Ông Già Noël bị hỏa thiêu

Nguyễn Hoài Vân


Claude Lévy Strauss

Tóm lược một tài liệu của Claude Lévy Strauss, đưa chúng ta vào một cuộc du hành, đến với với th dân Châu Mxa xôi, rồi tr v thời C Đại La Mã, nhận ra những liên h đã chìm vào tiềm thức, giữa ông già Noel với sChết ...

*

Như giữa thời Trung C, ông già Noel hiền hòa của chúng ta đã b giáo quyền công giáo hỏa thiêu trước thềmnhà th Dijon, vào đúng đêm Giáng sinh năm 1951.

S truyền lan nhanh chóng, ngay trước mắt mình, của một tín ngưỡng ph quát, rồi phản ứng chống c, gợi lạiphương cách x phạt tàn bạo thời xa xưa, của cấu trúc xã hội vốn dung chứa nó, là cơ hội hiếm có cho mộtnghiên cứu Nhân văn. Xin tóm lược vài ý chính của một tài liệu viết bởi Claude Lévy Strauss (1).


§§§

Đảo lộn chiến tuyến

Trước hết người ta chứng kiến một s đảo lộn chiến tuyến. Giáo hội Công Giáo, vốn lên án việc tôn th lý tính, nay lại nêu cao ngọn c lý trí, chống lại một tín ngưỡng "vô lý". Đối lại, người duy lý, mặc dù thói quen sẵnsàng tấn công các tín ngưỡng, lần này lại lao vào hết lòng che ch "tín ngưỡng ông già Noel" !

Phải nói là dư luận nói chung không thuận lợi cho giáo quyền Công Giáo. Người ta cho là niềm tin vào ông già Noel rất d thương, không hại gì cho ai, tạo vui thích cho các đa tr, đ lại trong tâm hồn chúng những k niệmđẹp...

Thật ra, khi ch bàn tán quanh việc ông già Noel làm cho các tr em vui thích, người ta lẩn trốn câu hỏi thực s, là : tại sao người lớn lại cần bày ra tín ngưỡng ấy cho con em của mình ?

Kích động ch không sáng tạo

T khi kinh tế tăng trưởng tr lại sau thế chiến, việc mừng l Giáng Sinh  Âu Châu (rồi nhiều vùng đấtkhác) cũng phát triển một cách ngoạn mục. Dưới khía cạnh nào đó, có th nói rằng hiện tượng ấy khởi phát tHoa K, phần lớn bằng một phương cách mà các nhà Nhân Chủng Học biết rõ nơi các xã hội c xưa. Đó là s"lan truyền bằng kích động" (stimulation diffusion). Yếu t du nhập vào một xã hội t nó tạo ra một phản ứngbắt chước, bắng cách khơi dậy những khuynh hướng vốn tiềm tàng trong xã hội ấy (2).

Thật vậy, xã hội hiện đại không sáng tạo mà kích động tr lại những gì đã hiện hữu. Tuy nhiên, l Giáng Sinh (Noel), trong hình thức được thấy ngày nay, không đến t một giai đoạn lịch sử rất xa xưa, mà là kết qu củamột s phát triển đều đặn gần chúng ta hơn, t khi đời sống kinh tế càng ngày càng tốt đẹp. Thí d cây tầmgửi (Gui) hiện dùng trong trang trí Noel, mặc dù đến t các pháp sư Celtes c đại, đã được khơi dậy vào thời Trung C, cây thông "Noel" không h được nói đến trước thế k 17 tại Đức, trước khi du nhập vào Anh Quốc vào thếk 18, và vào Pháp  thế k 19. Riêng nhân vật được dùng đ đem quà đến cho tr em, thì mang những tên gọi và đặc tính khác biệt, tức không có v đến t một nguyên mẫu duy nhất..

