự dân tộc. Nhưng chắc chắn không người Việt tỵ nạn nào muốn hòa giải , hòa hợp với tập đoàn Mafia độc tài toàn trị hiện nay ngoài một thiểu số cầu lợi.  Điều đó cho thấy những lời kêu gọi hòa giải hòa hợp, giao lưu với Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam do những tên hoạt đầu, phản bội đưa ra chẳng qua chỉ là khẩu hiệu tự ve vuốt, lương tâm để quỳ gối, hôn chân Việt Cộng nhẳm mưu cầu danh lợi hão huyền.

Kim Âu
Jan 7/2017





Comments

Popular posts from this blog