
“Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi!” Cô gái có đôi mắt to dù là mắt một mí lót. Cô nói tiếng Anh thật rõ. Và cô hay cười. Đó là những đặc điểm nơi cô bạn Mi’kmaq của tôi. Dòng dõi của một sắc dân thiểu số ở Canada. Tổ tiên cô định cư ở Bắc Mỹ hàng chục thế kỷ trước khi Canada ra đời.
Vừa mới gặp, chưa kịp mở ra những câu chào hỏi quen thuộc như khỏe không, lâu nay có gì mới lạ không, chương trình học của bạn đến đâu rồi như vẫn thường hỏi, cô đã tíu tít, như người ban phát một tin vui. Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi. Cô lập lại câu vừa nói, như thể sợ tôi không nghe rõ. Dĩ nhiên là tôi nghe rõ. Nghe rõ từng chữ một. Bởi như tôi vừa nói, cô nói tiếng Anh thật rõ. Và không bao giờ nuốt chữ. Tôi qua xứ này chưa lâu, tôi quen cô trong lớp học. Chúng tôi học nghề chuyên viên kỹ thuật máy điện toán. Tôi giỏi toán, cô không giỏi toán được như tôi nhưng lại giỏi lý luận. Chính cái sự giỏi lý luận ấy khiến cô làm thảo chương điện toán tương đối dễ dàng. Buổi sáng, chúng tôi thường gặp nhau ở Starbuck. Gặp vậy thôi, chẳng hẹn hò gì hết. Gặp để nói đủ thứ chuyện bên ly cà phê. Hết chuyện thì đến lớp, hoặc ai về nhà nấy.
“Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi!” Cô lập lại lần thứ ba. Lần này thì tôi phải hỏi lại cho phải đạo. Tôi không muốn làm mất lòng bất kỳ ai, nhất là người ấy lại là cô bạn học thuộc nhóm sắc tộc thiểu số, người mà nếu còn ở trong nước, tôi sẽ gọi là “người các dân tộc.” Nhưng chưa kịp trả lời, cô đã hỏi, “Anh nghe tôi nói không?” “Nghe chứ,” tôi nói vội. “Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi!”
Nhưng ông ấy là ai. Và tại sao lại lấy tượng ông ấy đi. Tôi ngậm đầy thắc mắc trong miệng. Cô gái níu tay áo tôi, “Vào đây, vào đây, tôi kể cho nghe.”
Chúng tôi đưa nhau vào quán cà phê quen thuộc. “Tìm chỗ đi, để tôi mua cà phê.” Cô đẩy tôi về phía có bàn trống. Tôi tần ngần nhưng cô đã nói nhanh, “Hôm nay tới phiên tôi. Nam nữ bình đẳng.” Cô nói, đứng thẳng người. Vai thẳng, ngực đầy, ngẩng cao đầu, nụ cười trên môi. Nụ cười làm lòng tôi chùng xuống. Và trong thoáng giây tôi hình dung một nữ chiến binh Da Đỏ trên lưng ngựa, tay trái cầm chắc cây cung, tay phải tra mũi tên vào dây cung, mắt nhìn thẳng phía trước, trong khi con chiến mã phóng nước đại về phía những bóng người đang tuông chạy mịt mù trong cát bụi phía trước.
“Ngồi đó đi,” cô nói, kèm theo câu dặn dò quen thuộc, “Don’t talk to stranger.”
Tôi ngồi ngoan trên ghế. Nỗi hân hoan lao xao trong lồng ngực. Cô bạn học vui tính. Cô bạn học hiếm hoi của tôi ở quê hương thứ hai. Buổi sáng, trời lạnh buốt. Mới là đầu tháng Hai. Hôm qua con groundhog chần chừ ngoài cửa hang, không biết nên đi ra hay thụt lại vào hang. Như vậy mùa đông có thể còn dài.
Cô bạn ra tới. Hai ly cà phê trong tay. Cuối cùng thì cũng phải đem tượng ông ấy đi. Cô nói khi đặt ly cà phê xuống bàn. Tôi vòng những ngón tay quanh ly cà phê. Hơi nóng luồn vào da thịt. Cái ấm áp dễ chịu. Ông ấy là ai, tôi hỏi. Cô nhìn tôi, mỉm cười. Tôi đã nói với bạn tôi là dân thiểu số rồi phải không. Tôi gật đầu. Tôi cũng nói với bạn rằng tôi là gốc Mi’kmaq phải không. Tôi lại gật đầu, thầm nghĩ thiểu số hay đa số, Mi’kmaq hay không Mi’kmaq tôi cũng thấy cô dễ thương và đáng mến.