Cây Noel

Tuy nhiên, cần tránh né phản ứng moi lên một cách máy móc những gì đã chìm trong cát bụi của lịch s. Người ta có th bảo : nếu không có những tín ngưỡng th cây cối trong thời tiền s, thì người ta đã không bày ra "cây Noel". Thật ra, như đã nói, cây Noel là một phát minh mới m. Nhưng, nói thế không có nghĩa là nó đến t hư không, mà là một tập hợp ba yếu t :
 thời Trung C, người ta đã dùng một gốc củi lớn, đ đ cháy suốt đêm. Nến Noel, với kích thước đ s, cũng mang cùng một công dụng.

- Các trang trí nhà cửa, dinh th, công ốc, bằng cành lá xanh tươi (thông, tầm gửi, houx ...) đã được dùng t thờic La Mã trong l hội cuối năm.

- Trong huyền thoại Hiệp Sĩ Bàn Tròn, một cây thần mầu nhiệm đầy ánh sáng đã được mô t.

Ngày nay, trong hình ảnh cây Noel, chúng ta có s tập hợp : một gốc cây nhiệm màu, mang ánh sáng và lửa ấm, cùng với biểu tượng cây c, thiên nhiên, xanh tốt, đến t quá kh.

Nghi thức khai tâm

Ngược lại, ông già Noel là một phát minh mới m, và mới m hơn nữa là các niềm tin v nhân vật này, như : sống nơi vùng giá tuyết cực bắc Âu Châu, di chuyển bằng xe tuần lộc v.v... Thật ra, tuần lộc không "xuấthiện" một cách tình c. Một s văn kiện thời Phục Hưng tại Anh Quốc cho biết đầu tuần lộc từng được phô bày trong các vũ điệu Noel, trước khi câu chuyện ông già Noel được hình thành.

Tức là những yếu t c xưa đã được phục hồi, tái tạo, những yếu t mới được thêm thắt vào, hòa lẫn với cái cũ, trong một tập hợp nghi thức tôn vinh s Tái Sinh.

Tuy nhiên, vì sao các nghi thức ấy, đặc biệt là các nghi thức quanh ông già Noel, lại đưa đến những xúc cảm cao đ như chúng ta nhận thấy, và những chống đối tương ứng ?

Ông già Noel, theo Claude Lévy Strauss là một v thần, được tôn th bời tr em, ít nhất là trong thời gian cuốinăm, dưới hình thức thư tín, nguyện cầu. Ông ban quà cho những tr ngoan, và b qua những tr hư. Điều khác biệt với những thần linh khác, là niềm tin vào ông già Noel ch hạn chế trong tuổi ấu thơ. Người lớn hoàn toàn không có "đức tin" này, nhưng lại tìm mọi cách đ con em mình vững tin vào v thần mà h biết là không hiện hữu. Tín ngưỡng "ông già Noel", vì thế, phân chia xã hội thành hai loại người : người biết và kẻ không biết. Vì tương lai của tr em là tr thành người lớn, nên, một lúc nào đó "hiểu biết" bí mật kia phải được l ra cho chúng. Đó là cơ chế của nghi thức khai tâm, kết nạp, từng được nghiên cứu trong đa s các xã hội. Ít xã hội nào trong đó cộng đồng nam giới trưởng thành không cô lập tr em, và c ph n, bằng cách gi riêng một s hiểu biết bí mật.

Katchina của th dân châu M

Một thí d :
Th dân Tây Nam Hoa K có tập quán như sau : vào những thời điểm nhất định, một s v thần, mang tên katchina, t Âm Giới xuất hiện, nhảy múa thưởng phạt các tr em. Các v thần này mang trang phục và mặt n đđám thiếu nhi không th nhận ra được h chính là b m chúng. Ông già Noel thuộc v cùng một th loại vớinghi thức này. Với một khác biệt là  Tây Phương ngày nay, các "katchinas d", mang chức năng trừng phạt, vốnthường đi chung với ông già Noel (một loại "ông k" - Pere Fouettard) đều đã biến mất.

