Ăn chậm dưỡng sinh, ăn nhanh ‘tổn thọ’
Inline images 1
Một nghiên cứu ở hơn 1.000 người trung niên cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá (béo phì, huyết áp cao, đường máu và cholesterol) cao gấp 5,5 lần so với những người ăn chậm.
Theo TS. Takayuki Yamaji, bác sỹ tim mạch tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản) kết quả của nghiên cứu 5 năm này (bắt đầu từ 2008) cho thấy 11,6% nhóm ăn nhanh đã mắc hội chứng chuyển hóa trong khi ở nhóm có tốc độ ăn bình thường là 6,5%, và chỉ 2,3% ở những người ăn chậm.
alt
Ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá cao gấp 5,5 lần so với những người ăn chậm.
 

Theo đó, 642 nam giới và 441 nữ giới ( tuổi trung bình là 51) đều khỏe mạnh khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. Họ được chia thành 3 nhóm theo nhận định của bản thân họ về tốc độ ăn uống là chậm, bình thường hay nhanh.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn chậm và cắn miếng nhỏ hơn giúp chúng ta có cảm giác đói ít hơn một giờ so với những người nuốt chửng thức ăn. Và những người ăn chậm cũng uống nhiều hơn nên nhanh no hơn.
Tiến sĩ Yamaji nói: “Khi mọi người ăn nhanh, họ sẽ không cảm thấy no và như thế, có thể sẽ ăn quá nhiều. Ăn nhanh khiến glucose tăng bất thường và có thể dẫn đến kháng insulin”.
Ăn chậm có chỗ nào tốt?
alt
Qua kiểm tra của điện não đồ, khi cơ nhai vận động, lượng máu trong não cũng tăng, tránh thiếu máu não. 

Nhai kỹ đối với tiêu hóa mà nói, quan trọng vô cùng. Bởi vì nó có thể thông qua mùi vị của thức ăn truyền dẫn tín hiệu đến dạ dày ruột, thông tin cho chúng biết có những chất béo, đạm và carbohydrate nào đang trên đường, như vậy ruột sẽ chuẩn bị enzym tương ứng để nghênh tiếp đồng thời phân giải chúng.
Quá trình này, không chỉ để hấp thụ dinh dưỡng từ trong thực phẩm, mà còn là để đảm bảo chắc chắn thức ăn không bị đình trệ tại chỗ cũ, để tránh những thức ăn đọng lại sau khi thối rữa sinh ra khí, đồng thời dẫn tới những phiền phức như táo bón, tiêu chảy và chứng không dung nạp thức ăn (chán ăn)…
Qua kiểm tra của điện não đồ, khi cơ nhai vận động, lượng máu trong não cũng tăng, tránh thiếu máu não, đồng thời còn giúp phòng chống căn bệnh Azheimer’s Disease. Nhất là người lớn tuổi, nên siêng nhai thức ăn. Có hàm răng khỏe, cần tranh thủ ăn những thứ cần độ nhai, giúp tăng lưu lượng máu trong não, qua đó tránh được bệnh tật.
Một nghiên cứu trước đây của các chuyên gia thuộc Trường Đại học North Carolina đã phát hiện ra rằng “ăn uống có tâm” tức là thưởng thức từng miếng ngon, tập trung vào mùi vị và “ăn uống có chủ đích” giúp chúng ta giảm trọng lượng gấp 6 lần so với những người nhịn ăn để cố giảm cân.
Họ đã phát hiện ra rằng tuân theo quy tắc “ăn uống có tâm” này, những người thừa cân đã giảm được 1,9kg trong 15 tuần trong khi những người nhịn ăn để giảm cân chỉ giảm được 0,2kg.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích tắt tivi vào bữa tối và không ăn trưa tại bàn làm việc.
Ăn chậm nhai kỹ
Nhiều người ví miệng như cái bao tử đầu tiên, nơi đây, thực phẩm đi qua chặng đầu của quá trình tiêu hóa trước khi được đưa xuống bao tử thứ hai. Nếu bạn không để cho bao tử đầu tiên làm việc, bao tử thứ hai phải lãnh hết mọi trách nhiệm nặng nề, và trở nên suy yếu sau vài mươi năm lao tác. Không những thế, thức ăn không qua “cửa ải” thứ nhất sẽ trở thành một thứ phá hoại khi nó vào đến dạ dày.
Do đó, hãy ăn chậm, nhai kỹ khoảng 30 lần trước khi nuốt xuống là bước quan trọng đầu tiên để làm cho thức ăn nhuyễn giúp tiêu hóa dễ dàng. Khi ăn bất cứ thứ gì, thì nó cần phải được tiêu hóa trong miệng trước khi tiêu hóa trong dạ dày.
Những thức ăn có nhiều protein như thịt, cá, gà thì không cần phải nhai nhiều như những thức ăn từ bột. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên nhai cho nhuyễn. Nếu thức ăn càng được nhai kỹ thì tính dinh dưỡng của nó càng gia tăng.
Hãy thử nhai cơm 30 lần cho nhuyễn, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt của cơm. Điều này có nghĩa là nếu bạn biết nhai kỹ thức ăn thì lượng thức ăn mà bạn cần sẽ giảm đi phân nửa.
Không những thế, nhai kỹ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Các nhà y học Nhật Bản cho rằng: nhai kỹ trong 30 giây sẽ khiến các độc tố gây bệnh ung thư mất tác dụng gây bệnh. Đây có thể chính là tác dụng của nước bọt.
Cao Sơn

Comments

Popular posts from this blog