Nhưng tôi không nói ra điều đó.
Ông bà, tổ tiên tôi thường quây quần ở khu vực mấy tỉnh vùng duyên hải. Nova Scotia, New Brunswick và New Foundland, anh biết mà. Cô kể. Tôi gật đầu. Dù tôi biết mình không biết điều đó. Quen cô hơn một năm trời tôi vẫn không tìm hiểu xem nguồn gốc tổ tiên cô ở đâu. Bởi cả cô lẫn tôi đều là công dân Canada. Biết vậy là quá đủ rồi.
Nóng lòng muốn biết “ông ấy” là ai. Nhưng tôi không dám ngắt lời cô bạn. Thân nhau hơn một năm trời tôi biết tính cô không thích bị ngắt lời. Cô có dòng máu warrior. Cô có những ngón tay cầm cương chiến mã và cầm cung, bắn những mũi tên chết người. Dù ngón tay thon gọn của cô gái thành thị với cái nhẫn bạc ở ngón út không có dấu vết gì của những cuộc giao tranh máu lửa.
Nghe đây nhé, cô nói. Hai anh em ruột phải bỏ bộ lạc để trốn vào rừng. Họ trốn trong tuyết lạnh như cái lạnh mà mình phải chịu mấy hôm nay. Tại sao phải trốn chạy? Họ là tội phạm hay sao mà phải trốn chạy, tôi ngắt lời cô. Đừng nói bậy, cô nói. Họ là người Mi’kmaq. Đơn giản vậy thôi. Trong lúc bị săn đuổi, người em hụt chân ngã xuống vực sâu và bị gẫy chân. Trong khi đó bọn lính săn đuổi theo sát họ. Người em gẫy chân nên không chạy được. Bọn lính tới gần, người anh chạy ra ngoài để đánh lạc hướng. Bọn lính bắt người anh đem về.
Còn người em thì sao? Tôi hỏi. Bọn lính bắt được người anh, nghĩ rằng chỉ có một người, nên đem người anh về nộp lấy tiền thưởng. Nhờ vậy mà người em sống sót.
Người anh là ai. Người em là ai. Bọn lính nào. Tiền thưởng gì. Một loạt câu hỏi xếp hàng trong đầu tôi và chỉ chực tuông ra ngoài cửa miệng, nhưng tôi cố kiên nhẫn chờ. Cô bạn tôi không thích bị ngắt lời. Quen và thân nhau hơn một năm trời, tôi hiểu rõ tính cô bạn duy nhất của tôi ở quê hương thứ hai này.
Bọn lính bắt người anh về lấy tiền thưởng. Người anh bị giết. Người em sống sót.
Người anh là ai, tôi buột miệng hỏi.
Cô bạn nhìn sâu vào mắt tôi. Cô không trả lời câu hỏi của tôi. Cô chậm rãi, Người em sống sót. Người em là cha của ông cố nội của tôi. Hiểu không? Nếu ông không sống sót thì đâu có tôi ngày hôm nay.
Hồi đó người Mi’kmaq bị dằng co giữa hai phía. Anh quốc một bên, Pháp quốc một bên. Lúc ấy người da trắng mới đến Bắc Mỹ. Người Mi’kmaq ở giữa. Anh với Pháp đánh nhau. Pháp yếu thế dần, người Anh muốn người Mi’kmaq vào sống trong những khu riêng biệt. Chiến tranh xảy ra, và “Ông ấy” ra lệnh thưởng tiền cho những ai bắt được hoặc giết được người Mi’kmaq. Vì vậy, hai anh em ấy phải trốn chạy.
Tôi ngồi thừ người ra nghe câu chuyện lạ lùng. Nếu ông em ấy không sống sót thì hôm nay anh đi uống cà phê một mình, hiểu chưa? Và anh biết “Ông ấy” là ai không? Cô hỏi. Tôi lắc đầu. Cô nhìn vào mắt tôi, Ông ấy là Robert Cornwallis, người sáng lập ra thành phố Halifax. Ông ấy là người ra giải thưởng tiền mặt cho ai giết được một người Mi’kmaq. Sắc lệnh Scalping Proclamation.