Những tập tục tương t duy trì tr em trong s vâng lời và k luật, vì muốn được thưởng và s b phạt, đồng thờihạn chế thời gian trong đó chúng có quyền đòi hỏi một phần thưởng. Tuy nhiên, do đâu mà tr em dành đượcquyền ấy ? Và vì sao người lớn lại phải bày ra một tín ngưỡng phức tạp và tốn kém như thế ? Thay vì ch nhìn thấy một s lừa dối, người ta có th nhận ra một dàn xếp giữa hai thế h.

Các katchina của người Da Đ Pueblo là linh hồn của những đứa tr đã chết đuối trên đường di dân của t tiên h. Tr thành thần nhân, các katchina là biểu tượng của s chết và là bằng chứng của đời sống sau khi chết. Hàng năm các thần nhân này tr lại bắt những đứa tr đem v cõi chết. Th dân Pueblo phải tìm một thỏahiệp đ các katchina  yên nơi âm giới. Đ cho các katchina thấy là người sống vẫn nh đến h, một nghi thứcvới các katchina gi được t chức mỗi năm. Vì sao tr em không được cho biết bí mật v các katchina ? Vì chúng chính là katchina. Các món quà được "cúng" cho chúng, khiến chúng mới là s thật được che giấu bởi s lừa dối, qua một dàn xếp giữa sống và chết.

Sống chết lẫn lộn

Claude Lévy Strauss tin là mọi nghi thức khai tâm, kết nạp, như tín ngưỡng ông già Noel, đều hình thành theo mô thức vừa nói. Tương quan giữa người sống và kẻ chết, biểu hiện bởi nhóm người hiểu biết và nhóm ngườikhông hiểu biết một cách đồng thời, ví như các hình ảnh phản chiếu một cách vô tận trong hai tấm gương đốichiếu nhau. Những món quà mà các tr nh tin là đến t ông già Noel, đến t âm giới, t cõi chết, và b mchúng, khi tặng cho chúng những món quà ấy, lập lại một s hiến dâng còn được thấy trong dịp l Halloween, khi các đứa tr cải trang thành người chết đ được tặng quà. Xin phân tích rõ hơn khía cạnh này :
Phần lớn tư liệu s học và truyền thống dân gian cho rằng ông già Noel là hậu thân của Abbé de Liesse (Cha Hoan Lạc), Abbas Stultorum (Cha Đần Độn), hay Abbé de la Malgouverné, với phiên bản Anh Ng Lord of Misrule (Cha Loạn Tr). Các nhân vật này lại đến t truyền thống l hội Saturnales thời c La Mã. Saturnales là l của vong hồn những người chết do bạo lực, không nơi mai táng, gắn liền với Saturne là v thần ăn thịt các con của mình. Đàng sau Saturne, người ta có th nhận ra bóng dáng của qu Julebok của các dân tộc scandinavia, t âm giới hiện đến tặng quà cho tr nh, của Thánh Nicolas, từng làm cho các đứa tr t cõi chết sống lại, đồng thời cũng ban cho chúng đầy tặng vật, và của các katchina nơi Châu M, những tr em yểu t, đã t b thói quen tr lại trần gian bắt đi những đứa bé khác, đ ch còn gi vai trò thưởng phạt chúng.

L hội tháng chạp

Abbé de Liesse (Cha Hoan Lạc) là một tr nh được bầu làm giám mục dưới s bảo tr của thánh Nicolas, đượcng tr trong ngày 25 tháng 12. Tháng 12 là thời điểm nhiều ý nghĩa trong đ tài của chúng ta : l thánh Nicolas (3) rơi vào ngày 6 tháng 12, trong khi dê qu Jule của dân scandinavia được tôn vinh suốt tháng 12, và một tậpquán bầu các tr em làm giám mục được t chức vào ngày 28 tháng 12. Horace (thi sĩ c La Mã) từng nói đến"tháng chạp phóng đãng" (libertas decembris), được du Tillot viện dẫn, vào thế k XIII, đ gắn liền Noel với lhội Saturnales (4).