Tôi hình dung cô bạn trốn chạy ngày đêm trong rừng, lạc giữa bầy thú hoang, để tìm đường sống. Và bỗng dưng tôi thấy thương cô biết chừng nào. Tôi muốn nhoài người tới ôm lấy cô, nhưng tôi ngần ngại, và tôi chỉ đặt bàn tay mình lên tay cô, như một chia sẻ dịu dàng.
Người ta dựng tượng ông ấy ở công viên Halifax. Cô nói tiếp. Nơi người Mi’kmaq sinh sống từ những năm xưa. Mới đây, chiều 31 tháng 01, 2018, Hội Đồng thành phố đã quyết định dời bức tượng ấy đi. Cô uống một ngụm cà phê, nheo mắt thưởng thức cái vị đăng đắng, ngòn ngọt của cà phê mocha, thức uống mà cô ưa thích.
Okay, đó là chuyện của tôi. Bây giờ tới phiên anh. Anh có chuyện gì kể không? Cô nhìn tôi chờ đợi. Con mắt một mí lót khiến cô có nhiều nét Á châu. Người ngoài nhìn hai chúng tôi, sẽ tưởng đây là một đôi bạn đến từ Việt Nam xa lơ xa lắc.
Tôi ngập ngừng kể. Chuyện của tôi thì chán ngấy. Đất nước tôi nhỏ bé nhưng có tới 400 tượng đài, trong đó có 132 pho tượng của “Ông ấy”. Đàn em của ông ấy dự tính đến năm 2030 sẽ có thêm 58 tượng nữa của “Ông ấy”. Và “Ông ấy” của nước Việt Cộng thì ác nghiệt gấp ngàn lần “Ông ấy” của cô. Để tôi kể cho cô nghe nhé.
Chuyện kể rằng buổi đầu Ông ấy xuống tàu, “tìm đường cứu nước”. Nhưng “Ông ấy” lại đem về thứ độc tố đáng sợ nhất thế kỷ, thứ độc dược khiến con người không còn là con người. Ông ấy và băng đảng bịt mũi, bóp miệng bắt mấy mươi triệu con người uống. Ông ấy nhốt một nửa đất nước trong cái hộp chủ nghĩa, ông ấy buộc người cáo buộc người, ông ấy giết hàng loạt những con người chỉ biết một lòng với luống đất, mảnh vườn. Ông ấy xỏ dây xuyên qua lòng bàn tay, dẫn độ từng đoàn người tới những hố chôn tập thể. Ông ấy chôn sống người dân, ông ấy chặt đầu, mổ ruột dân ông ấy, ông ấy ném lựu đạn vào đám đông, pháo kích vào trường học, ông ấy làm đủ thứ chuyện. Và khi gom được toàn bộ đất nước trong tay, băng đảng của ông ấy làm việc có lớp lang để đặt cả một đất nước dưới bàn tay thống trị của ngoại bang.
Và tượng “Ông ấy” mọc lên khắp nơi trên đất nước hình chữ S bên kia bờ đại dương.
Tôi nói một thôi một hồi, nói như mê dại. Cô bạn nhìn tôi đăm đăm, Are you okay?
Vâng. Tôi có sao đâu. Tôi chỉ tiếc không tài nào kể hết những điều ông ấy và băng đảng ông ấy đã và đang làm.
Is he the guy who’s known as Uncle Ho? Cô hỏi tôi. Nguyên văn câu hỏi của cô như thế. Tôi gật đầu. Đúng rồi, tôi trả lời. Và cái đất nước tôi đang kể đến là Việt Nam, một nước nghèo mạt rệp nhưng con số tượng đài lại chiếm hàng kỷ lục. Bây giờ “Ông ấy” đi rồi nhưng tượng đài ông ấy vẫn mọc lên như nấm dại.
Chẳng biết đến bao giờ người ta mới dời (những) tượng của “Ông ấy” đi.
Cô bạn cười. Hàng trăm pho tượng biết chừng nào mới dời đi hết được. Tượng của ông Cornwallis dời đi là nhờ chính sách hòa giải của chính phủ Canada. Chờ chút nhé. Cô nói và đứng dậy đi về phía quầy hàng, lấy tờ báo. Đem về bàn, cô lật qua lật lại rồi dừng ở trang tin tức. Cô gấp tờ báo lại, chỉ cho tôi xem tấm hình. Pho tượng cao lớn. Những dây chằng đai chung quanh. Pho tượng treo lửng lơ ở đầu cần trục. Chào ông Cornwallis nhé. Ông vào kho an nghỉ đi!
Tôi còn muốn kể cho cô bạn nghe câu nói của cái gã Cẩm Ngọc Minh, Chủ tịch ủy ban Nhân Dân tỉnh Sơn La ở phía Bắc nước tôi rằng, “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”, nhưng tôi chán. Chính tôi còn chán chuyện người mình thì nói gì người ngoài như cô bạn tôi.
Và để đổi đề tài, tôi kể cho cô nghe một chuyện vui về hai anh công an (một nước Cộng Sản) đi tuần trên đường phố, qua một pho tượng, hai anh quay qua nhìn nhau, đến một ngã tư, lại một pho tượng, hai anh lại quay qua nhìn nhau. Đến pho tượng thứ năm thì anh thứ nhất hết chịu nổi, buột miệng hỏi, “Đồng chí nghĩ gì?” Không muốn tiết lộ điều mình nghĩ, anh kia trả lời, “Tôi cũng nghĩ như đồng chí vậy.” Anh thứ nhất trợn mắt, “Thế thì tôi phải bắt đồng chí!”
Cô bạn cười vang. Tôi yêu tiếng cười trong trẻo ấy. Những người chung quanh quay qua nhìn chúng tôi. Dứt tràng cưới, cô bạn tôi nghiêm trang kết luận, “Lịch sử không thể bẻ cong hay che giấu. Và những pho tượng như tượng ông Cornwallis chỉ nên dành cho chúng một chỗ trong viện bảo tàng.”
Tôi nhìn cô, mến phục. Một hậu duệ đúng nghĩa của những thổ dân (xin phép được dùng hai chữ quen thuộc) Da Đỏ, một thời dọc ngang trên thảo nguyên và núi rừng Bắc Mỹ.
Và tôi nghĩ Canada thì cần viện bảo tàng cho những pho tượng gây tranh cãi, nhưng Việt Nam thì chẳng cần xây thêm những viện bảo tàng, mà rất cần những bãi phế thải cho những pho tượng vô tích sự.
Khúc An
Vừa mới gặp, chưa kịp mở ra những câu chào hỏi quen thuộc như khỏe không, lâu nay có gì mới lạ không, chương trình học của bạn đến đâu rồi như vẫn thường hỏi, cô đã tíu tít, như người ban phát một tin vui. Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi. Cô lập lại câu vừa nói, như thể sợ tôi không nghe rõ. Dĩ nhiên là tôi nghe rõ. Nghe rõ từng chữ một. Bởi như tôi vừa nói, cô nói tiếng Anh thật rõ. Và không bao giờ nuốt chữ. Tôi qua xứ này chưa lâu, tôi quen cô trong lớp học. Chúng tôi học nghề chuyên viên kỹ thuật máy điện toán. Tôi giỏi toán, cô không giỏi toán được như tôi nhưng lại giỏi lý luận. Chính cái sự giỏi lý luận ấy khiến cô làm thảo chương điện toán tương đối dễ dàng. Buổi sáng, chúng tôi thường gặp nhau ở Starbuck. Gặp vậy thôi, chẳng hẹn hò gì hết. Gặp để nói đủ thứ chuyện bên ly cà phê. Hết chuyện thì đến lớp, hoặc ai về nhà nấy.
“Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi!” Cô lập lại lần thứ ba. Lần này thì tôi phải hỏi lại cho phải đạo. Tôi không muốn làm mất lòng bất kỳ ai, nhất là người ấy lại là cô bạn học thuộc nhóm sắc tộc thiểu số, người mà nếu còn ở trong nước, tôi sẽ gọi là “người các dân tộc.” Nhưng chưa kịp trả lời, cô đã hỏi, “Anh nghe tôi nói không?” “Nghe chứ,” tôi nói vội. “Người ta lấy tượng ông ấy đi rồi!”
Nhưng ông ấy là ai. Và tại sao lại lấy tượng ông ấy đi. Tôi ngậm đầy thắc mắc trong miệng. Cô gái níu tay áo tôi, “Vào đây, vào đây, tôi kể cho nghe.”