T C Đại qua thời Trung C, l hội tháng chạp mang những đặc tính tương đồng. Trước hết là việc trang hoàng nhà cửa, đền đài, với những cây xanh, kế đến là việc trao đổi quà cáp giữa người lớn và tặng quà cho tr em, rồicác cuộc liên hoan, ăn nhu, và sau cùng là s thân thiện giữa người giàu và người nghèo, ch nhân và tôi t.

Chúng ta có th nhận ra trong các l hội này s hòa lẫn của hai sắc thái đối nghịch :
Một mặt, đó là một s hiệp thông : giai cấp, chức quyền, tạm thời được đặt sang một bên, ch t ngồi cùng bàn, thậm chí có khi người ch tr thành k hầu h, nam n trao đổi y phục với nhau ...

Nhưng, đồng thời, tập th xã hội lại b phân ra làm hai : giới tr dành quyền t tr, bầu lên người lãnh đạo, giám mục nhất thời, hay, như  Scotland, "abbot of unreason" (cha điên), rồi lao vào những hành động điên r, rốiloạn. Cho đến thời Phục Hưng, các hành vi này bao gồm không những s báng b phạm thượng, mà c trộmớp, hãm hiếp, giết người. Nhân vật lãnh đạo, Abbé de Liesse (Cha Hoan Lạc) và những hình thức tương đương, đóng vai trò trung gian giữa hai sắc thái đối nghịch vừa nói : hắn được công nhận bởi mọi thành phần, và mang s mạng hạn chế những bạo hành phóng đãng quá l.

Tr em và s chết

Cũng cần nói là vào thời Trung C, tr em không ngoan ngoãn đợi quà Noel hiện lên trong lò sưởi. Chúng cảitrang, họp thành nhóm, đến trước từng nhà, ca hát chúc tụng, và được thưởng bánh ngọt hay trái cây. Điều đáng chú ý là hóa trang và câu hát và của chúng đều gợi lên s chết, như một bài ca x Scotland :
Đứng dậy, các bà, đừng lười biếng
Bán bánh làm được khi còn có th
Ngày sắp đến, khi đã chết
Bánh và thức ăn bán cho ai ? (5)

Các cuộc đi xin của tr em, thật ra, bắt đầu t mùa thu, khi đêm tối lấn trên ánh sáng của ban ngày, được hình dung như đe dọa của s chết trên đời sống. Riêng cho l Noel, thì tr em bắt đầu đi xin quà t khoảng ba tuầntrước, gắn liền tập quán này với l thánh Nicolas, người đã đem những đứa tr t cõi chết tr lại s sống. Sớmhơn nhiều tuần, như đ m đầu các cuộc đi xin của mùa tăm tối, thì có Hallow-Even (Halloween), vào đêm trước L Các Thánh và L Người Chết, khi tr em cải trang thành hồn ma đến quấy nhiễu người lớn, và ch bđi khi được nhận quà hối l.

Mùa tăm tối

Mùa tăm tối, khi đêm dài hơn ngày, chấm dứt vào ngày đông chí, với l Giáng Sinh đánh dấu s chiến thắngca ánh sáng mặt trời trên bóng tối đầy đe dọa (6). Suốt giai đoạn ấy người ta chứng kiến ba hiện tượng :
- s tr v của kẻ chết, đe dọa người sống
- những dàn xếp giữa nhất thời người sống và k chết
- và sau cùng là s chiến thắng của cuộc sống, khi người chết rút lui, với những quà cáp, đ cho người sốngđược yên ổn ... đến cuối năm sau.

Cho tới thế k 19, các nước Công Giáo đặt nặng l Thánh Nicolas, biểu tượng cho một quan h "hài hòa" giữa t và sinh, trong khi các nước Anglo Saxon hướng trọng tâm vào hai ngày l đối nghịch trong tương quan biện chứng, là Halloween (tr em gi làm người chết quấy nhiễu người lớn) và Christmas (người lớn thỏa mãn tr em bằngtặng vật, mừng chiến thắng của s sống). 