Chúng tôi đưa nhau vào quán cà phê quen thuộc. “Tìm chỗ đi, để tôi mua cà phê.” Cô đẩy tôi về phía có bàn trống. Tôi tần ngần nhưng cô đã nói nhanh, “Hôm nay tới phiên tôi. Nam nữ bình đẳng.” Cô nói, đứng thẳng người. Vai thẳng, ngực đầy, ngẩng cao đầu, nụ cười trên môi. Nụ cười làm lòng tôi chùng xuống. Và trong thoáng giây tôi hình dung một nữ chiến binh Da Đỏ trên lưng ngựa, tay trái cầm chắc cây cung, tay phải tra mũi tên vào dây cung, mắt nhìn thẳng phía trước, trong khi con chiến mã phóng nước đại về phía những bóng người đang tuông chạy mịt mù trong cát bụi phía trước.
“Ngồi đó đi,” cô nói, kèm theo câu dặn dò quen thuộc, “Don’t talk to stranger.”
Tôi ngồi ngoan trên ghế. Nỗi hân hoan lao xao trong lồng ngực. Cô bạn học vui tính. Cô bạn học hiếm hoi của tôi ở quê hương thứ hai. Buổi sáng, trời lạnh buốt. Mới là đầu tháng Hai. Hôm qua con groundhog chần chừ ngoài cửa hang, không biết nên đi ra hay thụt lại vào hang. Như vậy mùa đông có thể còn dài.
Cô bạn ra tới. Hai ly cà phê trong tay. Cuối cùng thì cũng phải đem tượng ông ấy đi. Cô nói khi đặt ly cà phê xuống bàn. Tôi vòng những ngón tay quanh ly cà phê. Hơi nóng luồn vào da thịt. Cái ấm áp dễ chịu. Ông ấy là ai, tôi hỏi. Cô nhìn tôi, mỉm cười. Tôi đã nói với bạn tôi là dân thiểu số rồi phải không. Tôi gật đầu. Tôi cũng nói với bạn rằng tôi là gốc Mi’kmaq phải không. Tôi lại gật đầu, thầm nghĩ thiểu số hay đa số, Mi’kmaq hay không Mi’kmaq tôi cũng thấy cô dễ thương và đáng mến.
Nhưng tôi không nói ra điều đó.
Ông bà, tổ tiên tôi thường quây quần ở khu vực mấy tỉnh vùng duyên hải. Nova Scotia, New Brunswick và New Foundland, anh biết mà. Cô kể. Tôi gật đầu. Dù tôi biết mình không biết điều đó. Quen cô hơn một năm trời tôi vẫn không tìm hiểu xem nguồn gốc tổ tiên cô ở đâu. Bởi cả cô lẫn tôi đều là công dân Canada. Biết vậy là quá đủ rồi.
Nóng lòng muốn biết “ông ấy” là ai. Nhưng tôi không dám ngắt lời cô bạn. Thân nhau hơn một năm trời tôi biết tính cô không thích bị ngắt lời. Cô có dòng máu warrior. Cô có những ngón tay cầm cương chiến mã và cầm cung, bắn những mũi tên chết người. Dù ngón tay thon gọn của cô gái thành thị với cái nhẫn bạc ở ngón út không có dấu vết gì của những cuộc giao tranh máu lửa.
Nghe đây nhé, cô nói. Hai anh em ruột phải bỏ bộ lạc để trốn vào rừng. Họ trốn trong tuyết lạnh như cái lạnh mà mình phải chịu mấy hôm nay. Tại sao phải trốn chạy? Họ là tội phạm hay sao mà phải trốn chạy, tôi ngắt lời cô. Đừng nói bậy, cô nói. Họ là người Mi’kmaq. Đơn giản vậy thôi. Trong lúc bị săn đuổi, người em hụt chân ngã xuống vực sâu và bị gẫy chân. Trong khi đó bọn lính săn đuổi theo sát họ. Người em gẫy chân nên không chạy được. Bọn lính tới gần, người anh chạy ra ngoài để đánh lạc hướng. Bọn lính bắt người anh đem về.
Còn người em thì sao? Tôi hỏi. Bọn lính bắt được người anh, nghĩ rằng chỉ có một người, nên đem người anh về nộp lấy tiền thưởng. Nhờ vậy mà người em sống sót.
Người anh là ai. Người em là ai. Bọn lính nào. Tiền thưởng gì. Một loạt câu hỏi xếp hàng trong đầu tôi và chỉ chực tuông ra ngoài cửa miệng, nhưng tôi cố kiên nhẫn chờ. Cô bạn tôi không thích bị ngắt lời. Quen và thân nhau hơn một năm trời, tôi hiểu rõ tính cô bạn duy nhất của tôi ở quê hương thứ hai này.
Bọn lính bắt người anh về lấy tiền thưởng. Người anh bị giết. Người em sống sót.
Người anh là ai, tôi buột miệng hỏi.
Cô bạn nhìn sâu vào mắt tôi. Cô không trả lời câu hỏi của tôi. Cô chậm rãi, Người em sống sót. Người em là cha của ông cố nội của tôi. Hiểu không? Nếu ông không sống sót thì đâu có tôi ngày hôm nay.
Hồi đó người Mi’kmaq bị dằng co giữa hai phía. Anh quốc một bên, Pháp quốc một bên. Lúc ấy người da trắng mới đến Bắc Mỹ. Người Mi’kmaq ở giữa. Anh với Pháp đánh nhau. Pháp yếu thế dần, người Anh muốn người Mi’kmaq vào sống trong những khu riêng biệt. Chiến tranh xảy ra, và “Ông ấy” ra lệnh thưởng tiền cho những ai bắt được hoặc giết được người Mi’kmaq. Vì vậy, hai anh em ấy phải trốn chạy.
Tôi ngồi thừ người ra nghe câu chuyện lạ lùng. Nếu ông em ấy không sống sót thì hôm nay anh đi uống cà phê một mình, hiểu chưa? Và anh biết “Ông ấy” là ai không? Cô hỏi. Tôi lắc đầu. Cô nhìn vào mắt tôi, Ông ấy là Robert Cornwallis, người sáng lập ra thành phố Halifax. Ông ấy là người ra giải thưởng tiền mặt cho ai giết được một người Mi’kmaq. Sắc lệnh Scalping Proclamation.
Tôi hình dung cô bạn trốn chạy ngày đêm trong rừng, lạc giữa bầy thú hoang, để tìm đường sống. Và bỗng dưng tôi thấy thương cô biết chừng nào. Tôi muốn nhoài người tới ôm lấy cô, nhưng tôi ngần ngại, và tôi chỉ đặt bàn tay mình lên tay cô, như một chia sẻ dịu dàng.
Người ta dựng tượng ông ấy ở công viên Halifax. Cô nói tiếp. Nơi người Mi’kmaq sinh sống từ những năm xưa. Mới đây, chiều 31 tháng 01, 2018, Hội Đồng thành phố đã quyết định dời bức tượng ấy đi. Cô uống một ngụm cà phê, nheo mắt thưởng thức cái vị đăng đắng, ngòn ngọt của cà phê mocha, thức uống mà cô ưa thích.
Okay, đó là chuyện của tôi. Bây giờ tới phiên anh. Anh có chuyện gì kể không? Cô nhìn tôi chờ đợi. Con mắt một mí lót khiến cô có nhiều nét Á châu. Người ngoài nhìn hai chúng tôi, sẽ tưởng đây là một đôi bạn đến từ Việt Nam xa lơ xa lắc.
Tôi ngập ngừng kể. Chuyện của tôi thì chán ngấy. Đất nước tôi nhỏ bé nhưng có tới 400 tượng đài, trong đó có 132 pho tượng của “Ông ấy”. Đàn em của ông ấy dự tính đến năm 2030 sẽ có thêm 58 tượng nữa của “Ông ấy”. Và “Ông ấy” của nước Việt Cộng thì ác nghiệt gấp ngàn lần “Ông ấy” của cô. Để tôi kể cho cô nghe nhé.