Đến đây, giải thích cho những mâu thuẫn trong các đặc tính của l giáng sinh hoàn toàn t l. Sau khi, suốtnhững tháng cuối năm người chết quay v sách nhiễu người sống, đến lúc h phải b đi, thì người sống hoàn toàn có th ăn mừng thắng lợi này, cùng với người chết, đ h có th t biểu l một lần cuối, như phát biểu "to raise hell". Tuy nhiên, ai là người có th đại diện cho người chết ?

Ai đại diện được cho người chết ?

Người chết trong bản chất, là "người khác", với ý nghĩa trọn vẹn nhất. Thật vậy, không ai khác với chúng ta bằng k quá c. Trong cuộc sống, s khác biệt được tìm trong : tr em (7), ph n, người ngoại quốc, k nô l, tức những người không thuộc v cộng đồng ch yếu trong xã hội. Như đã được trình bày  trên, đó là nhữngthành phần được thừa hưởng các phúc lợi trong những cuộc l cuối năm. Nhiều tài liệu, đặc biệt là t các nướcscandinave và slave, cho biết bữa tiệc cuối năm được hiến dâng cho người quá c, và những người đóng vai người quá c là thực khách được mời d tiệc, trong khi tr em đóng vai thiên thần, tức cũng thuộc v thế giớibên kia, thế giới của người chết. Như thế, cuộc l dành cho người chết cũng chính là cuộc l dành cho người"khác", những người khác biệt với mình trong tuổi tác, giai cấp, chủng tộc ...

ởi ấm bằng ảo vọng

Chúng ta đã thấy ông già Noel vừa là hậu thân vừa mang những đặc tính đối nghịch với Người Cha Điên (Abbé de Déraison) thời xưa. Điều này có nghĩa là tương quan của chúng ta với người chết đã tốt đẹp hơn trước. Chúng ta không còn cần phải chấp nhận một giai đoạn đảo lộn trật t xã hội vào mỗi cui năm. Chúng ta nhìn s chếtvới ít nhiều thiện cảm pha lẫn trịch thượng, và ch cần tặng cho nó những món quà, những đ chơi, tức nhữngbiểu tượng. Tuy nhiên, s suy giảm cường đ trong tương quan với s chết như thế, lại không làm suy giảm vai trò của nhân vật ch yếu trong tương quan này là ông già Noel. Ngược lại, tầm vóc của ông già Noel càng ngày càng gia tăng.. Vì sao ? Vì, qua s chết, chúng ta không còn s những th như ma qu v.v... nữa mà nhìn thẳngvào thực chất của nó, là một s mất mát. Chúng ta chăm sóc hình ảnh của ông già Noel, tốn công, tn của, duy trì niềm tin ấy trong tâm hồn con em mình, phải chăng vì chúng ta luôn ước vọng mình vẫn gi được niềm tinấy, như chúng ? Đó chính là niềm tin vào s trao tặng không cần đáp tr, vào s hiền hòa, t tế, không hậu ý, và vào những giây phút thần tiên trong đó ưu tư, đắng cay của cuộc sống được trút b. Biết rằng những ảovọng ấy ch là ảo vọng, nhưng khi đốt lên ngọn lửa kia nơi con em mình, chúng ta mong muốn chính mình cũng được ởi ấm. Khi làm cho con em chúng ta tin là các món quà của chúng đến t thế giới bên kia, chúng ta cũng thầm kín hiến dâng những món quà này cho Âm giới ... Quà Noel là một l vật, đ cầu mong một đời sống êm dịu, mà yếu t tiên quyết không gì khác hơn là: tránh được s chết.