Chuyện kể rằng buổi đầu Ông ấy xuống tàu, “tìm đường cứu nước”. Nhưng “Ông ấy” lại đem về thứ độc tố đáng sợ nhất thế kỷ, thứ độc dược khiến con người không còn là con người. Ông ấy và băng đảng bịt mũi, bóp miệng bắt mấy mươi triệu con người uống. Ông ấy nhốt một nửa đất nước trong cái hộp chủ nghĩa, ông ấy buộc người cáo buộc người, ông ấy giết hàng loạt những con người chỉ biết một lòng với luống đất, mảnh vườn. Ông ấy xỏ dây xuyên qua lòng bàn tay, dẫn độ từng đoàn người tới những hố chôn tập thể. Ông ấy chôn sống người dân, ông ấy chặt đầu, mổ ruột dân ông ấy, ông ấy ném lựu đạn vào đám đông, pháo kích vào trường học, ông ấy làm đủ thứ chuyện. Và khi gom được toàn bộ đất nước trong tay, băng đảng của ông ấy làm việc có lớp lang để đặt cả một đất nước dưới bàn tay thống trị của ngoại bang.
Và tượng “Ông ấy” mọc lên khắp nơi trên đất nước hình chữ S bên kia bờ đại dương.
Tôi nói một thôi một hồi, nói như mê dại. Cô bạn nhìn tôi đăm đăm, Are you okay?
Vâng. Tôi có sao đâu. Tôi chỉ tiếc không tài nào kể hết những điều ông ấy và băng đảng ông ấy đã và đang làm.
Is he the guy who’s known as Uncle Ho? Cô hỏi tôi. Nguyên văn câu hỏi của cô như thế. Tôi gật đầu. Đúng rồi, tôi trả lời. Và cái đất nước tôi đang kể đến là Việt Nam, một nước nghèo mạt rệp nhưng con số tượng đài lại chiếm hàng kỷ lục. Bây giờ “Ông ấy” đi rồi nhưng tượng đài ông ấy vẫn mọc lên như nấm dại.
Chẳng biết đến bao giờ người ta mới dời (những) tượng của “Ông ấy” đi.
Cô bạn cười. Hàng trăm pho tượng biết chừng nào mới dời đi hết được. Tượng của ông Cornwallis dời đi là nhờ chính sách hòa giải của chính phủ Canada. Chờ chút nhé. Cô nói và đứng dậy đi về phía quầy hàng, lấy tờ báo. Đem về bàn, cô lật qua lật lại rồi dừng ở trang tin tức. Cô gấp tờ báo lại, chỉ cho tôi xem tấm hình. Pho tượng cao lớn. Những dây chằng đai chung quanh. Pho tượng treo lửng lơ ở đầu cần trục. Chào ông Cornwallis nhé. Ông vào kho an nghỉ đi!
Tôi còn muốn kể cho cô bạn nghe câu nói của cái gã Cẩm Ngọc Minh, Chủ tịch ủy ban Nhân Dân tỉnh Sơn La ở phía Bắc nước tôi rằng, “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”, nhưng tôi chán. Chính tôi còn chán chuyện người mình thì nói gì người ngoài như cô bạn tôi.
Và để đổi đề tài, tôi kể cho cô nghe một chuyện vui về hai anh công an (một nước Cộng Sản) đi tuần trên đường phố, qua một pho tượng, hai anh quay qua nhìn nhau, đến một ngã tư, lại một pho tượng, hai anh lại quay qua nhìn nhau. Đến pho tượng thứ năm thì anh thứ nhất hết chịu nổi, buột miệng hỏi, “Đồng chí nghĩ gì?” Không muốn tiết lộ điều mình nghĩ, anh kia trả lời, “Tôi cũng nghĩ như đồng chí vậy.” Anh thứ nhất trợn mắt, “Thế thì tôi phải bắt đồng chí!”
Cô bạn cười vang. Tôi yêu tiếng cười trong trẻo ấy. Những người chung quanh quay qua nhìn chúng tôi. Dứt tràng cưới, cô bạn tôi nghiêm trang kết luận, “Lịch sử không thể bẻ cong hay che giấu. Và những pho tượng như tượng ông Cornwallis chỉ nên dành cho chúng một chỗ trong viện bảo tàng.”
Tôi nhìn cô, mến phục. Một hậu duệ đúng nghĩa của những thổ dân (xin phép được dùng hai chữ quen thuộc) Da Đỏ, một thời dọc ngang trên thảo nguyên và núi rừng Bắc Mỹ.
Và tôi nghĩ Canada thì cần viện bảo tàng cho những pho tượng gây tranh cãi, nhưng Việt Nam thì chẳng cần xây thêm những viện bảo tàng, mà rất cần những bãi phế thải cho những pho tượng vô tích sự.
Khúc An
Comments
Post a Comment