Biểu tượng phiếm thần

Giáo Hội Công Giáo đã không lầm lẫn khi nhận ra nơi ông già Noel, đại diện mạnh m nhất của tôn giáo phiếmthần trong thời hiện đại. Salomon Reinach cho rằng khác biệt nổi bật giữa tôn giáo phiếm thần và Ky Tô giáo, là : tôn giáo phiếm thần cầu xin người chết trong khi Ky Tô giáo cầu nguyện cho người chết. Chúng ta đã nhận rõ mối dây nối liền người chết với các tr em được tặng quà mỗi cuối năm, những món quà được nói là đến t thế giới bên kia, với niềm hy vọng s tin tưởng ấy giúp chịu đựng đời sống hiện tại, góp phần cho niềm tin vào s sống, k c s sống bên kia thế giới.

Mặt khác, trên đường dài biến hóa, thay đổi, t v "vua" của l thần Saturne đã nói  trên, đến ông già Noel hiệnđại, một biến c gần như đã b lãng quên, nhưng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo Frazer, "vua" củaSaturnales, sau mùa l, liền b ha thiêu một cách long trọng đ tế l v thần. Giáo quyền Công Giáo, khi lạihỏa thiêu ông già Noel, hai ngàn năm sau, đã chứng minh s trường tồn của nhân vật này bằng cách tặng lại cho ông ta một đặc tính kế thừa t sương m dĩ vãng.

Nguyễn Hoài Vân - 12/1/2018

Tóm lược một bản văn của Claude Lévy Strauss

Chú thích :
(1) Bản gốc (tiếng Pháp) có th đọc  đây : ***
(2) Claude Lévy Strauss không ph nhận ảnh hưởng của Hoa K như một trong hai thế lực lãnh đạo thế giới sau Thế Chiến, nhưng ông cũng nhận xét là đa s người bình thường không biết là những gì h đang làm trong lGiáng Sinh đến t Hoa K.
(3) Niềm tin vào thánh Nicolas đưa đến các tập quán liên h tới lò sưởi, giày, v ... Chúng ta nhận thấy là thánh Nicolas, t một tu sĩ tr tuổi, tr thành ông già Noel, t một người có thật tr thành một huyền thoại, và nhữngnhân vật tương ứng, t biểu tượng thác loạn của tuổi tr tr thành hình ảnh hiền hòa của người lớn tuổi, t hành động khùng điên chống lại trật t của giới ph huynh, tr thành một nhân vật bịa đặt bởi giới ph huynh đ tưởngthưởng s vâng lời, ngoan ngoãn của tr em ... T thánh Nicolas đến ông già Noel, một nhân vật trung gian có thật, tr thành một bịa đặt, đồng thời với s đảo ngược chức năng.
(4) Một tập quán s dĩ tồn lưu là vì s trường tồn của chức năng cho ra nó. Người Da Đ Pueblo có những tậpquán tương t với người Âu Châu không do những lưu truyền qua lịch sử, mà vì chức năng đứng sau những tậpquán ấy, ph quát trong mọi xã hội
(5) Rise up, good wife, and be no’ swier (lazy)
     To deal your bread as long’s you’re here;
     The time will come when you’ll be dead,
     And neither want nor meal nor bread
(6) Người La Mã mừng ngày ấy như l "Thái Dương bất bại" (Sol Invictus). Rất nhiều dân tộc cũng mừng lMặt Trời vào giai đoạn này. Giáo Hội Công Giáo chọn k niệm lúc giáng sinh của đức Ky Tô vào đêm 24 tháng 12, đ thay thế các cuộc l phiếm thần trong Đế Quốc La Mã, bắt đầu t 17 tháng 12 và kéo dài 7 ngày.

(7) Trong xã hội hiện đại, cần nhận xét là giới tr, như một lớp tuổi, đã biến mất. L Noel không còn là sự giàn xếp giữa ba lớp tuổi : tr thơ, người tr và người trưởng thành. Ngày nay ch còn người lớn và tr thơ. Những hành vi điên r của giai đoạn tăm tối cuối năm đã đánh mất các tác nhân ca chúng, là giới tr. Như thiếu củi, ngọnlửa cuồng điên dần dần lịm tắt, đ ch còn hiện hữu vào lúc giao thừa, trong các phòng trà tửu quán, hay trên Time Square ...
__._,_.___

Comments

Popular posts from this blog